Trắc nghiệm Lính đảo hát tình ca trên đảo (có đáp án) - Cánh diều

Với 22 câu hỏi trắc nghiệm Lính đảo hát tình ca trên đảo Ngữ văn lớp 10 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Cánh diều sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 10.

Trắc nghiệm Lính đảo hát tình ca trên đảo (có đáp án) - Cánh diều

Quảng cáo

Vài nét về tác giả Trần Đăng Khoa

Câu 1. Địa danh nào sau đây là quê hương của Trần Đăng Khoa? 

A. Hậu Giang

B. Huế

C. Hà Nội

D. Hải Dương 

Câu 2. Đâu không phải là công việc Trần Đăng Khoa từng làm?

A. Nhà thơ

B. Nhà báo

C. Biên tập viên

D. Diễn viên

Quảng cáo

Câu 3. Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Trần Đăng Khoa từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong Đài Tiếng nói Việt Nam, đúng hay sai?

Đúng

Sai

Câu 4. Trần Đăng Khoa có sáng tác thơ được in trên báo từ khi nào?

A. Khi ông 8 tuổi

B. Khi ông học cấp ba

C. Khi ông học Đại học

D. Khi ông làm trong Đài Tiếng nói Việt Nam.

Quảng cáo

Câu 5. Đâu không phải là sáng tác của nhà thơ Trần Đăng Khoa?

A. Từ góc sân nhà em 

B. Bên cửa sổ máy bay

C. Sáng tháng năm

D. Góc sân và khoảng trời,

Câu 6. Trần Đăng Khoa nhận giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm bao nhiêu?

A. 2000

B. 2001

C. 2002

D. 2003

Câu 7. Trần Đăng Khoa được mệnh danh là gì?

A. Thiên tài thơ văn 

B. Thần đồng thơ

C. Mặt trời thơ ca

D. Cả 3 phương án trên

Quảng cáo

Vài nét về văn bản Lính đảo hát tình ca trên đảo

Câu 1. Tác giả của bài thơ “Lính đảo hát tình ca trên đảo” là ai?

A. Trần Đăng Khoa.

B. Nguyễn Đình Thi.

C. Nguyễn Khoa Điềm.

D. Tố Hữu.

Câu 2. Bài thơ được sáng tác vào năm bao nhiêu?

A. 1980

B. 1981

C. 1982

D. 1983

Câu 3. Ý nào sau đây KHÔNG ĐÚNG khi nói về tác giả Trần Đăng Khoa?

A. Từ nhỏ, ông đã được nhiều người cho là thần đồng thơ văn. Lên 10 tuổi, ông đã có thơ được đăng báo.

B. Ông là một nhà thơ, nhà báo, biên tập viên Tạp chí Văn nghệ quân đội, Phó chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam

C. Hiện nay, ông giữ chức Phó chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam, Phó chủ tịch Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội

D. Ông ba lần được tặng giải thưởng thơ của báo Thiếu niên Tiền Phong (các năm 1968, 1969, 1971), Giải nhất báo Văn nghệ (1982) và Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật (năm 2001)

Câu 4. Tác phẩm nào sau đây KHÔNG PHẢI của nhà thơ Trần Đăng Khoa?

A. Hạt gạo làng ta

B. Mẹ ốm

C. Cây dừa

D. Tiếng gà trưa

Câu 5. Ý nào sau đây KHÔNG ĐÚNG khi nói về bài thơ “Lính đảo hát tình ca trên đảo”?

A. Bài thơ viết về những người lính trên quần đảo Trường Sa vào đầu những năm 90 của thế kỉ XX.

B. Sáng tác năm 1982.

C. Nội dung nói về cuộc sống còn thiếu thốn về vật chất nhưng lại giàu tình cảm của người lính đảo.

D. Thể hiện tình yêu cuộc sống, tình yêu nước chứa chan của người lính đảo.

Phân tích văn bản Lính đảo hát tình ca trên đảo

Câu 1. Nhân vật trữ tình trong bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo là ai?

A. Là tác giả.

B. Là những người lính trên đảo.

C. Là người dân sống trên đảo.

D. A và B đúng.

Câu 2. Sân khấu, diễn viên và khán giả của buổi biển diễn có gì đặc biệt?

A. Sân khấu biểu diễn sơ sài, đơn giản.

B. Sân khấu biểu diễn được chuẩn bị kì công.

C. Sân khấu biểu điễn hoành tráng.

D. Đáp án khác.

Câu 3. Qua buổi biểu diễn, em thấy hình tượng người lính đảo hiện lên như thế nào?

A. Là những con người không đẹp về ngoại hình nhưng nội tâm của họ lại phong phú, tươi đẹp.

B. Tâm hồn họ tràn đầy sự lạc quan, niềm vui.

C. Luôn thể hiện tinh thần bất khuất.

D. Cả ba đáp án trên.

Câu 4. Người lính đảo tự họa về ngoại hình của họ như thế nào?

A. Lính đẹp trai.

B. Lính cao ráo.

C. Lính trọc đầu.

D. Đáp án khác.

Câu 5. Bản tình ca của lính đảo có gì đặc biệt?

A. Có giai điệu ngang tàn như gió biển.

B. Lời ca toàn những nhớ nhung và yêu thương.

C. Lời hát dịu dàng trìu mến.

D. A và B đúng.

Câu 6. Phép điệp cấu trúc thơ: "Nào hát lên; Rằng chúng ta/ Rằng tình yêu" có tác dụng gì?

A. Giúp khổ thơ dễ đọc dễ nhớ giống đoạn điệp khúc của một bài hát.

B. Giúp hai khổ thơ liên kết gần gũi.

C. Giúp thể hiện tình yêu thủy chung của người lính đảo.

D. A và B đúng.

Câu 7. “Những giai điệu ngang tàng như gió biển

Nhưng lời ca toàn nhớ với thương thôi”

Câu thơ trên sử dụng biện pháp tu từ gì?

A. So sánh.

B. Nhân hóa.

C. Ẩn dụ.

D. Hoán dụ.

Câu 8. Mạch cảm hứng của nhân vật trữ tình trong bài thơ là gì?

A. Mạch cảm hứng của một buổi tỏ tình.

B. Mạch cảm hứng theo một ngày học tập và làm việc.

C. Mạch cảm hứng của một buổi trình diễn âm nhạc.

D. Mạch cảm hứng của một ngày biển đẹp.

Câu 9. Em có nhận xét gì về ngôn ngữ, giọng điệu bài thơ?

A. Ngôn ngữ trang trọng, giọng điệu vui tươi.

B. Ngôn ngữ gần gũi; giọng điệu hào hùng, trang trọng.

C. Ngôn ngữ gần gũi; giọng điệu lúc thì du dương trầm bổng, lúc lại rộn rã vui tươi.

D. Ngôn ngữ tếu táo, hài hước; giọng điệu vui vẻ.

Câu 10. Qua bài thơ, cuộc sống vật chất và tâm hồn người lính đảo hiện lên như thế nào?

A. Cuộc sống đầy đủ, tâm hồn lạc quan yêu đời.

B. Cuộc sống khắc nghiệt nhưng tâm hồn vẫn lạc quan, yêu đời.

C. Cuộc sống khắc nghiệt, tâm hồn buồn tẻ.

D. Cuộc sống đầy đủ, tâm hồn buồn tẻ.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 10 Cánh diều có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên