Chữ người tử tù - Tác giả tác phẩm (mới 2024) - Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức
Với tác giả, tác phẩm Chữ người tử tù Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết trình bày đầy đủ nội dung chính quan trọng nhất về tác phẩm Chữ người tử tù gồm bố cục, tóm tắt, nội dung chính, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, dàn ý, .....
Tác giả - tác phẩm: Chữ người tử tù - Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức
I. Tác giả văn bản Chữ người tử tù
1. Tiểu sử - Cuộc đời
- Nguyễn Tuân (1910 – 1987), quê ở làng Mọc, phường Nhân Chính, quân Thanh Xuân, Hà Nội.
- Ông sinh gia trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn.
- Năm 1929, khi đang học Thành Chung Nam Định ông bị đuổi học.
- Sau đó, ông bị đi tù vì sang biên giới Thái Lan không có giấy phép.
- Sau khi ra tù, ông bắt đầu sự nghiệp văn chương.
- Năm 1945, ông nhiệt tình tham gia cách mạng và kháng chiến.
- Năm 1948 – 1957, ông là Tổng thư ký Hội nhà văn Việt Nam.
2. Sự nghiệp văn học
a. Tác phẩm chính
- Các tác phẩm tiêu biểu của ông gồm: Vang bóng một thời, Cảnh sắc và hương vị đất nước, Tùy bút Sông Đà, Ngọn đèn dầu lạc,....
b. Phong cách nghệ thuật
- Nguyễn Tuân có một phong cách nghệ thuật rất độc đáo và sâu sắc:
+ Trước Cách mạng tháng Tám, phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân có thể thâu tóm trong một chữ "ngông": mỗi trang viết của ông đều muốn chứng tỏ tài hoa, uyên bác. Và mọi sự vật được miêu tả ở phương diện thẩm mỹ. Ông đi tìm cái đẹp của thời xưa còn vương sót lại gọi là Vang bóng một thời.
+ Sau Cách mạng tháng Tám, ông không đối lập quá khứ với hiện tại. Theo ông, cái đẹp có ở cả quá khứ, hiện tại và tương lai; tài hoa có ở cá nhân đại chúng.
+ Nguyễn Tuân theo "chủ nghĩa xê dịch". Vì thế ông là nhà văn của những tính cách phi thường, của những tình cảm, cảm giác mãnh liệt, và những phong cảnh tuyệt mỹ.
II. Tìm hiểu tác phẩm Chữ người tử tù
1. Thể loại:
Chữ người tử tù thuộc thể loại truyện ngắn
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
Tác phẩm lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng in năm 1939 trên tạp chí Tao đàn sau được tuyển in trong tập Vang bóng một thời.
3. Phương thức biểu đạt:
Văn bản Chữ người tử tù có phương thức biểu đạt là tự sự
4. Tóm tắt:
Tử tù Huấn Cao là người cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình. Trước khi chịu án chém, ông bị đưa đến giam tại một nhà tù. Biết trong danh sách có ông Huấn Cao, người nổi tiếng viết chữ đẹp, viên quản ngục đã cho người quét dọn phòng giam nơi Huấn Cao và những người tử tù sẽ ở. Trong những ngày Huấn Cao ở tù, viên quản ngục đã biệt đãi ông và những người đồng chí của ông. Sở nguyện của viên quản ngục là xin được chữ viết của Huấn Cao. Lúc đầu, Huấn Cao tỏ ý khinh miệt, nhưng khi hiểu được tấm lòng viên quản ngục, ông quyết định cho chữ vào cái đêm trước khi bị xử chém. Trong đêm đó, ông Huấn Cao tay viết như rồng bay phượng múa trên tấm lụa bạch còn viên quán ngục và thầy thơ lại thì khúm núm đứng bên cạnh. Sau khi cho chữ, Huấn Cao khuyên viên quản ngục về quê để giữ cho "thiên lương" trong sáng. Viên quản ngục nghe lời khuyên của ông một cách kính cẩn "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh".
5. Bố cục:
Chữ người tử tù có bố cục gồm 3 phần:
- Phần 1 (Từ đầu đến "để mai ta dò ý tứ hắn ra sao rồi sẽ liệu"): cuộc trò truyện giữa viên quản ngục và thầy thơ lại
- Phần 2 (tiếp theo đến "thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ"): Tấm lòng biệt đãi của viên quản ngục.
- Phần 3 (còn lại): Cảnh cho chữ
6. Giá trị nội dung:
Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công hình tượng Huấn Cao - môt con người tài hoa, có cái tâm trong sáng và khí phách hiên ngang bất khuất. Qua đó nhà văn thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp và bộc lộ thầm kín tấm lòng yêu nước
7. Giá trị nghệ thuật:
Tác phẩm thể hiện tài năng của Nguyễn Tuân trong việc tạo dựng tình huống truyện độc đáo; nghệ thuật dựng cảnh, khắc họa tính cách nhân vật, tạo không khí cổ kính, trang trọng; trong việc sử dụng thủ pháp đối lập và ngôn ngữ giàu tính tạo hình...
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Chữ người tử tù
a. Tình huống truyện đặc biệt
- Huấn Cao - một tử tù và viên quản ngục tình cờ gặp nhau và trở thành tri âm tri kỉ trong một hoàn cảnh đặc biệt: nhà lao nơi quản ngục làm việc.
- Tình huống độc đáo này đã làm nổi bật vẻ đẹp hình tượng Huấn Cao, làm sáng tỏ tấm lòng biệt nhỡn liên tài của quản ngục đồng thời thể hiện sâu sắc chủ đề tác phẩm: ca ngợi cái đẹp, cái thiện có thể chiến thắng cái xấu cái ác ngay ở nơi bóng tối bao trùm, nơi cái ác ngự trị.
b. Vẻ đẹp các nhân vật
* Nhân vật Huấn Cao
- Huấn Cao là người nghệ sĩ tài hoa
+ Là người có “tài viết chữ rất nhanh, rất đẹp”. Hơn thế mỗi con chữ của Huấn Cao còn chứa đựng khát vọng, hoài bão tung hoành cả đời người
+ “Có được chữ ông Huấn là có được báu vật ở đời”
⇒ Ca ngợi nét tài hoa của Huấn Cao, Nguyễn Tuân đã thể hiện tư tưởng nghệ thuật của mình: kính trọng những con người tài hoa tài tử, trân trọng nghệ thuật thư pháp cổ truyền của dân tộc
- Là anh hùng có khí phách hiên ngang
+ Thể hiện rõ nét qua các hành động: dỗ gông, thản nhiên nhận rượu thịt
+ Trong mọi hoàn cảnh khí phách hiên ngang ấy vẫn không thay đổi
- Là người có thiên lương trong sáng, nhân cách cao cả
+ Quan niệm cho chữ: trừ chỗ tri kỉ ngoài ra không vì vàng bạc châu báu mà cho chữ
+ Đối với quản ngục:
- Khi chưa hiểu tấm lòng quản ngục Huấn Cao cho hắn là kẻ tiểu nhân tỏ ra khinh biệt
- Khi nhận ra tấm lòng quản ngục Huấn Cao không những cho chữ mà còn coi quản ngục là tri âm tri kỉ
⇒ Huấn Cao là hình tượng của vẻ đẹp uy nghi giữa tài và tâm của người nghệ sĩ, của bậc anh hùng tuy thất thế nhưng vẫn hiên ngang.
* Nhân vật quản ngục
- Một tấm lòng biệt nhỡn liên tài
- Có sở thích cao quý: chơi chữ
c. Cảnh cho chữ: Cảnh tượng xưa nay chưa từng có
- Không gian: ngục tối ẩm ướt, bẩn thỉu
- Thời gian: đêm khuya
- Dấu hiệu:
+ Người cho chữ là tử tù, người xin chữ là quản ngục
+ Người cho chữ mất tự do cổ đeo gông chân vướng xiềng nhưng vẫn hiên ngang, chủ động trong khi quản ngục - người xin chữ khúm núm, bị động.
+ Tử tù lại là người khuyên quản ngục
- Sự hoán đổi ngôi vị:
+ Ý nghĩa lời khuyên của Huấn Cao: cái đẹp có thể sản sinh ở nơi đất chết, nơi tội ác ngự trị nhưng không thể sống chung với cái xấu cái ác. Người ta chỉ xứng đáng được thưởng thức cái đẹp khi giữ được thiên lương
+ Tác dụng: cảm hóa con người
⇒ Điều lạ lùng ở đây không chỉ là thú chơi chữ tao nhã, thanh cao được thể hiện ở nơi tối tăm bẩn thỉu, người trổ tài là kẻ tử tù mà đặc biệt hơn là trong chốn lao tù tối tăm ấy cảnh cho chữ là sự thăng hoa của cái tài, cái đẹp, người tử tù sắp chết lại cảm hóa được viên quản ngục. Chính những điều này đã tạo nên hào quang rực rỡ, bất tử cho hình tượng Huấn Cao.
Học tốt bài Chữ người tử tù
Các bài học giúp bạn để học tốt bài Chữ người tử tù Ngữ văn lớp 10 hay khác:
Xem thêm tóm tắt tác giả, tác phẩm Ngữ Văn lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:
- Soạn văn 10 Kết nối tri thức (hay nhất)
- Soạn văn 10 Kết nối tri thức (ngắn nhất)
- Soạn văn 10 Kết nối tri thức (siêu ngắn)
- Giải Chuyên đề học tập Văn 10 Kết nối tri thức
- Giải lớp 10 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 10 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 10 Cánh diều (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT