Giải SBT Vật Lí 10 trang 46 Cánh diều

Với Giải SBT Vật Lí 10 trang 46 trong Chủ đề 5: Chuyển động tròn và biến dạng Sách bài tập Vật Lí lớp 10 Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Vật Lí 10 trang 46.

Giải SBT Vật Lí 10 trang 46 Cánh diều

Quảng cáo

Bài 5.3 trang 46 sách bài tập Vật Lí 10: Biết kim phút của đồng hồ treo tường có chiều dài a = 10,0 cm.

a. Tính độ dịch chuyển góc và quãng đường đi của điểm đầu kim phút trong khoảng thời gian t = 15,0 phút.

b. Biết tỉ số tốc độ của điểm đầu kim phút và tốc độ của điểm đầu kim giờ là 15,0. Tính chiều dài của kim giờ.

Lời giải:

a. Độ dịch chuyển góc của kim phút là:

θ=2π×tT=2πrad×15phut60phut=π2rad

Quãng đường đi của điểm đầu kim phút là:

s=θr=π2rad10,0cm15,7cm

b. Gọi tốc độ, tốc độ góc và chiều dài của kim phút và kim giờ lần lượt là v1,v2,ω1,ω2,r1,r2 theo giả thiết ta có:

Quảng cáo


v1v2=ω1r1ω2r2=15

ω1ω2=2πT12πT2=T2T1=121=12 vậy r1r2=v1ω1v2ω2=1512

r2=1215r1=1215.10=8cm

Bài 5.4 trang 46 sách bài tập Vật Lí 10: Một người xách một xô có nước và vung tay làm xô nước quay trong mặt phẳng thẳng đứng, theo một vòng tròn đường kính 1,8 m. Biết khối lượng xô và nước là 5,4 kg.

a. Tính tốc độ nhỏ nhất mà xô nước phải được quay để khi ở đỉnh hình tròn, đáy xô quay lên trên, miệng hướng xuống dưới mà nước vẫn ở trong xô.

b. Giả sử tốc độ không đổi, lực tác dụng lên tay của người đó khi xô nước ở dưới cùng của đường tròn là bao nhiêu?

Lời giải:

a. Nước trong xô chịu tác dụng của các lực P, N.

Quảng cáo

Một người xách một xô có nước và vung tay làm xô nước quay trong mặt phẳng (ảnh 2)

Theo định luật II Newton ta có:

P+ N=m.a

Nước trong xô chuyển động tròn, chọn chiều dương chiếu vào tâm ta có:

P + N = m.aht N = m.a­ht – P

Để nước không bị đổ ra ngoài thì

N0 mahtP0

ahtgv2rgv2gr

vmin=gr=9,8.0,92,97 m/s

b.

Một người xách một xô có nước và vung tay làm xô nước quay trong mặt phẳng (ảnh 3)

Quảng cáo

Theo định luật II Newton ta có:

P+ N=m.a

Chọn chiều dương chiếu vào tâm ta có:

N – P = m.aht

N = m.a­ht + P

Theo định luật III Newton lực tác dụng lên tay người đó có độ lớn bằng lực do tay người đó tác dụng lên xô nước: F = N = m.a­ht + P = m(g+v2r) Mà theo ý a, có: v=gr

F=2mg=25,4kg9,81ms2=105,9N106N

Bài 5.5 trang 46 sách bài tập Vật Lí 10: Coi Trái Đất là hình cầu có bán kính R = 6 400 km và quay quanh trục với chu kì 24,0 giờ. Tính gia tốc hướng tâm do Trái Đất chuyển động quay quanh trục gây ra cho một người đang đứng ở xích đạo và một người đứng ở vĩ tuyến 60,00.

Lời giải:

Tốc độ góc trong chuyển động quay của Trái Đất là:

ω=2πT=2π243600s=π43200rad/s

Coi Trái Đất là hình cầu có bán kính R = 6 400 km và quay quanh trục (ảnh 2)

Gia tốc hướng tâm của người đứng ở xích đạo là:

a1=ω2R=π43200rad/s26400000m0,034m/s2

Gia tốc hướng tâm của người ở vĩ tuyến 600 là:

a2=ω2Rcos60°=π43200rad/s26400000m120,017m/s2

Bài 5.6 trang 46 sách bài tập Vật Lí 10Ở hình 1.10b trang 112 sách giáo khoa Vật Lí 10, viên đá có khối lượng 200g, bán kính vòng quay là 40 cm. Sợi dây hợp với phương thẳng đứng góc 560.

a. Tìm lực căng dây.

b. Tính độ lớn vận tốc góc của viên đá.

Lời giải:

Ở hình 1.10b trang 112 sách giáo khoa Vật Lí 10, viên đá có khối lượng 200g (ảnh 2)

a. Dựa vào hình vẽ ta xác định được: Tcosθ=mg

T=0,200kg9,81ms2cos56°=3,5N

b. Fht=Tsinθ=3,5Nsin56°=2,9N

F=mω2rω2=2,90,200×0,40=36,25

ω6,0rads1

Bài 5.7 trang 46 sách bài tập Vật Lí 10: Ở một sân tập phẳng, rộng người lái xe đua phải thực hiện vòng chạy trên một đường tròn bán kính R = 121 m. Biết hệ số ma sát nghỉ cực đại giữa xe và mặt sân là 0,9.

Lấy g = 10,0 m/s2. Tốc độ lớn nhất mà xe có thể chạy là bao nhiêu để không bị trượt?

Lời giải:

Tốc độ cho phép ô tô để nó không bị trượt trên mặt sân phải thỏa mãn điều kiện:

mv2Rμmg

vμgR=0,9010,0m/s2121m=33m/s

Vậy tốc độ lớn nhất là 33 m/s.

Bài 5.8 trang 46 sách bài tập Vật Lí 10: Một người lái xe chữa cháy nhận lệnh đến một vụ cháy đặc biệt quan trọng. Đường nhanh nhất có thể đến đám cháy phải qua một chiếc cầu có dạng cung tròn với bán kính cong R = 50,0 m và cầu chỉ chịu được áp lực tối đa 60 000N. Xe chữa cháy có trọng lượng 200 000 N. Giả thiết chỉ có xe chữa cháy chuyển động tròn đều qua cầu thì cần điều khiển xe chạy với tốc độ như thế nào để cầu không bị quá tải?

Lời giải:

Một trong số những giải pháp dễ thực hiện đối với người lái xe đó là tăng tốc (từ dưới chân cầu) đến vận tốc cần thiết và điều khiển xe chuyển động tròn đều qua cầu với vận tốc v.

Một người lái xe chữa cháy nhận lệnh đến một vụ cháy đặc biệt quan trọng (ảnh 2)

Khi xe chuyển động tròn đều trên cầu, theo định luật II Newton tại mọi vị trí ta luôn có: mg+Q=ma

Chọn chiều dương (+) hướng vào tâm:

mgcosαQ=mv2R

Q=mgcosαmv2R

Theo định luật III Newton thì áp lực xe tác dụng lên cầu có độ lớn là:

N=Q=mgcosαmv2R

Vậy N lớn nhất khi α = 0 và giá trị đó không được vượt giới hạn áp lực cho phép của cầu.

Ta có: Pmv2RNmax

vPNmaxmR=200000N60000N2000050,0m

v18,7m/s67,3km/h

Lời giải SBT Vật Lí 10 Chủ đề 5: Chuyển động tròn và biến dạng Cánh diều hay khác:

Xem thêm lời giải Sách bài tập Vật Lí lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên