Trắc nghiệm Ngữ Văn 10 Ôn tập học kì 2 (có đáp án) - Cánh diều

Với 25 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 10 Ôn tập học kì 2 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Cánh diều sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 10.

Trắc nghiệm Ngữ Văn 10 Ôn tập học kì 2 (có đáp án) - Cánh diều

Quảng cáo

Câu 1. Văn bản “Kiêu binh nổi loạn” được trích từ tác phẩm nào?

A. Hịch tướng sĩ.

B. Hoàng Lê nhất thống chí.

C. Nam triều công nghiệp diễn chí.

D. Hoàng Việt Long hưng chí.

Câu 2. Tác giả của văn bản “Kiêu binh nổi loạn” là?

A. Nguyễn Huệ.

B. Ngô Thì Nhậm.

C. Ngô gia văn phái.

D. Trần Quốc Tuấn.

Quảng cáo

Câu 3. Tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” thuộc thể loại gì?

A. Tiểu thuyết chương hồi.

B. Tiểu thuyết dã sử.

C. Truyền thuyết.

D. Truyện truyền kì.

Câu 4. Hoàn cảnh gặp gỡ của hai nhân vật dì Mây và chú San là gì?

A. Ngày dì Mây về làng cũng là ngày chú San đi lính.

B. Ngày dì Mây về làng cũng là ngày chú San đi lấy vợ.

C. Hai người gặp nhau khi chú San đã có con.

D. Hai người gặp nhau khi chú San biết mình mắc bệnh nan y.

Quảng cáo

Câu 5. Cuộc đối thoại của dì Mây và chú San diễn ra như thế nào?

A. Lời thoại của Chú San luôn nhận lỗi về phía mình, cầu xin dì có một cuộc nói chuyện với chú. Lời thoại của dì Mây là sự từ chối.

B. Lời thoại của dì Mây luôn nhận lỗi về phía mình, cầu xin chú có một cuộc nói chuyện với dì. Lời thoại của chú San là sự từ chối.

C. Hai người đối thoại một cách vui vẻ như hai người bạn.

D. Đáp án khác.

Câu 6. Tác phẩm nào sau đây KHÔNG PHẢI của nhà thơ Trần Đăng Khoa?

A. Hạt gạo làng ta

B. Mẹ ốm

C. Cây dừa

D. Tiếng gà trưa

Câu 7. Ý nào sau đây KHÔNG ĐÚNG khi nói về bài thơ “Lính đảo hát tình ca trên đảo”?

A. Bài thơ viết về những người lính trên quần đảo Trường Sa vào đầu những năm 90 của thế kỉ XX.

B. Sáng tác năm 1982.

C. Nội dung nói về cuộc sống còn thiếu thốn về vật chất nhưng lại giàu tình cảm của người lính đảo.

D. Thể hiện tình yêu cuộc sống, tình yêu nước chứa chan của người lính đảo.

Quảng cáo

Câu 8. Câu nào trong đoạn 2 nêu cách hiểu khái quát về bản sắc dân tộc?

A. Câu trả lời cho thời kì hội nhập là bản sắc của cộng đồng chúng ta làm nên sự tồn tại của cộng đồng chúng ta.

B. Bản sắc là tất cả những gì đặc trưng cho dân tộc Việt Nam, tất cả những gì làm cho người Việt chúng ta khác với mọi tộc người khác trên thế giới.

C. Bản sắc văn hóa còn có thể bổ xung giá trị cho các hàng hóa và dịch vụ của chúng ta.

D. Nếu bản sắc của chúng ta bất diệt, thì chúng ta cũng ngàn đời bất diệt.

Câu 9. Tác giả mượn hình ảnh chiếc xe Lếch - xớt và cây ô liu để nói về điều gì?

A. Cho sự toàn cầu hóa và truyền thống.

B. Cho sự phát triển và lạc hậu.

C. Cho công nghiệp hóa và thủ công.

D. Cả ba đáp án trên.

Câu 10. Để làm tốt bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cần vận dụng các phép lập luận nào? 

A. Giải thích

B. Chứng minh 

C. Phân tích, tổng hợp 

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 11. Ý nào sau đây không đúng khi nói về đặc điểm của bài văn nghị luận tác phẩm truyện hoặc đoạn trích: 

A. Là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể.

B. Những nhận xét, đánh giá phải xuất phát từ nội dung và tính cách, số phận nhân vật, và nghệ thuật trong tác phẩm.

C. Các nhận xét đánh giá của truyện xuất phát từ suy nghĩ chủ quan của người viết.

D. Bài nghị luận về một tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích) cần có bố cục mạch lạc, có lời văn chính xác, gợi cảm.

Câu 12. Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện là?

A. Dùng ngôn ngữ viết để giới thiệu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện.

B. Dùng ngôn ngữ nói để giới thiệu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện.

C. Dùng ngôn ngữ kí hiệu để giới thiệu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện.

D. Dùng ngôn ngữ tượng hình để giới thiệu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện.

Câu 14. Ý nào sau đây không đúng khi nói về đặc điểm của bài giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện:

A. Phải giới thiệu, nhận định về nghệ thuật của một tác phẩm truyện cụ thể.

B. Phải giới thiệu, nhận định về nội dung của một tác phẩm truyện cụ thể.

C. Không được bình luận, đánh giá tác phẩm truyện bằng quan điểm của bản thân.

D. Bài giới thiệu cần có bố cục mạch lạc, làm nổi bật được nội dung thuyết trình.

Câu 15. Nguyễn Đình Thi sinh ra tại đâu?

A. Hà Nội, Việt Nam

B. Luông Pra Băng, Lào

C. Cam - pu - chia

D. Miến Điện

Câu 16. Địa danh nào sau đây là quê quán của tác giả Nguyễn Đình Thi?

A. Làng Vũ Thạch (nay là phố Bà Triệu), Hà Nội

B. Xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi

C. Làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây

D. Xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Câu 17. Công việc nào dưới đây không đúng khi nói về tác giả Nguyễn Đình Thi?

A. Viết văn, thơ

B. Soạn nhạc, soạn kịch

C. Viết lí luận phê bình văn nghệ, biên khảo triết học

D. Dạy nghề thuốc

Câu 18. Văn bản Mùa hoa mận của tác giả nào?

A. Chu Thùy Liên.

B. Hoài Vũ.

C. Xuân Diệu.

D. Sương Nguyệt Minh.

Câu 19. Văn bản Mùa hoa mận thuộc thể loại nào?

A. Thơ tự do.

B. Thơ lục bát.

C. Tiểu thuyết.

D. Thơ 5 chữ.

Câu 20. So sánh là gì?

A. Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng, làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

B. Là mang hai đối tượng ra so sánh với nhau

C. Là hai sự vật, hiện tượng có nhiều nét tương đồng với nhau

D. Hai sự vật, hiện tượng có nhiều nét tương cận với nhau

Câu 21. Mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm?

A. Vế A, vế B, từ ngữ chỉ phương diện so sánh (có thể lược bớt)

B. Vế A, từ ngữ chỉ phương diện so sánh

C. Vế B, từ ngữ chỉ phương diện so sánh

D. Vế A, vế B

Câu 22. Tìm từ so sánh trong câu dưới đây?

Thương người như thể thương thân.

A. Thương người

B. Như

C. Thể

D. Thương thân

Câu 23. Một bài nghị luận về tác phẩm thơ gồm mấy phần?

A. 2 phần

B. 3 phần

C. 4 phần

D. 5 phần

Câu 24. Dòng nào sau đây không phải là yêu cầu chính của bài nghị luận về tác phẩm thơ?

A. Nêu rõ vấn đề nghị luận

B. Thể hiện ý kiến riêng của người viết.

C. Vận dụng các phép lập luận phù hợp.

D. Lời văn gợi cảm, trau chuốt.

Câu 25. Khi đọc hiểu một văn bản nghị luận, có những điều gì cần lưu ý?

A. Đọc nhan đề và suy đoán vấn đề được người viết đưa ra bàn luận.

B. Đọc kĩ văn bản, nhận diện hệ thống luận điểm và tìm lí lẽ, dẫn chứng của bài viết.

C. Liên hệ, kết nối để thấy ý nghĩa của vấn đề đặt ra trong văn bản đối với bản thân.

D. Cả ba đáp án trên.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 10 Cánh diều có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên