Giải SBT Toán 7 trang 56 Tập 2 Cánh diều

Với Giải sách bài tập Toán 7 trang 56 Tập 2 trong Bài tập cuối chương 6 SBT Toán 7 Tập 2 Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Toán 7 trang 56.

Giải SBT Toán 7 trang 56 Tập 2 Cánh diều

Bài 57 trang 56 sách bài tập Toán lớp 7 Tập 2: Tính:

a) (– 4x3 – 13x2 + 2x5) + (13x2 + 2x3 – 12x – 1);

b) (12x6 – 11x2 + 3x3 + 9) – (13x6 + 2x3 – 11x2 – 11x);

c) (8x3 – x2 + 1)(x2 – 1);

d) (8x3 + 6x2 + 3x + 1) : (2x + 1).

Quảng cáo

Lời giải:

a) (– 4x3 – 13x2 + 2x5) + (13x2 + 2x3 – 12x – 1)

= – 4x3 – 13x2 + 2x5 + 13x2 + 2x3 – 12x – 1

= 2x5 + (– 4x3 + 2x3) + (– 13x2 + 13x2) – 12x – 1

= 2x5 – 2x3 – 12x – 1.

b) (12x6 – 11x2 + 3x3 + 9) – (13x6 + 2x3 – 11x2 – 11x)

= 12x6 – 11x2 + 3x3 + 9 – 13x6 – 2x3 + 11x2 + 11x

= (12x6 – 13x6) + (3x3 – 2x3) + (– 11x2 + 11x2) + 11x + 9

= – x6 + x3 + 11x + 9.

c) (8x3 – x2 + 1)(x2 – 1)

= 8x3 . (x2 – 1) – x2 . (x2 – 1) + (x2 – 1)

= 8x5 – 8x3 – x4 + x2 + x2 – 1

= 8x5 – x4 – 8x3 + 2x2 – 1.

d) (8x3 + 6x2 + 3x + 1) : (2x + 1)

Ta thực hiện đặt tính chia đa thức như sau:

Tính: (– 4x^3 – 13x^2 + 2x^5) + (13x^2 + 2x^3 – 12x – 1)

Vậy (8x3 + 6x2 + 3x + 1) : (2x + 1) = 4x2 + x + 1.

Bài 58 trang 56 sách bài tập Toán lớp 7 Tập 2: Tìm đa thức C(x) sao cho A(x) – C(x) = B(x), biết:

a) A(x) = x3 + x2 + x – 2, B(x) = 9 – 2x + 11x3 + x4.

b) A(x) = – 12x5 + 2x3 – 2, B(x) = 9 – 2x – 11x2 + 2x3 – 11x5.

Quảng cáo

Lời giải:

Ta có A(x) – C(x) = B(x)

Suy ra C(x) = A(x) – B(x)

a) Với A(x) = x3 + x2 + x – 2, B(x) = 9 – 2x + 11x3 + x4 ta có:

C(x) = (x3 + x2 + x – 2) – (9 – 2x + 11x3 + x4)

= x3 + x2 + x – 2 – 9 + 2x – 11x3 – x4

= – x4 + (x3 – 11x3) + x2 + (x + 2x) – 2 – 9

= – x4 – 10x3 + x2 + 3x – 11.

b) Với A(x) = –12x5 + 2x3 – 2, B(x) = 9 – 2x – 11x2 + 2x3 – 11x5 ta có:

C(x) = (– 12x5 + 2x3 – 2) – (9 – 2x – 11x2 + 2x3 – 11x5)

= – 12x5 + 2x3 – 2 – 9 + 2x + 11x2 – 2x3 + 11x5

= (– 12x5 + 11x5) + (2x3 – 2x3) + 11x2 + 2x – 2 – 9

= – x5 + 11x2 + 2x – 11.

Bài 59 trang 56 sách bài tập Toán lớp 7 Tập 2: Tìm đa thức Q(x) sao cho P(x).Q(x) = R(x), biết:

a) P(x) = x – 2, R(x) = –x3 + 8;

b) P(x) = x2 – 3x + 2, R(x) = 10 – 13x + 2x2 + x3.

Quảng cáo

Lời giải:

Ta có P(x).Q(x) = R(x)

Suy ra Q(x) = R(x) : P(x).

a) Với P(x) = x – 2, R(x) = –x3 + 8 ta có:

Q(x) = (–x3 + 8) : (x – 2)

Ta thực hiện đặt tính chia đa thức như sau:

Tìm đa thức Q(x) sao cho P(x).Q(x) = R(x), biết: P(x) = x – 2, R(x) = –x^3 + 8

Khi đó Q(x) = (–x3 + 8) : (x – 2) = – x2 – 2x – 4.

Vậy Q(x) = – x2 – 2x – 4.

b) Với P(x) = x2 – 3x + 2, R(x) = 10 – 13x + 2x2 + x3 ta có:

Q(x) = (10 – 13x + 2x2 + x3) : (x2 – 3x + 2)

= (x3 + 2x2 – 13x + 10) : (x2 – 3x + 2)

Ta thực hiện đặt tính chia đa thức như sau:

Tìm đa thức Q(x) sao cho P(x).Q(x) = R(x), biết: P(x) = x – 2, R(x) = –x^3 + 8

Khi đó Q(x) = (x3 + 2x2 – 13x + 10) : (x2 – 3x + 2) = x + 5.

Vậy Q(x) = x + 5.

Bài 60 trang 56 sách bài tập Toán lớp 7 Tập 2: Tìm hệ số a sao cho đa thức G(x) = x4 + x2 + a chia hết cho đa thức M(x) = x2 – x + 1.

Quảng cáo

Lời giải:

Ta thực hiện đặt tính chia đa thức như sau:

Tìm hệ số a sao cho đa thức G(x) = x^4 + x^2 + a chia hết cho đa thức M(x) = x^2 – x + 1

Do đó G(x) : M(x) = x2 + x + 1 (dư a – 1).

Để đa thức G(x) chia hết cho đa thức M(x) thì số dư phải bằng 0.

Tức là a – 1 = 0, hay a = 1.

Vậy a = 1 thì đa thức G(x) = x4 + x2 + a chia hết cho đa thức M(x) = x2 – x + 1.

Bài 61 trang 56 sách bài tập Toán lớp 7 Tập 2: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?

a) x = 2 và x = –3 là nghiệm của đa thức P(x) = x2 – 5x + 6.

b) Đa thức bậc bốn luôn có nhiều hơn bốn nghiệm.

c) Mỗi phần tử của tập hợp {0; 1; –1} là nghiệm của đa thức P(x) = x3 – x.

Lời giải:

a) Xét đa thức P(x) = x2 – 5x + 6.

• Tại x = 2 ta có:

P(2) = 22 – 5 . 2 + 6 = 4 – 10 + 6 = 0.

Do đó x = 2 là một nghiệm của đa thức P(x).

• Tại x = –3 ta có:

P(–3) = (–3)2 – 5 . (–3) + 6 = 9 + 15 + 6 = 30.

Do đó x = –3 không là nghiệm của đa thức P(x).

Vậy phát biểu a) là sai.

b) Đa thức bậc bốn có nhiều nhất là bốn nghiệm. Do đó phát biểu b) là sai.

c) Xét đa thức P(x) = x3 – x.

• Tại x = 0 ta có:

P(0) = 03 – 0 = 0.

Do đó x = 0 là một nghiệm của đa thức P(x).

• Tại x = 1 ta có:

P(1) = 13 – 1 = 0.

Do đó x = 1 là một nghiệm của đa thức P(x).

• Tại x = –1 ta có:

P(–1) = (–1)3 – (–1) = –1 + 1 = 0.

Do đó x = –1là một nghiệm của đa thức P(x).

Vậy phát biểu c) là đúng.

Bài 62 trang 56 sách bài tập Toán lớp 7 Tập 2: Cho đa thức P(x) = ax4 + bx3 + cx2 + dx + e (a ≠ 0) với a + b + c + d + e = 0. Chứng tỏ rằng x = 1 là nghiệm của đa thức P(x).

Lời giải:

Xét đa thức P(x) = ax4 + bx3 + cx2 + dx + e (a ≠ 0).

Tại x = 1 ta có:

P(1) = a . 14 + b . 13 + c . 12 + d . 1 + e

= a + b + c + d + e

= 0 (do a + b + c + d + e = 0).

Do đó x = 1 là nghiệm của đa thức P(x).

Vậy x = 1 là nghiệm của đa thức P(x).

Bài 63 trang 56 sách bài tập Toán lớp 7 Tập 2: Cho đa thức Q(x) = ax2 + bx + c (a ≠ 0). Chứng minh rằng nếu Q(x) nhận 1 và –1 là nghiệm thì a và c là hai số đối nhau.

Lời giải:

Xét đa thức Q(x) = ax2 + bx + c (a ≠ 0).

• Tại x = 1 ta có:

Q(1) = a . 12 + b . 1 + c = a + b + c.

Theo bài Q(x) nhận 1 là nghiệm nên Q(1) = 0.

Do đó a + b + c = 0 (1).

• Tại x = –1 ta có:

Q(–1) = a . (–1)2 + b . (–1) + c = a – b + c.

Theo bài Q(x) nhận –1 là nghiệm nên Q(–1) = 0.

Do đó a – b + c = 0 (2)

• Cộng vế theo vế của (1) và (2) ta được:

(a + b + c) + (a – b + c) = 0

a + b + c + a – b + c = 0

2a + 2c = 0

a + c = 0

a = – c.

Do đó a và c là hai số đối nhau.

Vậy a và c là hai số đối nhau.

Bài 64 trang 56 sách bài tập Toán lớp 7 Tập 2: Một cửa hàng bán hoa sau khi tăng giá 50 nghìn đồng mỗi chậu hoa so với giá bán ban đầu là 3x (nghìn đồng) thì số tiền thu được là 3x2 + 53x + 50 (nghìn đồng). Tính số chậu hoa mà cửa hàng đã bán theo x.

Lời giải:

Giá một chậu hoa sau khi tăng giá 50 nghìn đồng mỗi chậu so với giá bán ban đầu là 3x (nghìn đồng) là: 3x + 50 (nghìn đồng).

Số chậu hoa mà cửa hàng đã bán được là thương của phép chia đa thức:

(3x2 + 53x + 50) : (3x + 50).

Ta thực hiện đặt tính chia đa thức như sau:

Một cửa hàng bán hoa sau khi tăng giá 50 nghìn đồng mỗi chậu hoa so với giá bán ban đầu là 3x

Khi đó ta có (3x2 + 53x + 50) : (3x + 50) = x + 1.

Vậy số chậu hoa mà cửa hàng đã bán là x + 1 (chậu hoa).

Bài 65 trang 56 sách bài tập Toán lớp 7 Tập 2: Tháng 5 năm 2019, nhiều đại biểu trên cả nước đã “hội quân” trên một tàu kiểm ngư rời cảng biển quốc tế Cam Ranh để bắt đầu hải trình nối tình yêu đất liền với biển đảo Trường Sa. Do thời tiết xấu, tàu kiểm ngư đã giảm 15% tốc độ so với tốc độ đã định. Giả sử tốc độ đã định của tàu kiểm ngư là x hải lí/giờ. Viết biểu thức biểu thị số hải lí mà tàu kiểm ngư đã đi với số thời gian:

a) 1 giờ;

b) 4 giờ;

c) y giờ.

Lời giải:

Tốc độ thực tế tàu kiểm như đã đi bằng 100% – 15% = 85% so với tốc độ đã định và bằng 85%.x = 0,85x (hải lí/giờ).

a) Biểu thức biểu thị số hải lí mà tàu kiểm ngư đã đi trong 1 giờ là:

0,85x . 1 = 0,85x (hải lí).

b) Biểu thức biểu thị số hải lí mà tàu kiểm ngư đã đi trong 4 giờ là:

0,85x . 4 = 3,4x (hải lí).

c) Biểu thức biểu thị số hải lí mà tàu kiểm ngư đã đi trong 1 giờ là:

0,85x . y = 0,85xy (hải lí).

Lời giải Sách bài tập Toán lớp 7 Bài tập cuối chương 6 Cánh diều hay khác:

Xem thêm lời giải Sách bài tập Toán lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải SBT Toán 7 được biên soạn bám sát Sách bài tập Toán lớp 7 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên