Giải SBT Vật lí 10 trang 28 Cánh diều

Với Giải SBT Vật lí 10 trang 28 trong Chủ đề 2: Lực và chuyển động Sách bài tập Vật lí lớp 10 Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Vật lí 10 trang 28.

Giải SBT Vật lí 10 trang 28 Cánh diều

Bài 2.40 trang 28 sách bài tập Vật lí 10: Khối lượng riêng của thép là 7 850 kg/m3. Một quả cầu thép bán kính 0,150 m có khối lượng 80,90 kg. Cho biết công thức tính thể tích của khối cầu là V=43πr3 . Chứng tỏ rằng quả cầu này rỗng và tính thể tích phần rỗng.

Quảng cáo

Lời giải:

Thể tích quả cầu:

V=43πr3=43π.0,1503=0,014m3

Nếu quả cầu thép đặc thì sẽ có khối lượng:

m=ρ.D=7850.0,014=109,9kg

Giá trị này lớn hơn khối lượng của quả cầu nên quả cầu rỗng.

Phần rỗng có khối lượng:

mr=109,980,90=29kg

Do đó, thể tích phần rỗng của quả cầu là:

Vr=mrρ=297850=0,004m3

Bài 2.41 trang 28 sách bài tập Vật lí 10: Một chiếc ghế trọng lượng 80 N có bốn chân, diện tích mỗi chân 10 cm2. Tính áp suất do ghế tác dụng lên sàn.

Quảng cáo


Lời giải:

Diện tích bị ép của mặt sàn:

S=4.10.104=40.104m2

Áp suất do ghế tác dụng lên sàn:

p=FS=8040.104=20000N/m2

Bài 2.42 trang 28 sách bài tập Vật lí 10: Đáy một tàu thủy bị thủng ở độ sâu 1,2 m. Người ta tạm sửa bằng cách đặt một miếng vá áp vào lỗ thủng từ phía trong. Biết lỗ thủng rộng 200cm2 và khối lượng riêng của nước là . Lực tối thiểu bằng bao nhiêu để được giữ miếng vá? Lấy g = 10 m/s2.

Quảng cáo

Lời giải:

Áp suất lên miếng vá ở độ sâu 1,2m là

p=po+ρ.g.h=po+1000.10.1,2=po+12000Pa

Do trong tàu cũng có áp suất khí quyển p0 nên để giữ được miếng vá từ phía trong, thì lực tối thiểu bằng áp lực của nước lên miếng vá:

F=ρ.g.h.S=12000.200.104=240N

Bài 2.43 trang 28 sách bài tập Vật lí 10: Vì sao càng lên cao, áp suất khí quyển càng giảm?

Quảng cáo

Lời giải:

Càng lên cao, mật độ khí quyển càng giảm, lực hút của Trái Đất lên các phân tử khí càng giảm và bề dày của khí quyển tính từ điểm đo áp suất càng giảm nên áp suất khí quyển càng giảm.

Bài 2.44 trang 28 sách bài tập Vật lí 10: Một khối lập phương có cạnh 0,20 m nổi trên mặt nước như hình 2.8, phần chìm dưới nước cao 0,15 m. Khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3.

Một khối lập phương có cạnh 0,20 m nổi trên mặt nước như hình 2.8, phần chìm dưới nước cao 0,15 m

a. Tính chênh lệch áp suất tác dụng lên mặt đáy và mặt trên của khối lập phương.

b. Tính lực đẩy lên khối lập phương do chênh lệch áp suất này gây ra. Lực này chính là lực đẩy Archimedes của nước lên khối lập phương. Cách tính lực đẩy của nước lên khối lập phương có gì khác nếu cả khối nằm trong nước?

c. Giải thích tại sao nếu khối lập phương là vật đặc đồng chất thì có thể xác định được chất liệu của nó qua thí nghiệm này.

Lời giải:

a. Do mặt trên của khối lập phương không nằm trong nước, không chịu tác dụng của áp suất nước nên chênh lệch áp suất tác dụng lên mặt đáy và mặt trên của khối lập là:

Δp=ρ.g.Δh=1000.10.0,15=1500Pa

b. Lực đẩy của nước lên đáy của khối lập phương:

F=Δp.S=1500.0,20.0,20=60N

Nếu cả khối lập phương nằm trong nước thì lực đẩy của nước lên khối lập phương là hợp lực của áp lực lên mặt đáy và lên mặt trên của khối. Vì áp suất của nước lên đáy lớn hơn lên mặt trên nên hợp lực có chiều đẩy khối lập phương lên.

c. Khối lập phương chịu tác dụng của trọng lực và lực đẩy Archimedes của nước. Vì vật nằm yên trên mặt thoáng nên hai lực này là hai lực cân bằng, ta có:

F = P = 60 N

Nếu khối lập phương là vật đặc đồng chất thì trọng lượng của vật được tính qua khối lượng riêng của chất liệu: P=ρvgV

Do đó, ta có thể tính được ρv tức là xác định được chất liệu của khối lập phương.

Bài 2.45 trang 28 sách bài tập Vật lí 10: Một bình chữ U chứa các chất lỏng A và B không hòa tan, không phản ứng với nhau sẽ có trạng thái ổn định như hình 2.9. Thước đo gắn với bình có đơn vị đo là cm.

Một bình chữ U chứa các chất lỏng A và B không hòa tan, không phản ứng với nhau

a. Nhận xét về áp suất tại các điểm thuộc hai nhánh ống nhưng đều ở mực chất lỏng L?

b. So sánh khối lượng riêng của hai chất lỏng A và B.

Lời giải:

Một bình chữ U chứa các chất lỏng A và B không hòa tan, không phản ứng với nhau

a. Áp suất của chất lỏng A ở nhánh bên phải bằng tổng áp suất của chất lỏng B và một phần chất lỏng A ở nhánh bên trái.

b. Xét các điểm thuộc hai nhánh ống nằm ở mực chất lỏng M như hình 2.45G sẽ có cùng áp suất, tức là: ρB.g.hB=ρA.g.hA

ρAρB=hBhA=5060=56

Bài 2.46 trang 28 sách bài tập Vật lí 10: Hai lực có độ lớn lần lượt là 6N và 8N. Độ lớn hợp lực của hai lực này có thể

A. nhỏ hơn 6 N.

B. lớn hơn 8 N.

C. nhận giá trị bất kì.

D. nhận giá trị trong khoảng từ 2 N đến 14 N.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Độ lớn hợp lực thỏa mãn: F1F1FF1+F2

Lời giải sách bài tập Vật lí lớp 10 Chủ đề 2: Lực và chuyển động Cánh diều hay khác:

Xem thêm lời giải sách bài tập Vật lí lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên