Top 20 Suy nghĩ về sức mạnh của tình mẫu tử từ truyện Tấm lòng người mẹ
Tổng hợp trên 20 bài mẫu Suy nghĩ về sức mạnh của tình mẫu tử từ truyện Tấm lòng người mẹ hay nhất giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
Top 20 Suy nghĩ về sức mạnh của tình mẫu tử từ truyện Tấm lòng người mẹ
Suy nghĩ về sức mạnh của tình mẫu tử từ truyện Tấm lòng người mẹ - mẫu 1
Tình mẫu tử là một đề tài bất tận của văn học nghệ thuật. Trong cuộc sống, điều gì cũng có thể thay đổi nhưng có lẽ tình mẫu tử là tình cảm vĩnh cửu nhất, không thể đong đếm được. Thông qua trích đoạn “Tấm lòng của mẹ” trong tác phẩm “Những người khốn khổ’ của nhà văn Vích-to Huy-gô, em càng thấy được sự sáng tỏ về tình cảm thiêng liêng đó không chỉ tồn tại trên sách truyện mà nó luôn luôn đúng với cuộc sống của chúng ta.
Hình ảnh Phăng-tin – một cô gái bị hoàn cảnh xô đẩy, hấp hối sau khi bị đuổi việc khỏi công xưởng, phải gửi gắm đứa con gái Cô-dét cho người khác nuôi. Cô có tình yêu thương con sâu sắc, nhưng hoàn cảnh xô đẩy, bị đuổi việc, chủ nợ liên tục giục giã, lâm vào đường cùng mà cô đã bất chấp làm mọi công việc, bán tất cả mọi thứ - bán tóc, bán răng và thậm chí cô bán đi cả danh dự và nhân phẩm của mình để đi làm gái điếm. Tác phẩm khắc họa lên hình ảnh người mẹ sẵn sàng hi sinh tất cả để đổi lại lấy cuộc sống ấm no cho cô con gái. Qua đó, ta thấy được sức mạnh của tình mẫu tử thiêng liêng, lớn lao, hi sinh tất cả, đó là thứ tình cảm không gì có thể đánh đổi dễ dàng.
Trong cuộc sống, tình cảm thương yêu, đùm bọc, che chở,…mà người mẹ dành cho con, tình cảm ấy vừa tự nhiên vừa cao cả. Những việc làm và tình cảm mẹ dành cho con không gì có thể sánh bằng. Bởi mẹ chính là người đã chăm sóc nuôi nấng ta từng ngày, vượt qua bao nhiêu gian lao vất vả, vượt qua tất cả những khó khăn thử thách của cuộc đời là người chắp cho ta những đôi cánh ước mơ để bay đến chân trời hi vọng. Mẹ chính là nơi nương tựa vô cùng vững chãi cho mỗi đứa con sau mỗi lần vấp ngã; là nơi mỗi người con như chúng ta có thể thổ lộ mọi điều thầm kín; là hình ảnh thu nhỏ của những ước mong, những khát khao thanh bình và hạnh phúc, là nguồn động viên, là tình yêu, là cả những day dứt, dằn vặt, trăn trở, là niềm tự hào chính đáng của một con người. Từ khi sinh ra đến khi khôn lớn, trưởng thành, mẹ luôn dõi theo từng bước chân của con. Khi con vấp ngã, mẹ sẵn sàng nâng con dạy. Khi con vui hay buồn, mẹ luôn là người ở bên con, chia sẻ và động viên con. Như nhà thơ Chế Lan Viên đã có câu “Con dù lớn vẫn là con của mẹ, đi suốt cuộc đời lòng mẹ vẫn theo con”.
Và quả thật, nhìn lại từ xưa đến nay, có biết bao tấm lòng người mẹ làm ta thêm thổn thức. Chắc hẳn bạn vẫn còn nhớ câu chuyện cổ tích sự tích cây vú sữa được nghe kể ngày ấu thơ. Câu chuyện kể về đứa con hư vì bị mẹ mắng mà bỏ nhà đi, khi quay lại nhà mẹ đã mất vì thương nhớ con. Người mẹ hóa thành cây vú sữa. Lá cây một mặt xanh bóng, một mặt đỏ hoe như mắt người mẹ khóc chờ con. Hương vú sữa cũng ngọt ngào tựa dòng sữa mẹ. Thế mới thấy, mẹ sẵn sàng bao dung, vị tha trước những hành vi sai trái của con. Cũng ngược về hơn nửa thế kỉ trước là tấm gương những bà mẹ Việt Nam anh hùng tuy mất hết con ruột trong chiến trận nhưng sẵn sàng nhận và cưu mang những người chiến sĩ khác. Họ sẵn sàng dùng cái chết của bản thân để đảm bảo an toàn cho những “đứa con chiến sĩ” thoát khỏi sự truy lùng ráo riết của giặc.
Là người con trong xã hội hiện đại, chúng ta càng phải hiểu rõ trách nhiệm bản thân trước tình mẫu tử ấy. Hãy cố gắng tu dưỡng, rèn luyện để đền đáp công ơn cha mẹ: biết giúp đỡ việc gia đình, phấn đấu trong học tập, biết yêu thương người khác.
Cuộc đời của con chính là những trang nhật kí của người mẹ, nơi mẹ gửi trọn bao vui buồn, bao hi vọng. Tình mẫu tử là mạch nguồn bất tận, không bao giờ vơi cạn. Vậy nên, ai đang được sống trong niềm may mắn đó hãy biết trân trọng từng ngày.
Suy nghĩ về sức mạnh của tình mẫu tử từ truyện Tấm lòng người mẹ - mẫu 2
Victor Hugor đã từng nói: “Cuộc đời là đóa hoa, còn tình yêu là mật ngọt”. Và chắc hẳn, tình mẫu tử chính là dòng mật ngọt ngào, ấm áp nhất trên cõi đời. Đoạn trích “Tấm lòng người mẹ” trích trong tiểu thuyết kinh điển “Những người khốn khổ” chính là câu chuyện cảm động viết về một người mẹ hết lòng vì con. Từ đó, tác phẩm cho ta thấy sức mạnh phi thường của tình mẫu tử trong đời sống hằng ngày.
Phăng - tin là một người phụ nữ xinh đẹp và có tình yêu thương với con sâu sắc. Cô khốn khổ vô cùng sau khi bị đuổi việc, tất cả bởi vì cô đã sinh ra một đứa con hoang. Nhưng cô lại không hề vì hoàn cảnh mà bỏ rơi, ruồng rẫy cô bé ấy. Cô để lại đứa con gái thân yêu Cô-dét của mình cho nhà Tê – nác – đi – ê nuôi với hy vọng ngây thơ rằng đứa con bé bỏng sẽ được hạnh phúc. Lần đầu tiên, Phăng-tin bán đi mái tóc để có tiền mua một chiếc váy len cho Cô-dét. Vợ chồng Tê – nác – đi – ê nói trong thư rằng con gái cô đang phải trần truồng, rách rưới. Mái tóc vàng óng ả ngang lưng của mình là tượng trưng cho vẻ đẹp mỹ miều của cô gái nhưng Phăng tin sẵn sàng hi sinh nó để Cô – dét được an toàn. Lần thứ hai vợ chồng Tê – nác – đi - ê gửi thư cho cô, chúng nói rằng Cô – dét đang mắc bệnh sốt ban, cần thuốc đắt tiền để chạy chữa. Nghĩ về sự xấu xí của mình khi mất đi hai chiếc răng, cô cảm thấy thật nực cười và gớm ghiếc. Nhưng nghĩ đến sự đau đớn của con, Phăng-tin đã không ngần ngại bán hai chiếc răng cửa của mình cho người bán răng dạo và gửi bốn mươi phờ - răng cho nhà Tê – nác – đi – ê. Tổn thương về thân thể, bị những chủ nợ giày vò, Phăng – tin rơi xuống vực thẳm. Phăng – tin càng khốn đốn thì nhà Tê – nác – đi – ê càng độc ác. Chúng ép cô gửi thêm một trăm phờ - răng. Cuối cùng, Phăng – tin đã chấp nhận hi sinh cả danh dự và nhân phẩm, trở thành gái điếm để có tiền gửi đi.
Qua đoạn trích, ta thấy được sức mạnh vĩ đại mà không một ranh giới nào cản nổi của tình mẫu tử. Với Phăng – tin, tình yêu thương con là động lực để cô làm việc, vượt qua những khắc nghiệt của đời sống. Ngay cả trong giây phút tối tăm nhất hình ảnh đứa con vẫn là nguồn sáng ủi an tâm hồn cô, là hi vọng để cô hướng về. Thậm chí, tình thương con của Phăng – tin đã được đẩy lên cao độ khi Phăng – tin có thái độ chống đối với xã hội tàn ác, tham lam. Không ai thấu hiểu và thương cảm cho cô, chỉ mình cô sống với tình thương con. Chính nhờ có sự hy sinh của Phăng-tin mà Cô-dét được sống.
Trong cuộc sống đời thường, tình mẫu tử cũng là thứ tình cảm tự nhiên, thuần khiết và không thể thiếu trong đời sống con người. Trước hết, tình mẫu tử thể hiện ở công sinh thành và dưỡng dục. Người mẹ đã mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày, sẵn sàng dành cuộc đời để che chở con và mang lại cho con cái cuộc sống hạnh phúc, ấm no. Không chỉ vậy, mẹ còn là người thầy truyền tải những giá trị đạo đức tốt đẹp, những tri thức về tự nhiên và xã hội. Mẹ trao đi tình yêu thương suốt cuộc đời mà không đòi hỏi sự đền đáp. Đáp lại điều ấy, việc con cái hiếu thảo, thấu hiểu và cảm thông trước những vất vả của mẹ cũng chính là một biểu hiện của tình mẫu tử.
Tình mẫu tử mang lại những ý nghĩa lớn lao cho cuộc sống con người. Nhờ có tình mẫu tử mà ta có một điểm tựa vững chắc để dựa vào mỗi khi cuộc sống mệt mỏi. Tình mẫu tử khiến ta có thêm sức mạnh để vững bước trên con đường đời đầy chông gai, truyền cho ta động lực phấn đấu. Cảm nhận được tình mẹ ấm áp, mỗi ngày thức dậy, ta đều thấy cuộc đời thật ý nghĩa. Cảm nhận được cảm giác khi nuôi dưỡng đứa con, người mẹ cũng cảm thấy tâm hồn mình hạnh phúc. Bên cạnh đó, tình mẫu tử còn dạy cho ta bài học về nguồn cội, gốc gác. Dù đối với người làm mẹ hay người làm con, thứ tình cảm ấy luôn quý giá đến mức không gì có thể cân đo đong đếm được. Thiếu đi tình mẫu tử, con người sẽ trở nên cô đơn và lạc lõng, không thể phát triển một cách toàn diện. Hiện nay, trong xã hội vẫn còn tồn tại những thành phần sẵn sàng vứt bỏ, ruồng rẫy người thân, quên đi sự thiêng liêng của tình mẫu tử. Điều ấy thật đáng buồn.
Cũng như Trái Đất chỉ có một Mặt Trời, ta chỉ có một cuộc đời để sống và cũng chỉ có một mẹ mà thôi. Vậy nên, hãy yêu thương mẹ cha khi còn có thể. Rồi sau này, chính ta sẽ trở thành những người mẹ, người cha và thấm thía hơn giá trị tình mẫu tử:
“Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con.”
Suy nghĩ về sức mạnh của tình mẫu tử từ truyện Tấm lòng người mẹ - mẫu 3
Tình mẫu tử là một trong những sức mạnh lớn nhất và cao quý nhất trong cuộc sống con người. Không có gì có thể sánh được với tình yêu vô điều kiện và sự hy sinh mà một người mẹ dành cho con của mình. Qua hình ảnh người mẹ Phăng-tin trong đoạn trích Tấm lòng người mẹ, ta lại càng hiểu rõ hơn về tình cảm này.
Phăng-tin đi làm xa và gửi đứa con gái nhỏ của mình cho một nhà họ hàng ở nơi quê nhà. Tuy nhiên, nhà họ hàng ấy lại chẳng tốt bụng, muốn lấy tiền của cô nhưng lại chẳng chăm sóc đứa con nhỏ ra gì. Gánh trên vai món nợ khổng lồ, người phụ nữ con phải lo cho đứa con ở quê bị hai người đối xử tệ. Cô làm việc ngày đêm chẳng quản thời tiết, thấy bức thư đòi tiền của họ hàng ở quê để mua áo, chữa bệnh cho con thì lại nguyện hy sinh hết thảy. Cô bán đi mái tóc vàng óng ả đẹp đẽ, cô bán hai chiếc răng cửa để chẳng dám soi gương nhìn. Cuối cùng, khi đã bán đi mọi thứ, cô lại nguyện đánh đổi cả thứ quý giá nhất của người phụ nữ.
Phăng-tin đại diện cho tất cả những người làm mẹ ở trên đời. Từ khi con còn trong bụng mẹ, bà đã dốc hết tâm huyết và sức lực để nuôi dưỡng, bảo vệ và đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của con. Người mẹ chịu đựng những gian khó và khó khăn vật chất trong suốt quá trình mang thai, nhưng tất cả đều trở nên vô nghĩa trước niềm hạnh phúc khi nhìn thấy con trưởng thành và phát triển tốt. Bà có thể từ bỏ những ước mơ và mong ước cá nhân để tập trung vào việc nuôi dạy và định hướng cho con. Người mẹ có thể làm việc không ngừng, không biết mệt mỏi chỉ để đảm bảo con có được cuộc sống tốt nhất có thể. Bà có thể hy sinh sự thoải mái và sự tự do của mình để tạo điều kiện cho con phát triển và khám phá thế giới.
Chẳng tiếc gì, chẳng nghĩ cho mình và hy sinh tất cả chính là những người mẹ, người duy nhất vì ta trong cuộc đời. Sức mạnh và tình cảm thiêng liêng đó khiến cho tất cả chúng ta đều cảm động, đều nghiêng mình trước hình ảnh của những người mẹ.
Suy nghĩ về sức mạnh của tình mẫu tử từ truyện Tấm lòng người mẹ - mẫu 4
Sự hy sinh của người mẹ cho con không có giới hạn và đem lại những hiệu ứng tuyệt vời trong cuộc sống của chúng ta. Vì con, mẹ có thể làm tất cả những gì mình có thể và hy sinh cho những đứa con của mình cả mạng sống. Người mẹ Phăng-tin trong câu chuyện Tấm lòng người mẹ chính là một ví dụ, một minh chứng sống.
Gánh nặng này đặt lên vai người mẹ Phăng-tin là một món nợ khổng lồ. Cô phải vất vả đi làm trên thành phố để trả nợ và lo cho đứa con ở quê, mặc dù biết rằng cô bé đang bị đối xử tệ bạc. Tuy nhiên, tình yêu và trách nhiệm của người mẹ không bao giờ hề phai nhạt. Cô làm việc cả ngày lẫn đêm, bất kể thời tiết hay tình trạng sức khỏe của mình. Cô nhận được bức thư đòi tiền từ nhà họ hàng ở quê, nhưng cô lại nguyện hy sinh hết thảy để mua áo quần và chữa bệnh cho con. Đầu tiên là mái tóc, hai chiếc răng cửa và rồi là cả thứ quý giá nhất của một người phụ nữ. Đó không chỉ là những đồ vật hay tài sản, mà là trái tim và tình yêu mà cô dành riêng cho con. Cô hy sinh mọi thứ, không để lại cho mình bất cứ điều gì, chỉ để đảm bảo rằng con có cuộc sống tốt hơn, bình an và hạnh phúc.
Người mẹ sẵn lòng từ bỏ những lợi ích và niềm vui cá nhân để đảm bảo rằng con có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Bằng cách làm việc vất vả và chịu đựng khó khăn, người mẹ hy sinh thời gian và nỗ lực của mình để mang đến sự phát triển và hạnh phúc cho con. Tình mẫu tử là một sức mạnh vô cùng to lớn, vượt xa khỏi sự lý thuyết và lời nói. Nó là sự hiện thân của tình yêu và hy sinh đích thực, tạo nên những mối liên kết vô hình và không thể phai nhạt giữa người mẹ và con cái. Với tình mẫu tử, người mẹ có thể làm mọi điều có thể để bảo vệ và mang đến hạnh phúc cho con. Đó là một sức mạnh tuyệt vời và không thể đánh giá bằng bất kỳ món quà hay thành tựu nào trên thế giới này.
Sự hy sinh của người mẹ hiện hữu trong việc truyền đạt những giá trị và bài học quan trọng cho con. Những tình cảm đó sẽ là một bài học cho những đứa con nhỏ về sau này, trở thành một người mẹ tuyệt vời như vậy.
Xem thêm các bài Soạn văn 11 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Soạn Chuyên đề Văn 11 Cánh diều
- Giải lớp 11 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 11 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 11 Chân trời sáng tạo (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều