Soạn bài (Nói và nghe trang 60) Giới thiệu, đánh giá về một tác phẩm truyện - Cánh diều
Với soạn bài Nói và nghe: Giới thiệu, đánh giá về một tác phẩm truyện trang 60, 61, 62 Ngữ văn lớp 10 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.
- Soạn bài Giới thiệu, đánh giá về một tác phẩm truyện (ngắn nhất)
- Top 50 Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện (siêu hay)
- (Kết nối tri thức) Soạn bài Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện (hay nhất)
- (Chân trời sáng tạo) Soạn bài Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một truyện kể (hay nhất)
Soạn bài (Nói và nghe trang 60) Giới thiệu, đánh giá về một tác phẩm truyện - Cánh diều
1. Định hướng
a. Giới thiệu, đánh giá về một tác phẩm truyện là nêu lên ý kiến phân tích và nhận xét của mình về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện. Cũng như viết, việc thuyết minh để giới thiệu và đánh giá về một tác phẩm truyện có thể tập trung vào một phương diện hoặc vấn đề nổi bật nào đó. Trong phần Viết, các em đã được hướng dẫn cách làm bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện. Với phần Nói và nghe, các em cần chuyển nội dung bài viết thành bài thuyết trình, kết hợp với lời nói, giọng điệu và ngôn ngữ cơ thể phù hợp để trình bày lại nội dung đã viết trước người nghe.
b. Để giới thiệu, đánh giá về một tác phẩm truyện, các em cần:
- Đọc lại truyện, tìm hiểu, ghi nhớ các thông tin về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, tóm tắt truyện, nắm vững đặc sắc hình thức và nội dung của truyện.
- Xem lại dàn ý đã thực hiện ở phần Viết, suy nghĩ kĩ để bổ sung ý mới so với bài đã viết (nếu có), điều chỉnh dàn ý cho phù hợp với yêu cầu của việc thuyết trình.
2. Thực hành
Bài tập (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Chọn một trong hai vấn đề sau để trình bày trước lớp:
(1) Giới thiệu, đánh giá nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật Trương Phi và Quan Công trong đoạn trích “Hồi trống Cổ Thành” (trích “Tam quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung).
(2) Giới thiệu, đánh giá về nhân vật dì Mây trong truyện “Người ở bến sông Châu” của Sương Nguyệt Minh.
a. Chuẩn bị (chẳng hạn giới thiệu, đánh giá về nhân vật dì Mây)
- Đọc lại văn bản truyện Người ở bên sông Châu và các tài liệu liên quan đến tác giả, tác phẩm .
- Đọc lại dàn ý và bài viết đã thực hành ở phần Viết .
- Chuẩn bị các phương tiện hỗ trợ cho bài thuyết trình (tranh ảnh, máy chiếu,…)
b. Tìm ý và lập dàn ý
- Tìm ý: Xem lại dàn ý đã chuẩn bị ở phần Viết, bổ sung (nếu cần) và những chỗ cần lược bỏ, cần nhấn mạnh trong bài nói.
- Lập dàn ý: Xem lại dàn ý và nội dung đã làm ở phần Viết. Tổ chức, sắp xếp lại cho phù hợp với trình tự bài nói. Các em cần lưu ý:
+ Cân nhắc yêu cầu mới trong bài Giới thiệu, đánh giá về một tác phẩm truyện để bổ sung ý mới , sắp xếp lại các ý cho mạch lạc, phù hợp với nội dung bài nói. Bố cục của bài này tương tự bố cục ba phần của bài viết.
+ Cũng có thể trình bày theo trật tự khác nhưng cần nêu được các nội dung chính mà đề bài đã yêu cầu.
c. Thực hành nói và nghe
- Người chủ trì: Nêu vấn đề, thống nhất cách thức trình bày, thảo luận (ví dụ: mục đích, nội dung chính, yêu cầu,…) mời người nói trình bày ý kiến.
- Thảo luận: Sau khi người nói trình bày xong, người chủ trì mời người nghe phát biểu ý kiến hoặc nêu câu hỏi, tranh luận,…
- Kết thúc thảo luận: Người chủ trì tổng hợp ý kiến của cả nhóm về vấn đề thảo luận: những điểm đã thống nhất và những điểm còn tranh luận (nếu có)
Bài làm tham khảo
Xin chào các bạn, chào mừng các bạn đến với bài thuyết trình của nhóm 4. Ngay sau khi nhận được đề bài từ cô giáo nhóm mình đã cũng nhau trao đổi, thảo luận. Và hôm nay chúng mình xin phép trình bày bài thuyết trình: Giới thiệu, đánh giá về nhân vật dì Mây trong truyện “Người ở bến sông Châu” của Sương Nguyệt Minh.
Như các bạn đã biết chiến tranh qua đi, để lại biết bao mất mát tổn thương. Đó không chỉ là những nỗi đau về vật chất mà còn là nỗi đau về tinh thần. Như vết cứa rất sâu vào trái tim của con người, đặc biệt là những người phụ nữ. Truyện ngắn Người ở bến sông Châu là một truyện ngắn như thế, thấm đượm giá trị nhân văn và tình yêu thương, ca ngợi con người mà đặc biệt là những người phụ nữ.
Câu truyện xoay quanh về nhân vật dì Mây. Cô gái trẻ trung xinh đẹp, tóc dì đen dài, óng mượt "Dì đẹp gái nhất làng, có khối trai làng ra bến sông ngó trộm dì mày tắm”. Trước khi đi xung phong dì có mối tình đẹp đẽ, trong trẻo với chú San. Nhưng phải chia tay nhau vì chú San đi học nghề ở nước ngoài. Còn dì thì xung phong làm cô y sĩ Trường Sơn. Hoàn cảnh trớ trêu đã đẩy chú dì vào cảnh người mỗi ngả chia li cách biệt. Có thể thấy chiến tranh, bom đạn thật tàn nhẫn khi đã đẩy họ vào hoàn cảnh tách biệt.
Khi từ chiến trường bom đạn chờ về. Dì Mây bị đạn phạt vào chân, phải đi tập tễnh, bằng chân giả. Tuy nhiên nỗi đau thể chất đó không thấm vào đâu khi ngày dì trở về cũng là ngày dì phải chứng kiến người đàn ông mình yêu thương, nghĩ tới nhiều nhất, người đàn ông mà dì viết tên hằng ngày vào cuốn nhật kí ở Trường Sơn đã đi lấy người phụ nữ khác. Thử hỏi làm sao dì có thể chịu đựng được cú sốc tinh thần dã man tới vậy, lòng người con gái giờ đây là sự hụt hẫng, bàng hoàng, trớ trêu và đầy tuyệt vọng. Nhưng trong hoàn cảnh tuyệt vọng đó ta vẫn thấy được sự kiên cường, mạnh mẽ của dì Mây. Thái độ của dì rất cương quyết, thể hiện sự bản lĩnh kiên cường của người phụ nữ. Dì nhất quyết không đồng ý trước lời đề nghị “Mây, chúng ta sẽ làm lại” của chú San. Trước sự thể đã rồi dì nhận phần thiệt thòi về mình, dì chỉ muốn một người đàn bà khổ. Có thể thấy dù đau đớn, tuyệt vọng nhưng dì vẫn nén vào trong, dì là đại diện cho phẩm chất kiên cường của những người phụ nữ bước ra từ chiến tranh và bom đạn
Ở dì Mây còn nổi bật lên phẩm chất tốt bụng, vị tha và bao dung. Khi dì Mây nghe tin cô Thanh vợ chú San khó sinh cô Thanh đẻ thiếu tháng lại tràng hoa quấn cổ dì đã ngay lập tức giúp đỡ không hề suy nghĩa, đắn đo điều gì. Mặc dù ở vào hoàn cảnh của dì việc làm đó chẳng hề dễ dàng, nhưng dì vẫn không chút e ngại, chần chừ, suy nghĩ gì mà lập tức tới giúp đỡ cô Thanh vượt qua cơn nguy hiểm, để mẹ tròn con vuông.
Có thể thấy dì Mây hiện lên với rất nhiều những phẩm chất cao thượng, tốt đẹp, dì đại diện cho những người con gái Việt Nam sẵn sàng hi sinh thầm lặng, đánh đổi cả thanh xuân tuổi trẻ và hạnh phúc của cá nhân mình vì những điều lớn lao khác.
Trên đây là bài trình bày của nhóm mình cảm ơn cô giáo và các bạn đã lắng nghe. Rất mong nhận được những góp ý, nhận xét từ mọi người.
d. Kiểm tra và chỉnh sửa
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác:
Soạn bài Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật ... (cả ba sách)
(Cánh diều) Soạn bài Giới thiệu, đánh giá một tác phẩm thơ (hay nhất)
(Cánh diều) Soạn bài Giới thiệu, đánh giá vẻ đẹp của tác phẩm văn học (hay nhất)
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:
- Soạn văn 10 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 10 Cánh diều (ngắn nhất)
- Soạn văn 10 Cánh diều (siêu ngắn)
- Giải Chuyên đề học tập Văn 10 Cánh diều
- Giải lớp 10 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 10 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 10 Chân trời sáng tạo (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều