Soạn bài Viết bài làm văn số 2 ngắn nhất

Soạn bài Viết bài làm văn số 2 ngắn nhất năm 2021

A. Soạn bài Viết bài làm văn số 2 (ngắn nhất)

Đề 1(trang 53 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Cảm nghĩ của anh chị về giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh (trích Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác).

Dàn ý (mẫu 1)

Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Lê Hữu Trác và đoạn trích tiêu biểu Vào phủ chúa Trịnh

- Khái quát giá trị hiện thực đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh

Thân bài

1. Giải thích gtrị hiện thực là gì?

2. Giá trị hiện thực được biểu hiện trong đoạn trích

a. Phản ánh bức tranh hiện thực về quang cảnh nơi phủ chúa

- Quang cảnh nơi phủ chúa vô cùng sa hoa, giàu sang và thâm nghiêm, đây là quang cảnh thường thấy trong lịch sử bởi vua chúa là những người đứng đầu cai trị đất nước

b. Phản ánh hiện thực cuộc sống sinh hoạt nơi phủ chúa

- Cuộc sống sinh hoạt nơi phủ chúa được tác giả khắc họa chân thực phù hợp với cung cách sinh hoạt của vua chúa thời kì bấy giờ, đồng thời cho thấy được uy quyền và sự lộng hành của chúa Trịnh lấn át cả cung vua

3. Nét nghệ thuật thể hiện thành công giá trị hiện thực của đoạn trích

- Thể kí: ghi chép sự thật

- Ghi chép tỉ mỉ, chi tiết, chân thực sự việc

- Kết hợp ghi chép sự việc một cách chính xác với bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc

Kết bài

- Khẳng định giá trị hiện thực tiêu biểu của đoạn trích

Dàn ý (mẫu 2)

Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận (khẳng định đoạn trích mang giá trị hiện thực sâu sắc).

Thân bài:

Luận điểm 1: Trình bày khái niệm giá trị hiện thực của một tác phẩm văn học.

Luận điểm 2: Biểu hiện của giá trị hiện thực trong đoạn trích

   + Đoạn trích đã phô bày bức tranh cuộc sống xa hoa quá mức nơi phủ Chúa.

- Khung cảnh, bài trí trong phủ Chúa.

- Cung cách sinh hoạt nơi đây.

   + Đoạn trích còn đào sâu cho người đọc nhận ra bản chất của cuộc sống xa hoa giàu có ấy.

- Nơi ở của thế tử.

- Căn bệnh của thế tử.

   + Nghệ thuật khắc họa : tự sự kết hợp miêu tả chi tiết, giọng văn lạnh lùng, không bình luận, cảm thán.

Luận điểm 3: Ý nghĩa, giá trị

   + Phản ánh thực tại xã hội phong kiến thời bấy giờ.

   + Thể hiện thái độ, cách đánh giá, phẩm chất tốt đẹp của tác giả.

Kết bài: Khẳng định lại vấn đề (Văn học luôn phản ánh những bức tranh đời sống,…)

Đề 2(trang 53 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua các bài Bánh trôi nước, Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương.

Dàn ý (mẫu 1)

Mở bài

- Giới thiệu hình tượng người phụ nữ trong văn thơ

- Ba bài thơ Bánh trôi nước, Tự tin 2 của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương đã thể hiện rõ nét vẻ đẹp và số phận của hình tượng người phụ nữ

Thân bài

1. Những người phụ nữ trong xã hội xưa phải chịu số phận vất vả, lênh đênh lận đận

- Số phận của một người vợ vất vả lam lũ nuôi chồng nuôi con (Thương vợ)

- Số phận của người phụ nữ với số phận lênh đênh không tự quyết định số phận mình( Bánh trôi nước)

- Số phận của người phụ nữ với tình duyên dang dở hẩm hiu( Tự tình 2)

2. Tuy phải chịu số phận éo le nhưng ở họ toát lên những vẻ đẹp đáng quý, đáng trọng

- Vẻ đẹp về hình thức

+ Phân tích trong Bánh trôi nước

- Vẻ đẹp về phẩm chất

+ Phẩm chất của một người vợ, người mẹ trong Thương vợ

+ Phẩm chất thủy chung của người phụ nữ trong Bánh trôi nước

- Khát khao tình yêu, mưu cầu hạnh phúc trong Tự tình 2

3. Nghệ thuật thể hiện thành công hình tượng người phụ nữ trong hai tác phẩm

- Ngôn ngữ thơ bình dị

- Lấy ý tứ từ ca dao tục ngữ, vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ của văn học dân gian.

- Hình tượng nghệ thuật độc đáo.

- Việt hóa thơ Đường

Kết bài

- Khẳng định lại vấn đề

- Trình bày cảm nghĩ bản thân

Dàn ý (mẫu 2)

Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận (Đề tài người phụ nữ là đề tài mà không nhiều các tác giả văn học trung đại nói đến; Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa đã được khắc họa rõ nét qua các bài thơ nói trên).

Thân bài:

Luận điểm 1: Số phận người phụ nữ Việt Nam xưa.

   + Số phận nhiều vất vả, cơ cực, nhiều lo toan, bươn chải (Thương vợ).

   + Số phận hẩm hiu, dở dang (Tự tình II).

   + Số phận long đong, chìm nổi, không có quyền tự định đoạt cuộc sống của mình (Bánh trôi nước).

Luận điểm 2: Vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam xưa.

   + Khẳng định: dù số phận nhiều cay đắng nhưng họ vẫn giữ những phẩm chất đẹp đẽ.

   + Đức hi sinh, sự tần tảo.

   + Khao khát yêu thương, khao khát hạnh phúc chính đáng.

   + Thanh cao, son sắt, không bị cay đắng cuộc đời làm vấy bẩn tâm hồn.

Kết bài: Khẳng định vấn đề (Mỗi nhà thơ, mỗi bài thơ có một cách thể hiện nhưng đều bày tỏ thái độ trân trọng, ngợi ca; Khẳng định tài năng, cá tính sáng tạo của hai tác giả).

Đề 3(trang 53 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Nhân cách nhà nho chân chính trong Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát (hoặc bài ca ngất ngưởng) của Nguyễn Công Trứ.

Dàn ý (mẫu 1)

Mở bài

- Giới thiệu những nét tiêu biểu về Nguyễn Công Trứ

- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Bài ca ngất ngưởng đã khẳng định nhân cách nhà nho chân chính của NCT

Thân bài

1. Làm rõ vấn đề “nhân cách nhà nho chân chính”

- Nhân cách: phẩm cách, phẩm đức, phẩm hạnh con người

- Nhà nho chân chính: Nhà nho sống với những nguyên tắc, chuẩn mực, của bản thân, không làm trái với lương tâm, dám khẳng định tài năng và bản lĩnh của mình

2. Nhân cách nhà nho chân chính trong văn bản

- Nhà nho chân chính là người dám thể hiện bản lĩnh, đem tài năng cống hiến chốn quan trường

- Nhà nho chân chính còn là người có phong cách lối sống tự nhiên, ung dung tự tại

- Nhà nho chân chính theo quan niệm của Nguyễn Công Trứ còn là người mang trong mình đạo lí trung quân

- Nhà nho chân chính không phải là người khuôn mình vào những quy tắc, nguyên tắc bảo thủ lạc hậu mà là sống chân chính với tài năng và quan niệm của mình

Kết bài

- Khái lược một số nét đặc sắc trên phương diện nghệ thuật

- Suy nghĩ bản thân về nhân cách nhà nho chân chính

Dàn ý (mẫu 2)

Mở bài: Giới thiệu vấn đề (Thơ ca trung đại luôn đề cập tới hình ảnh những nhà nho, khẳng định nhân cách cao đẹp ở họ , điều này được thể hiện trong Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát).

Thân bài:

Luận điểm 1: Nhà nho nhận ra được sự tù túng, bế tắc của con đường danh lợi tầm thường.

- Hình ảnh bãi cát dài.

- Hình ảnh người khách bộ hành đầy bế tắc, u uất, đau khổ.

Luận điểm 2: Nhà nho thể hiện thái độ chán ghét, khinh thường, xem nhẹ danh lợi và hành động chạy theo công danh phù phiếm.

Kết bài: Khẳng định vấn đề (Tài năng và tư tưởng của Cao Bá Quát – một nhà nho chân chính).

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 ngắn nhất năm 2021 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên