Giải SBT Toán 7 trang 81 Tập 2 Cánh diều

Với Giải sách bài tập Toán 7 trang 81 Tập 2 trong Bài 6: Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc - cạnh - góc SBT Toán 7 Tập 2 Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Toán 7 trang 81.

Giải SBT Toán 7 trang 81 Tập 2 Cánh diều

Bài 37 trang 81 sách bài tập Toán lớp 7 Tập 2: Nêu thêm một điều kiện để hai tam giác trong mỗi hình 31a, 31b, 31c, 31d là hai tam giác bằng nhau theo trường hợp góc – cạnh – góc.

Nêu thêm một điều kiện để hai tam giác trong mỗi hình 31a, 31b, 31c, 31d là hai tam giác

a) ∆CAB = ∆DBA (Hình 31a).

b) ∆NRQ = ∆RNP (Hình 31b).

c) ∆OAC = ∆OBD (Hình 31c).

d) ∆SRQ = ∆IKH (Hình 31d).

Quảng cáo

Lời giải:

a)

Nêu thêm một điều kiện để hai tam giác trong mỗi hình 31a, 31b, 31c, 31d là hai tam giác

Để ∆CAB = ∆DBA theo trường hợp góc – cạnh – góc thì một cạnh và hai góc kề của tam giác này bằng một cạnh và hai góc kề của tam giác kia.

Mà hai tam giác trên có cạnh AB là cạnh chung và CAB^=DBA^=90° .

Mặt khác, trong ∆CAB thì cạnh AB có hai góc kề là CAB^ABC^ ;

Trong ∆DBA thì cạnh AB có hai góc kề là DBA^BAD^ .

Do đó điều kiện còn lại là điều kiện về góc, đó là ABC^=BAD^ .

Vậy Hình 31a cần thêm điều kiện ABC^=BAD^.

b)

Nêu thêm một điều kiện để hai tam giác trong mỗi hình 31a, 31b, 31c, 31d là hai tam giác

Để∆NRQ = ∆RNP theo trường hợp góc – cạnh – góc thì một cạnh và hai góc kề của tam giác này bằng một cạnh và hai góc kề của tam giác kia.

Mà hai tam giác trên có cạnh NR là cạnh chung và PNR^=QRN^ =40° .

Mặt khác, trong ∆NRQ, cạnh NR có hai góc kề là PNR^PRN^ ;

Trong ∆RNP, cạnh NR có hai góc kề là QRN^QNR^ .

Do đó điều kiện còn lại là điều kiện về góc, đó là PRN^=QNR^.

Vậy Hình 31b cần thêm điều kiện PRN^=QNR^.

c)

Nêu thêm một điều kiện để hai tam giác trong mỗi hình 31a, 31b, 31c, 31d là hai tam giác

Để∆OAC = ∆OBD theo trường hợp góc – cạnh – góc thì một cạnh và hai góc kề của tam giác này bằng một cạnh và hai góc kề của tam giác kia.

Mà hai tam giác trên có OA = OB và O^ là góc chung.

Mặt khác, trong ∆OAC, cạnh OA có hai góc kề là O^OAC^ ;

Trong ∆OBD, cạnh OB có hai góc kề là O^OBD^ .

Do đó điều kiện còn lại là điều kiện về góc, đó là OAC^=OBD^ .

Vậy Hình 31c cần thêm điều kiện OAC^=OBD^ .

d)

Nêu thêm một điều kiện để hai tam giác trong mỗi hình 31a, 31b, 31c, 31d là hai tam giác

Để∆SRQ = ∆IKH theo trường hợp góc – cạnh – góc thì một cạnh và hai góc kề của tam giác này bằng một cạnh và hai góc kề của tam giác kia.

Mà hai tam giác này có Q^=H^ =50°S^=I^ =100°

Mặt khác, trong ∆SRQ, Q^S^ là hai góc kề của cạnh QS;

Trong ∆IKH, H^I^ là hai góc kề của cạnh HI.

Do đó điều kiện còn lại là điều kiện về cạnh, đó là QS = HI.

Vậy Hình 31d cần thêm điều kiện QS = HI.

Bài 38 trang 81 sách bài tập Toán lớp 7 Tập 2: Cho ∆ABC = ∆A’B’C’. Vẽ AH vuông góc với BC tại H, A’H’ vuông góc với B’C’ tại H’. Chứng minh AH = A’H’.

Quảng cáo

Lời giải:

Cho tam giác ABC = tam giác A’B’C’. Vẽ AH vuông góc với BC tại H, A’H’ vuông góc với B’C’ tại H’

Do ∆ABC = ∆A’B’C’ (giả thiết)

Nên AB = A’B’ (hai cạnh tương ứng) và (hai góc tương ứng).

Xét ∆ABH và ∆AB’H’ có:

AHB^=A'H'B'^=90°,

AB = A’B’ (chứng minh trên),

ABH^=A'B'H'^ (do ABC^=A'B'C'^ )

Suy ra ∆ABH = ∆A’B’H’ (cạnh huyền – góc nhọn).

Do đó AH = A’H’ (hai cạnh tương ứng).

Vậy AH = A’H’.

Bài 39 trang 81 sách bài tập Toán lớp 7 Tập 2: Cho tam giác ABC có AB = AC. Gọi D là trung điểm của BC. Vẽ CM vuông góc với AB tại M, BN vuông góc với AC tại N. Chứng minh AM = AN.

Quảng cáo

Lời giải:

Cho tam giác ABC có AB = AC. Gọi D là trung điểm của BC. Vẽ CM vuông góc với AB tại M

Xét ∆ABD và ∆ACD có:

AB = AC (giả thiết),

BD = CD (do D là trung điểm của BC),

AD là cạnh chung

Do đó ∆ABD = ∆ACD (c.c.c).

Suy ra ABD^=ACD^ hay MBC^=NCB^ .

Xét ∆BMC và ∆CNB có:

BMC^=CNB^=90°,

BC là cạnh chung,

MBC^=NCB^ (chứng minh trên),

Do đó ∆BMC và ∆CNB (cạnh huyền – góc nhọn).

Suy ra BM = CN (hai cạnh tương ứng).

Ta có AB = AM + MB, AC = AN + NC.

Mà AB = AC, BM = CN.

Suy ra AM = AN.

Vậy AM = AN.

Bài 40 trang 81 sách bài tập Toán lớp 7 Tập 2: Cho Hình 32BAC^=90° , AH vuông góc với BC tại H, xAB^=BAH^ , Ay là tia đối của tia Ax. BD và CE vuông góc với xy lần lượt tại D và E. Chứng minh:

a) AC là tia phân giác của góc Hay;

b) BD + CE = BC;

c) DH vuông góc với HE.

Cho Hình 32 có góc BAC = 90 độ, AH vuông góc với BC tại H, góc xAB = góc BAH, Ay là tia đối của tia Ax

Quảng cáo

Lời giải:

Cho Hình 32 có góc BAC = 90 độ, AH vuông góc với BC tại H, góc xAB = góc BAH, Ay là tia đối của tia Ax

a) •Ta có xAy^=xAB^+BAC^+CAy^

Hay 180°=xAB^+90°+CAy^

Suy ra CAy^=90°xAB^

•Ta có BAH^+CAH^=BAC^=90°

Nên CAH^=90°BAH^

xAB^=BAH^(giả thiết)

Suy ra CAH^=CAy^

Do đó AC là tia phân giác của HAy^

Vậy AC là tia phân giác của HAy^ .

b)• Xét ∆ABD và ∆ABH có:

ADB^=AHB^=90°,

AB là cạnh chung,

DAB^=HAB^ (giả thiết),

Do đó ∆ABD = ∆ABH (cạnh huyền – góc nhọn).

Suy ra BD = BH , AD = AH (các cặp cạnh tương ứng).

• Xét ∆ACE và ∆ACH có:

AEC^=AHC^=90°,

AC là cạnh chung,

CAH^=CAE^ (chứng minh câu a),

Do đó ∆ACE = ∆ACH (cạnh huyền – góc nhọn).

Suy ra CE = CH, AE = AH (các cặp cạnh tương ứng).

•Ta có BC = BH + CH

Mà BD = BH, CE = CH.

Do đó BC = BD + CE.

Vậy BC = BD + CE.

c) Gọi I là giao điểm của AB và DH, K là giao điểm của EH và AC.

• Xét ∆ADI và ∆AHI có:

AD = AH (chứng minh câu b),

DAI^=HAI^ (do xAB^=BAH^ ),

AI là cạnh chung.

Do đó ∆ADI = ∆AHI (c.g.c).

Suy ra ADI^=AHI^ (hai góc tương ứng).

Hay ADH^=AHD^ .

• Xét ∆AHK và ∆AEK có:

AH = AE (chứng minh câu b),

HAK^=EAK^ (do HAC^=EAC^ ),

AK là cạnh chung

Do đó ∆AHK = ∆AEK (c.g.c)

Suy ra AHK^=AEK^ (hai góc tương ứng).

Hay AHE^=AEH^ .

Xét ∆ADH có: ADH^+AHD^+HAD^=180° (tổng ba góc của một tam giác).

ADH^=AHD^ nên AHD^=180°HAD^2

Xét ∆AEH có: AEH^+AHE^+HAE^=180° (tổng ba góc của một tam giác)

AHE^=AEH^ nên AHE^=180°HAE^2

Ta có

DHE^=AHD^+AHE^=180°HAD^2+180°HAE^2

=360°HAD^+HAE^2=360°180°2=90°

Suy ra DH ⊥ HE.

Vậy DH ⊥ HE.

Bài 41 trang 81 sách bài tập Toán lớp 7 Tập 2: Cho tam giác ABC có ba góc đều nhọn và A^=60°.Tia phân giác của góc ABC cắt AC tại D, tia phân giác của góc ACB cắt AB tại E. BD cắt CE tại I. Tia phân giác của góc BIC cắt BC tại F. Chứng minh:

a) BIC^=120°;

b) ∆BEI = ∆BFI;

c) BC = BE + CD.

Lời giải:

Cho tam giác ABC có ba góc đều nhọn và góc A = 60 độ. Tia phân giác của góc ABC cắt AC tại D

a) Vì BD là phân giác của góc ABC nên ABD^=CBD^=ABC^2.

Vì CE là phân giác của góc ACB nên ACE^=ECB^=ACB^2.

Xét ∆ABC có: A^+ABC^+ACB^=180° (tổng ba góc của một tam giác)

Suy ra ABC^+ACB^=180°A^=180°60°=120°

Xét ∆IBC có: BIC^+IBC^+ICB^=180° (tổng ba góc của một tam giác)

Hay BIC^+ABC^2+ACB^2=180°

Suy ra BIC^=180°ABC^+ACB^2=180°120°2=120°

Vậy BIC^=120°.

b) Vì IF là phân giác của góc BIC nên BIF^=CIF^=BIC^2=120°2=60°

Ta có BIC^+BIE^=180° (hai góc kề bù)

Suy ra BIE^=180°BIC^=180°120°=60°

Xét ∆BEI và ∆BFI có:

EBI^=FBI^ (chứng minh câu a),

BI là cạnh chung,

EIB^=FIB^ (cùng bằng 60°),

Do đó ∆BEI = ∆BFI (g.c.g).

Vậy ∆BEI = ∆BFI.

c) Do ∆BEI = ∆BFI (câu b) nên BE = BF (hai cạnh tương ứng).

Ta có BIC^+CID^=180° (hai góc kề bù)

Suy ra CID^=180°BIC^=180°120°=60°.

Xét ∆CFI và ∆CDI có:

FCI^=DCI^ (chứng minh câu a),

CI là cạnh chung,

CIF^=CID^ (cùng bằng 60°),

Suy ra ∆CFI = ∆CDI (g.c.g).

Do đó CF = CD (hai cạnh tương ứng).

Ta có: BC = BF + FC = BE + CD.

Vậy BC = BE + CD.

Bài 42 trang 81 sách bài tập Toán lớp 7 Tập 2: Cho tam giác ABC có A^=90°, M là trung điểm của BC. Chứng minh BC = 2AM.

Cho tam giác ABC có góc A = 90 độ, M là trung điểm của BC. Chứng minh BC = 2AM

Lời giải:

Qua C kẻ đường thẳng d song song với AB, d cắt AM tại N.

Suy ra ABC^=BCN^ (hai góc so le trong).

Ta có BA ⊥ AC, d // AB.

Suy ra d ⊥ AC hay NCA^=90°.

Xét ∆MBA và ∆MCN có:

BM = CM (vì M là trung điểm của BC),

M^1=M^2 (hai góc đối đỉnh),

ABC^=NCB^ (chứng minh trên)

Do đó ∆MBA = ∆MCN (g.c.g).

Suy ra AB = CN và AM = NM (các cặp cạnh tương ứng).

Xét ∆BAC và ∆NCA có:

AC là cạnh chung,

BAC^=NCA^ (cùng bằng 90o),

AB = NC (chứng minh trên)

Do đó ∆BAC = ∆NCA (c.g.c)

Suy ra BC = NA (hai cạnh tương ứng).

Mà AM = MN, AN = AM + MN = 2AM.

Nên BC = AN = 2AM.

Vậy 2AM = BC.

Xem thêm lời giải Sách bài tập Toán lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải SBT Toán 7 được biên soạn bám sát Sách bài tập Toán lớp 7 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên