Trắc nghiệm Người ở bến Sông Châu (có đáp án) - Cánh diều

Với 25 câu hỏi trắc nghiệm Người ở bến Sông Châu Ngữ văn lớp 10 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Cánh diều sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 10.

Trắc nghiệm Người ở bến Sông Châu (có đáp án) - Cánh diều

Quảng cáo

Vài nét về tác giả Sương Nguyệt Minh

 

Câu 1. Đâu là năm sinh của tác giả Sương Nguyệt Minh?  

A. 1955.

B. 1956.

C. 1957.

D. 1958.

Câu 2. Đâu là quê quán của Sương Nguyệt Minh?

A. Hải Phòng.

B. Hải Dương.

C. Hà Giang.

D. Ninh Bình.

Quảng cáo

Câu 3. Tên thật của Sương Nguyệt Minh là gì?

A. Nguyễn Nguyệt Minh.

B. Nguyễn Ngọc Sơn.

C. Lê Minh Khuê.

D. Nguyễn Ngọc Minh.

Câu 4. Sương Nguyệt Minh xuất thân trong gia đình?

A. Công chức nhỏ.

B. Nông dân nghèo.

C. Qúy tộc.

D. Có truyền thống Nho học..

Quảng cáo

Câu 5. Điền vào chỗ trống để được nhận xét của Nguyễn Hữu Đại về Sương Nguyệt Minh?

"Nếu như có thể nếm được, thì các truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh đều có vị (…). Đó là vị ngọt của phong cảnh (…) của trăng nước, tình người, vị cay xót của số phận (…)."

A. đắng/ đô thị/ không may.

B. cay/ thiên nhiên/ hẩm hiu.

C. ngọt và cay / làng quê / con người.

D. ngọt/ thiên nhiên/ bất hạnh.

Câu 6. Thông tin nào dưới đây không đúng về tác giả Sương Nguyệt Minh?

A. Sương Nguyệt Minh là một diễn viên, nhà văn người Việt Nam.

B. Sương Nguyệt Minh sinh ra tại miền Bắc Việt Nam.

C. Sương Nguyệt Minh viết văn bằng trải nghiệm của người lính.

D. Sương Nguyệt Minh viết nhiều về con người.

Câu 7. Đâu không phải là tác phẩm của Sương Nguyệt Minh?

A. Mây bay cuối đường.

B. Đi qua đồng chiều.

C. Lửa cháy trong rừng hoang.

D. Cánh đồng bất tận.

Quảng cáo

Câu 8. Sương Nguyệt Minh đã từng nhận những giải thưởng nào?

Chọn đáp án không đúng.

A. Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2010.

B. Giải thưởng Cuộc thi truyện ngắn báo Văn nghệ năm 2003-2004.

C. Giải thưởng Cuộc thi truyện ngắn Tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 1996.

D. Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Bộ Công an 5 năm (1999-2004).

Câu 9. Sương Nguyệt Minh nổi bật với phong cách sáng tác như thế nào?

A. Lịch lãm, tài hoa, tinh tế.

B. Tài hoa, bác học, thông minh.

C. Dí dỏm, hài hước.

D. Sâu sắc, ảo não, u sầu.

Câu 10. Sương Nguyệt Minh thường viết về đối tượng nào?

A. Thân phận, trách nhiệm, tình yêu, bi kịch thời chiến tranh.

B. Thân phận, trách nhiệm, tình yêu, bi kịch thời hậu chiến.

C. Thân phận, trách nhiệm, tình yêu, bi kịch thời tiền chiến.

D. Thân phận, trách nhiệm, tình yêu, bi kịch thời phong kiến.

Vài nét về văn bản Người ở bến Sông Châu

 

Câu 1. Tác giả của văn bản: “Người ở bến sông Châu” là gì?

A. Hoàng Phủ Ngọc Tường.

B. Sương Nguyệt Minh.

C. Nguyễn Ngọc Tư.

D. Hà Ánh Minh.

Câu 2. Thể loại của tác phẩm “Người ở bến sông Châu” là gì?

A. Tiểu thuyết.

B. Tản văn.

C. Tùy bút.

D. Truyện ngắn.

Phân tích văn bản Người ở bến Sông Châu

 

Câu 1. Tác phẩm được viết theo ngôi kể thứ mấy?

A. Ngôi kể thứ nhất.

B. Ngôi kể thứ hai.

C. Ngôi kể thứ ba.

D. Ngôi kể tổng hợp.

Câu 2. Nhân vật chính trong tác phẩm này là ai?

A. Nhân vật dì Mây.

B. Nhân vật cô Thanh.

C. Nhân vật chú San.

D. Nhân vật cô Mai.

Câu 3. Câu chuyện được diễn ra trong khoảng thời gian nào?

A. Khoảng thời gian sau 1975.

B. Khoảng thời gian sau 1968.

C. Khoảng thời gian sau 1986

D. Khoảng thời gian sau 1980.

Câu 4. Hoàn cảnh gặp gỡ của hai nhân vật dì Mây và chú San là gì?

A. Ngày dì Mây về làng cũng là ngày chú San đi lính.

B. Ngày dì Mây về làng cũng là ngày chú San đi lấy vợ.

C. Hai người gặp nhau khi chú San đã có con.

D. Hai người gặp nhau khi chú San biết mình mắc bệnh nan y.

Câu 5. Cuộc đối thoại của dì Mây và chú San diễn ra như thế nào?

A. Lời thoại của Chú San luôn nhận lỗi về phía mình, cầu xin dì có một cuộc nói chuyện với chú. Lời thoại của dì Mây là sự từ chối.

B. Lời thoại của dì Mây luôn nhận lỗi về phía mình, cầu xin chú có một cuộc nói chuyện với dì. Lời thoại của chú San là sự từ chối.

C. Hai người đối thoại một cách vui vẻ như hai người bạn.

D. Đáp án khác.

Câu 6. Tác dụng lời bình của người kể chuyện trong văn bản là gì?

A. Có tác dụng dẫn dắt câu chuyện.

B. Giúp người đọc dễ dàng hình dung ra không gian đối thoại giữa hai nhân vật cũng như tâm trạng, hành động của họ trong cuộc đối thoại.

C. Giúp tác giả dễ dàng bộc lộ tâm trạng, suy nghĩ của mình.

D. Cả ba đáp án trên.

Câu 7. Đối với quyết định và sự níu kéo của chú San, dì Mây có thái độ như thế nào?

A. Đồng ý bắt đầu lại vì dì còn yêu chú rất nhiều.

B. Đồng ý bắt đầu với yêu cầu chú giấu chuyện này với cô Thanh.

C. Dì mây kiên quyết từ chối, mặc sự cố gắng níu kéo của chú San.

D. Lưỡng lự, chưa đưa ra câu trả lời.

Câu 8. Qua quyết định với chú San, nhân vật dì Mây hiện lên là người như thế nào?

A. Là một người hiểu chuyện, cảm thông cho số phận của những người phụ nữ.

B. Là người biết quan tâm đến hạnh phúc của người khác.

C. Là người chỉ quan tâm đến hạnh phúc của bản thân mình.

D. A và B đúng.

Câu 9. Tại sao mái tóc của dì Mây có sự thay đổi?

A. Vì dì buồn chuyện tình cảm nên đã cắt nó đi.

B. Dì cắt đi vì tiện cho việc chiến đấu.

C. Dì cần tiền nên đã cắt tóc đi bán.

D. Do dì Mây đi bộ đội, đối mặt với những khó khăn, bom đạn, dịch bênh nơi chiến trường.

Câu 10. Sự thay đổi trong mái tóc của dì Mây mang ý nghĩa gì?

A. Cảm nhận rõ hơn tình cảm sâu đậm của dì dành cho chú San.

B. Người đọc cảm nhận rõ hơn tác hại của chiến tranh gây ra cho con người và sự thiệt thòi cho người con gái.

C. Cảm nhận rõ hơn sự quan trọng của mái tóc đối với người con gái.

D. Đáp án khác.

Câu 11. Tình huống nào đã giúp nhân vật dì Mây bộc lộ phẩm chất và nhân cách?

A. Khi cô Thanh - vợ chú San vượt cạn thiếu tháng, trong tình trạng nguy kịch.

B. Khi mọi người đến nhà thăm dì Mây.

C. Trong cuộc nói chuyện giữa dì Mây và chú San.

D. Đáp án khác.

Câu 12. Số phận của nhân vật thím Ba, thằng Cún gợi suy nghĩ gì về hậu quả của chiến tranh?

A. Cảm nhận về nỗi đau của những sự mất mát sau chiến tranh.

B. Cảm nhận rõ hậu quả cay đắng mà chiến tranh để lại.

C. A và B đúng.

D. A và B sai.

Câu 13. Ý nghĩa của những hình ảnh dòng sông, con đò, cây cầu xuất hiện trong truyện là gì?

A. Thấy được tấm lòng yêu quê hương da diết.

B. Thấy được tình yêu mặn mà, tình yêu sắc son thủy chung của lòng người.

C. Thấy những hi vọng sâu thẳm bên trong nhân vật.

D. Đáp án khác.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 10 Cánh diều có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên