Top 20 Nghị luận về một hiện tượng đời sống nhân sinh (siêu hay)

Tổng hợp trên 20 bài nghị luận về hiện tượng đời sống nhân sinh (chính trị, kinh tế, văn hóa...) hay nhất giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Top 20 Nghị luận về một hiện tượng đời sống nhân sinh (siêu hay)

Quảng cáo

Bài nghị luận về hiện tượng đời sống nhân sinh (chính trị, kinh tế, văn hóa...) - mẫu 1

Một trong những hệ quả của xã hội hiện đại đó là ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm môi trường hiện nay trở nên nghiêm trọng như vậy một phần là do hành động vứt rác bừa bãi của con người.

Xả rác bừa bãi là hiện tượng vô cùng nhức nhối trong xã hội ngày nay. Nó xảy ra ở khắp mọi nơi, trong công viên, vỉa hè hay thậm chí là ở những di tích lịch sử, khu danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Ở nông thôn, ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những bãi rác nằm ngổn ngang bên vệ đường, bốc mùi hôi thối và ngập tràn ruồi bọ. Những con sông, con mương vốn trong xanh bỗng thấy có những túi ni lông nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Còn ở thành phố thì sao?

Quảng cáo

Người ta ăn xong một que kem, cái kẹo, uống xong một chai nước thì tiện tay vứt luôn xuống vỉa hè hay lòng đường. Các hàng quán, cơ sở sản xuất không được quản lí chặt chẽ nên lén lút vứt rác xuống cống, rãnh, ao, hồ. Thậm chí, ở một số điểm du lịch, mặc dù đã có biển cấm xả rác, khách du lịch vẫn thản nhiên vứt luôn vỏ kẹo, chai nước xuống, biện hộ rằng mình “lỡ tay”, ỷ lại vào những người làm công tác dọn dẹp, vệ sinh.

Chỉ một hành động thiếu ý thức nhưng lại kéo theo những hậu quả vô cùng nặng nề. Rác không được xử lí sẽ bốc mùi, chất độc hại đó bay vào không khí, ngấm vào đất, nước làm hủy hoại môi trường ở nơi đó. Rác tồn đọng còn làm tắc cống rãnh, ao hồ, gây ngập úng vào mùa mưa lũ, gây mất cảnh quan đô thị.

Những bãi rác cũng là nơi trú ẩn của nhiều loài ruồi, muỗi, sinh vật kí sinh, tiềm tàng khả năng lây bệnh cho con người. Hơn nữa, hành động xã rác bừa bãi thể hiện một con người thiếu văn hóa, thiếu ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường. Một người vô ý thức cũng kéo theo những người khác có hành vi tương tự.

Quảng cáo

Hành động xả rác bừa bãi bắt nguồn từ sự thiếu ý thức của chính bản thân con người. Họ không hiểu hết những hậu quả mà xả rác bừa bãi gây ra, đồng thời ỷ lại vào những người có nhiệm vụ dọn dẹp, vệ sinh môi trường. Ở nông thôn, đó còn là vì thiếu cơ sở xử lí rác thải, dẫn đến những bãi rác tự phát không có sự cho phép của chính quyền.

Để chung tay xây dựng một môi trường xanh- sạch- đẹp, chúng ta hãy cùng ngăn ngừa việc xả rác bừa bãi. Mỗi người hãy tự ý thức về hành vi của mình, bỏ rác đúng nơi quy định, đồng thời nhắc nhở nếu thấy người nào có ý định xả rác bừa bãi. Các tổ chức, cơ quan chính quyền cần tuyên truyền cho mọi người hiểu về hậu quả của xả rác bừa bãi cũng như ô nhiễm môi trường, thường xuyên vận động người dân tham gia các chiến dịch bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh làng xóm.

Bên cạnh đó, nhà nước cũng cần đầu tư xây dựng những khu xử lí rác thải tân tiến, hiện đại, có đội thu gom để rác không còn tập trung một chỗ. Rác thải nên được phân loại để tái chế, làm phân bón cho cây xanh, hạn chế tối đa việc thải ra môi trường. Đối với những hộ chăn nuôi, làm hầm biogas là một cách hữu ích để tận dụng chất thải động vật, đồng thời không gây ô nhiễm môi trường.

Quảng cáo

Vứt rác bừa bãi là một hành động vô ý thức đáng bị phê phán và lên án. Vì thế, để cải thiện môi trường sống xung quanh chúng ta, mỗi người hãy tự tạo lập ý thức vứt rác đúng nơi quy định, cùng nhau xây dựng một xã hội văn minh, hiện đại, không còn rác thải.

Bài nghị luận về hiện tượng đời sống nhân sinh (chính trị, kinh tế, văn hóa...) - mẫu 2

Một tấm lòng nhân hậu và thiện lương đã chôn cất hơn 20.000 thai nhi, cứu sống hơn 100 sinh linh bé nhỏ, viết nên một câu chuyện dài kỳ khiến mọi người rất nể phục nhưng đồng thời cũng vô cùng xót xa. Và qua câu chuyện này, người đàn ông ấy mong muốn những người mẹ hãy trân quý giọt máu của mình.

Ông Tống Phước Phúc với tấm lòng lương thiện trong một lần tình cờ tận mắt nhìn thấy cảnh một thai nhi bị bỏ rơi bên gốc cây ở bệnh viện, khi đó ông một lòng muốn an táng cho sinh linh bé nhỏ đáng thương ấy. Và trong suốt mười mấy năm sau đó, ông đã luôn âm thầm kiên trì làm việc này, đến nay ông đã chôn cất cho hơn 20.000 thai nhi bị vứt bỏ.

Vào năm 2001, ông Phúc đưa vợ đến bệnh viện khám thai, sau đó ông để ý thấy có những thai phụ đến không phải để khám, mà là để phá thai. Ông bắt đầu quan tâm đến vấn đề xã hội mà nhiều người còn đang thờ ơ này và phát hiện ra có một số thai phụ trẻ tuổi lựa chọn con đường này vì nghèo túng hoặc có nhiều lý do khác.

Ông thương lượng với bệnh viện để mình được chôn cất cho những thai nhi đã thành hình này, giúp những sinh linh bé bỏng không có duyên đến với cuộc đời được yên nghỉ. Sau khi được bệnh viện đồng ý, mỗi ngày sau khi tan sở, bác sĩ đều sẽ liên lạc với ông Tống để ông đến đưa những thai nhi đã qua đời đi.

Ông Phúc là một công nhân xây dựng, ông đã dùng số tiền tiết kiệm của mình để mua một mảnh đất yên tĩnh trên một ngọn núi ở Nha Trang và xây mộ cho các thai nhi (núi Hòn Thơm). Tuy lúc đầu vợ ông không thể nào hiểu được, nhưng ông vẫn kiên trì với nguyện ước ban đầu của mình để tiễn đưa những sinh linh này đoạn đường cuối cùng. Cứ như vậy, nhờ sự giúp đỡ của rất nhiều nhà hảo tâm, ông đã mở rộng tâm nguyện “tiễn đưa những hài nhi đã khuất, nỗ lực để trân trọng sinh mệnh”.

Thực tế, mục đích cuối cùng của ông Phúc không phải là chôn cất cho các thai nhi, điều mà ông Phúc muốn làm được đó là thông qua việc này để khiến mọi người quan tâm, nhất là khiến các thai phụ suy nghĩ lại, quyết định nên làm như thế nào để không phải hối hận. Ông mong rằng sẽ có nhiều những em bé được ra đời bình an hơn nữa. Với sứ mệnh này, ông Phúc đã dành tấm lòng yêu thương không chút vị kỷ của mình, nếu ông không làm như vậy thì sẽ không có ai quan tâm đến việc này, và rồi sẽ có nhiều sinh linh vô tội bị phá bỏ hơn.

Cảm giác sứ mệnh này xuất phát từ tâm niệm của ông, ông nói: “Sinh mệnh là món quà mà Chúa ban tặng.”

Tấm lòng tốt bụng của ông Tống đã khích lệ rất nhiều quỹ hảo tâm, nhiều người cùng ông nỗ lực để quý trọng sinh mạng, ông vô cùng biết ơn: “Càng ngày tôi càng nhận được nhiều sự hỗ trợ, có những người giúp đỡ bằng hành động, có những người giúp đỡ bằng việc tài trợ gạo và muối. Còn có người cung cấp tiền bạc để làm kinh phí cho các cháu đi học. Những tấm lòng hảo tâm này khiến tôi có thể tiếp tục thực hiện việc mà mình đang làm” và “Tôi sẽ dành hết tâm huyết và sinh mạng của mình để tiếp tục làm điều này.”.

Bài nghị luận về hiện tượng đời sống nhân sinh (chính trị, kinh tế, văn hóa...) - mẫu 3

Từ xa xưa, dịch bệnh không phải là điều hiếm gặp, và nó đã từng xuất hiện thường xuyên trong lịch sử con người. Ta có thể kể tên những đại dịch khiến cả thế giới đều e ngại như bệnh dịch hạch, Ebola, SARS, .. và đến cuối năm 2019, ta một lần nữa chứng kiến đại dịch của thế giới: Covid-19.

Đó là một loại virus được xuất hiện đầu tiên ở Vũ Hán, Trung Quốc, gây là bệnh viêm đường hô hấp cấp ở con người. Đại dịch lây lan một cách nhanh chóng, tính đến đầu tháng 4/2020, Covid-19 đã xuất hiện ở 206 quốc gia, hơn 1 triệu người nhiễm bệnh, gần 60.000 ca tử vong. Thật đáng mừng rằng, Việt Nam ta đã thực hiện vô cùng tốt trong công tác phòng chống dịch, mọi thứ đều được thực hiện theo quy định, kiểm soát tình hình dịch bệnh trong cả nước được nâng lên mức cao nhất.

Vậy trách nhiệm của mỗi công dân khi dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp là gì? Đầu tiên, ta cần phải tự ý thức được trách nhiệm góp phần chung tay vào phòng chống dịch bệnh. Khi thấy bản thân có những dấu hiệu như sốt, ho, khó thở… hay có tiếp xúc gần với các ca lây nhiễm được công bố thì phải lập tức thông báo tới cơ sở y tế để kiểm tra, và tiến hành cách ly an toàn.

Mỗi người đều phải trang bị đầy đủ khẩu trang, nước rửa tay khô mỗi khi ra đường, rửa thường xuyên với dung dịch khử trùng mỗi khi tiếp xúc mới bề mặt cứng ở ngoài. Không nên tụ tập đông người, vứt khẩu trang đúng nơi quy định. Đặc biệt, chúng ta cần tuyên truyền, chia sẻ những thông tin chính thống từ Chính phủ, Bộ Y tế cho người thân, bạn bè để cùng nhau đẩy lùi dịch bệnh.

Tất nhiên, vẫn còn tồn đọng những cá nhân thiếu ý thức, ích kỷ và không tôn trọng sức khỏe của bản thân cũng như của cả cộng đồng, việc này nhất định phải lên án, phê bình. Nếu mỗi công dân đều chung tay, đồng lòng, quyết tâm thì việc chiến thắng đại dịch Covid-19 là điều chắc chắn!

Bài nghị luận về hiện tượng đời sống nhân sinh (chính trị, kinh tế, văn hóa...) - mẫu 4

Hiện nay cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin đã cho ra đời nhiều mạng xã hội. Nhắc đến mạng xã hội thì không thể thiếu Facebook – một trang mạng rất quen thuộc đối với thế giới nói chung và Việt Nam ta nói riêng. Không thể không nhắc đến những gì mà mạng xã hội làm được cho con người: giao lưu, kết bạn, giải trí, quảng bá thương hiệu, bán hàng…Nhưng chúng ta cũng không phủ nhận những tác hại khôn lường từ mạng xã hội mang lại.

Mạng xã hội đã và đang làm mất quỹ thời gian ngắn ngủi của con người. Quá tập trung mạng xã hội, chúng ta dường như quên rằng mình phải làm rất nhiều việc. Quá rong chơi trong thế giới ảo ta quên mất mình cần sống cho mình, cho mọi người xung quanh. Chính mạng xã hội đang dần dần thủ tiêu mọi giao tiếp của con người. Ngồi đâu, ở đâu đâu bạn cũng chỉ thấy người ta chúi đầu vào điện thoại và quên đi việc phải trò chuyện cùng nhau.

Đó là chưa nói đến việc những thông tin trên mạng xã hội là thông tin chưa qua kiểm chứng, thật giả lẫn lộn. Chẳng những gây hại về sức khỏe, sản phẩm công nghệ này còn tác động tiêu cực về mặt tinh thần của con người, đặc biệt là giới trẻ. Do nguồn thông tin trên mạng không có ai giám sát, kiểm duyệt nên còn tràn lan rất nhiều thông tin sai lệch, văn hóa phẩm đồi trụy, trong khi giới trẻ còn chưa đủ nhận thức để sàng lọc thông tin, dễ dẫn đến nhận thức lệch lạc, kéo theo đó là hành động sai lầm.

Bị kẻ xấu lợi dụng tên tuổi, hình ảnh vào những việc làm phạm pháp gây ảnh hưởng tới uy tín và lòng tin của người khác. Có nhiều học sinh cũng chính vì nghiện mạng xã hội mà việc học tập ngày càng đi xuống. Lo sống ảo nên quên mất bản thân cần phải cố gắng trong đời thực. Bởi vậy chúng ta cần nhận thức được ý nghĩa thực sự của mạng xã hội và cần phải sử dụng mạng xã hội một cách thông minh và phải làm chủ nó cũng như làm chủ được bản thân trước những cám dỗ.

Bài nghị luận về hiện tượng đời sống nhân sinh (chính trị, kinh tế, văn hóa...) - mẫu 5

Thế kỉ XXI chứng kiến sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ với sự xuất hiện của hàng loạt các thiết bị thông minh phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng của con người. Bên cạnh những lợi ích to lớn không thể phủ nhận, thì chúng cũng mang lại không ít những thách thức đòi hỏi sự quan tâm của toàn xã hội. Một trong những vấn đề gây nhức nhối nhất trong những năm gần đây là hiện tượng nghiện game ở học sinh.

Game là một phần của trò chơi điện tử. Chúng ta không nên nhầm lẫn giữa game và trò chơi điện tử bởi trò chơi điện tử là sự kết hợp giữa trò chơi và thiết bị giúp bạn tương tác và chơi được trò chơi đấy. Một số các game phổ biến hiện nay có thể kể đến như Liên minh huyền thoại, DOTA , Clash of Clans, Haft-life,… được giới trẻ vô cùng ưa chuộng.

Và “nghiện game” đã chính thức được tổ chức Y tế Thế giới WHO công nhận như một dạng rối loạn tâm lý, y hệt như trầm cảm hay tâm thần phân liệt và cần có các cách điều trị đặc dụng riêng để giúp những “con nghiện” thoát khỏi ám ảnh tâm lý. Nghiện game có thể một số biểu hiện như không thể kiểm soát được thời gian, tần suất, địa điểm chơi game, luôn bị ám ảnh bởi các hình ảnh trong game, coi trọng game hơn bất cứ thứ gì khác trong cuộc sống đến mức quên ăn, quên ngủ, không còn nghĩ gì đến học hành, công việc.

Việc nghiện game ở học sinh đã và đang gây ra những ảnh hưởng vô cùng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống không chỉ của cá nhân học sinh đó mà còn lên toàn xã hội. Trước hết, nghiện game gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe học sinh. Việc tiếp xúc hàng giờ, thậm chí hàng ngày với máy tính có thể gây ra mỏi mắt, dần dần suy giảm thị lực.

Bên cạnh đó, việc chơi các trò chơi chiến đấu thường xuyên đặt bộ não trong một trạng thái căng thẳng liên tục, đó là nguyên nhân dẫn đến các chứng rối loạn thần kinh, suy giảm trí nhớ. Không những thế, sức khỏe học sinh cũng bị tàn phá khi các “con nghiện game” thường xuyên ăn uống qua loa, tạm bợ, bỏ bữa để có thời gian chơi game, trong khi đó, cột sống cũng rất dễ bị tổn thương khi ngồi trong một tư thế, thậm chí là sai tư thế quá lâu…

Cùng với những tác động tiêu cực lên sức khỏe thế chất, nghiện game cũng ảnh hưởng xấu đến tinh thần và kết quả học tập của học sinh. Coi game là “thứ tồn tại duy nhất, những thứ khác có hay không có không quan trọng”, thành tích học tập dễ sa sút, học sinh không còn tâm trí học hành, làm việc, đắm chìm vào thế giới ảo và xa lánh với đời sống thật, họ dễ rơi vào trạng thái u uất, chán nản, lâu dần sinh ra trầm cảm, thậm chí có những hoang tưởng từ cuộc sống trong trò chơi ra ngoài đời thật.

Đồng thời, hiện tượng nghiện game đang diễn ra cũng gây ảnh hưởng to lớn tới gia đình, nhà trường và xã hội. Học sinh nghiện game sẵn sàng bỏ ra rất nhiều tiền vào các game online. Ở lứa tuổi học sinh, chưa làm ra tiền, các em dễ nảy sinh tính trộm cắp, nói dối bố mẹ để có tiền chơi game. Ở mức độ nặng hơn, tâm trí học sinh còn có thể bị kiểm soat bởi những hành động trong game, gây ra những hành động trái pháp luật, gây tổn thương cho bản thân và cho người khác, trở thành gánh nặng cho cả xã hội.

Nguyên nhân từ đâu mà ngày càng có nhiều học sinh nghiện các trò chơi điện tử? Có thể thấy, sự giáo dục của nhà trường vẫn chưa toàn diện, chưa cho học sinh thấy hết được các tác hại nguy hiểm của việc nghiện game, sự quản lí của gia đình vẫn còn lỏng lẻo, xã hội vẫn chưa có sự quan tâm đúng mức khi vẫn đễ cho các quán internet mọc lên ồ ạt mà không có sự kiểm soát sát sao, hơn hết là do ý thức chưa tốt của một số học sinh, chưa nhận thức được sự nguy hại của việc nghiện game.

Đã đến lúc tất cả chúng ta cùng chung tay hành động cho một môi trường phát triển tốt đẹp và toàn diện của học sinh, chủ nhân tương lai của đất nước. Gia đình, nhà trường cần có sự kết hợp trong việc giáo dục và quản lí con em mình, các game đưa ra thị trường cần có sự quản lí, kiểm soát để đảm bảo đủ sự lành mạnh cho người dùng….

Lứa tuổi học sinh là độ tuổi còn bồng bột, dễ bị thu hút bởi những điều mới lạ, nhưng hãy biết bảo vệ lấy chính bản thân mình để không sa vào các tệ nạn, trong đó có nghiện game điện tử, đừng biến mình thành “con sâu làm rầu nồi canh”, thay vì là người làm chủ cuộc đời, làm chủ đất nước lại biến mình trở thành nỗi lo của xã hội.

Chơi game là một hình thức giải trí tuyệt vời để giải tỏa căng thẳng sau những giờ làm việc mệt mỏi. Tuy nhiên, nếu không thể kiểm soát tốt bản thân ta có thể trở thành “nô lệ” của trò chơi điện tử lúc nào không hay. Hãy là một người chơi thông thái bạn nhé!

Bài nghị luận về hiện tượng đời sống nhân sinh (chính trị, kinh tế, văn hóa...) - mẫu 6

Một trong những hệ quả của xã hội hiện đại đó là ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm môi trường hiện nay trở nên nghiêm trọng như vậy một phần là do hành động vứt rác bừa bãi của con người.

Xả rác bừa bãi là hiện tượng vô cùng nhức nhối trong xã hội ngày nay. Nó xảy ra ở khắp mọi nơi, trong công viên, vỉa hè hay thậm chí là ở những di tích lịch sử, khu danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Ở nông thôn, ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những bãi rác nằm ngổn ngang bên vệ đường, bốc mùi hôi thối và ngập tràn ruồi bọ. Những con sông, con mương vốn trong xanh bỗng thấy có những túi ni lông nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Còn ở thành phố thì sao?

Người ta ăn xong một que kem, cái kẹo, uống xong một chai nước thì tiện tay vứt luôn xuống vỉa hè hay lòng đường. Các hàng quán, cơ sở sản xuất không được quản lí chặt chẽ nên lén lút vứt rác xuống cống, rãnh, ao, hồ. Thậm chí, ở một số điểm du lịch, mặc dù đã có biển cấm xả rác, khách du lịch vẫn thản nhiên vứt luôn vỏ kẹo, chai nước xuống, biện hộ rằng mình “lỡ tay”, ỷ lại vào những người làm công tác dọn dẹp, vệ sinh.

Chỉ một hành động thiếu ý thức nhưng lại kéo theo những hậu quả vô cùng nặng nề. Rác không được xử lí sẽ bốc mùi, chất độc hại đó bay vào không khí, ngấm vào đất, nước làm hủy hoại môi trường ở nơi đó. Rác tồn đọng còn làm tắc cống rãnh, ao hồ, gây ngập úng vào mùa mưa lũ, gây mất cảnh quan đô thị.

Những bãi rác cũng là nơi trú ẩn của nhiều loài ruồi, muỗi, sinh vật kí sinh, tiềm tàng khả năng lây bệnh cho con người. Hơn nữa, hành động xã rác bừa bãi thể hiện một con người thiếu văn hóa, thiếu ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường. Một người vô ý thức cũng kéo theo những người khác có hành vi tương tự.

Hành động xả rác bừa bãi bắt nguồn từ sự thiếu ý thức của chính bản thân con người. Họ không hiểu hết những hậu quả mà xả rác bừa bãi gây ra, đồng thời ỷ lại vào những người có nhiệm vụ dọn dẹp, vệ sinh môi trường. Ở nông thôn, đó còn là vì thiếu cơ sở xử lí rác thải, dẫn đến những bãi rác tự phát không có sự cho phép của chính quyền.

Để chung tay xây dựng một môi trường xanh- sạch- đẹp, chúng ta hãy cùng ngăn ngừa việc xả rác bừa bãi. Mỗi người hãy tự ý thức về hành vi của mình, bỏ rác đúng nơi quy định, đồng thời nhắc nhở nếu thấy người nào có ý định xả rác bừa bãi. Các tổ chức, cơ quan chính quyền cần tuyên truyền cho mọi người hiểu về hậu quả của xả rác bừa bãi cũng như ô nhiễm môi trường, thường xuyên vận động người dân tham gia các chiến dịch bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh làng xóm.

Bên cạnh đó, nhà nước cũng cần đầu tư xây dựng những khu xử lí rác thải tân tiến, hiện đại, có đội thu gom để rác không còn tập trung một chỗ. Rác thải nên được phân loại để tái chế, làm phân bón cho cây xanh, hạn chế tối đa việc thải ra môi trường. Đối với những hộ chăn nuôi, làm hầm biogas là một cách hữu ích để tận dụng chất thải động vật, đồng thời không gây ô nhiễm môi trường.

Vứt rác bừa bãi là một hành động vô ý thức đáng bị phê phán và lên án. Vì thế, để cải thiện môi trường sống xung quanh chúng ta, mỗi người hãy tự tạo lập ý thức vứt rác đúng nơi quy định, cùng nhau xây dựng một xã hội văn minh, hiện đại, không còn rác thải.

Bài nghị luận về hiện tượng đời sống nhân sinh (chính trị, kinh tế, văn hóa...) - mẫu 7

Xã hội ngày càng phát triển kéo theo đó là sự phát triển của trí tuệ nhân tạo. Cuộc sống hôm nay đang dần thay da đổi thịt, con người tiến gần hơn với các phương tiện hiện đại, tinh vi. Nhưng mặt trái đáng buồn của sự phát triển này chính là hiện tượng sống ảo của giới trẻ hiện nay.

Sống ảo, hiểu một cách đơn giản đó là lối sống thoát li thực tại, sống không giao tiếp với cuộc sống bên ngoài. Sống ảo là một hình thức phổ biến nhất hiện nay đối với các bạn trẻ, đặc biệt là ở trên các trang mạng xã hội facebook, instagram, zalo, … Sống ảo đang được các bạn trẻ hưởng ứng nhanh chóng và xem đó như một cách thể hiện và khẳng định đẳng cấp của bản thân.

Thực trạng hiện nay có rất nhiều bạn thích sống ảo hơn là sống thật. Khi xã hội phát triển đồng nghĩa rằng các phương tiện truyền thông cũng trở nên đa dạng và phát triển. Các mạng xã hội xuất hiện ngày càng phổ biến và các phần mềm hỗ trợ chỉnh sửa ảnh ngày càng đa dạng, nó khiến những bức hình trở nên sắc nét hơn, có nhiều hiệu ứng hấp dẫn hơn và nó khác hoàn toàn vẻ mặt mộc thực có ngoài đời.

Những hình ảnh đã qua chỉnh sửa ấy được giới trẻ “post” lên các trang mạng xã hội kèm theo những câu status tâm trạng để người người like, comment hay share. Lượt thích, lượt bình luận hay lượt chia sẻ càng nhiều nó càng khiến con người mải mê, đắm chìm với cuộc sống ảo của mình trên mạng.

Không chỉ dừng lại ở đó, sống ảo chính là một cách để họ trốn tránh hiện thực đời sống thường ngày, họ không dám đối mặt với nó. Những bức bối, những khó chịu của cuộc sống đời thực khiến con người mệt mỏi, bất lực muốn tìm đến một nơi để giải tỏa, để trút hết tâm tư. Và họ tìm đến với mạng xã hội như một thứ thuốc giải thần kì.

Từ đó tạo nên sự đối lập sống thật và sống ảo. Một sự thật đang diễn ra khá phố biến đó là nhiều người ngoài đời thực rất ít nói, kiệm lời nhưng khi lên mạng xã hội thì họ như trở thành một con người khác, hoạt bát, năng nổ, dễ bắt chuyện. Những cô cậu trẻ tuổi với vẻ ngoài bình thường nhưng khi được lên mạng lại trở thành hot girl, hot boy được nhiều người theo dõi. Chính những điều ấy hình thành cho giới trẻ thói quen sống ảo, đóng khép mình với cuộc đời thực ngoài kia.

Sống ảo là một hiện tượng tiêu cực, dễ dàng ảnh hưởng tới sự phát triển của mỗi người. Chẳng ai có thể lường trước những hậu quả khi một người sống quá ảo. Sống xa rời thực tế, họ ngại bắt chuyện với cộng đồng, lúc nào cũng bó mình nơi bốn bức tường với máy tính, smartphone có kết nối internet. Họ tìm đến những người xa lạ chưa gặp mặt bao giờ để trút bầu tâm sự. Điều đó không những đánh mất đi chính con người thật của họ mà còn là nguyên nhân gây nên chứng bệnh trầm cảm ở giới trẻ hiện nay.

Thế giới ảo đầy rẫy những nút like, nút share, là thế giới mà con người kết bạn bốn phương nhưng nói chuyện để rồi quên mà chẳng bao giờ gặp gỡ. Thế giới của những tâm tư, tình cảm, thế giới của những điều huyễn hoặc mà khi con người đắm chìm vào sẽ rất khó để thoát ra, nó như có ma lực khiến con người mê mệt với các trang mạng xã hội.

Không ai có thể phủ nhận được những lợi ích của truyền thông đa phương tiện đem lại nhưng khi giới trẻ quá sống ảo, con người ta dần mất sự kiểm chứng xác thực với các thông tin trên mạng xã hội, mơ hồ đồn đại và tin rằng đó là thật. Những thông tin sai lệch trên mạng xã hội vô tình đầu độc suy nghĩ con người, khiến con người mất dần lí trí.

Ngày hôm nay, ta chứng kiến không biết bao nhiêu vụ tin tặc lừa đảo, bao nhiêu vụ nghi ngờ lẫn nhau trên facebook rồi hẹn đánh nhau,… Biết bao con người đã đi vào con đường lầm lỡ vì tin vào mạng xã hội, vì đắm chìm trong thế giới đó. Học sinh lười học, ngày ngày mải mê bên máy tính, điện thoại, lúc nào cũng chăm chăm làm sao để có những bức hình đẹp mà không suy nghĩ tới bổn phận và trách nhiệm của một người học sinh. Tất cả thực trạng ấy là một giọt nước mắt buồn cho cả một xã hội đang phát triển theo con đường hội nhập.

Từ khi nào sống ảo trở thành một căn bệnh nguy hiểm như thế? Khi xã hội ngày càng phát triển, các máy móc hiện đại ra đời, các ứng dụng được nâng cấp tinh vi, nó thỏa mãn nhu cầu chơi bời, giải tỏa tâm trạng của giới trẻ. Giới trẻ tìm đến mạng xã hội nhiều hơn, đắm chìm vào nó để quên rằng mình đang sống trong một cuộc sống thật với sự tổng hòa các mối quan hệ.

Bố mẹ ngày nay có tâm lí chiều con hơn, con thích điều gì là sẽ đáp ứng được, vì vậy giới trẻ dễ đua đòi, sa đọa mà phụ huynh thì mất dần sự kiểm soát. Nhưng nguyên nhân sâu xa hơn bắt nguồn từ chính bản thân mỗi người trẻ. Họ dễ bị cám dỗ, không làm chủ được mình, không có ý thức sắp xếp thời gian hợp lí, vì vậy vô tình để thế giới ảo điều khiển con người mình.

Thật đáng buồn khi nhìn vào xã hội hôm nay còn một số lượng lớn các bạn trẻ sống ảo mà quên đi thế giới thực ngoài kia mới thật sự đáng sống. Mỗi người cần tự răn đe bản thân trước sự cám dỗ của những nút like, share trên mạng xã hội, hãy hòa nhập với cộng đồng nhiều hơn, đi ra ngoài và trải nghiệm cuộc sống muôn màu. Hãy biến mạng xã hội là công cụ giải trí những lúc mệt mỏi, đừng để nó lấn chiếm thời gian và cuộc đời của bạn.

Bài nghị luận về hiện tượng đời sống nhân sinh (chính trị, kinh tế, văn hóa...) - mẫu 8

Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, rất nhiều mạng xã hội đã ra đời. Nền tảng mạng xã hội Facebook dường như trở thành một phần không thể thiếu giúp mọi người xây dựng thương hiệu cá nhân, quảng bá, giao lưu, kết bài. Song song với những lợi ích đó, cũng không thể phủ nhận rằng nó đã đem đến rất nhiều những khó khăn. Phương tiện truyền thông xã hội đã lãng phí thời gian ngắn ngủi của mọi người. Quá tập trung vào mạng xã hội, chúng ta dường như quên mất rằng mình còn rất nhiều việc phải làm. Lang thang quá nhiều trong thế giới ảo, chúng ta quên rằng mình cần phải sống cho mình, cho mọi người xung quanh. Chính mạng xã hội đang dần triệt tiêu mọi giao tiếp của con người. Dù bạn ngồi ở đâu, bạn chỉ thấy mọi người dán mắt vào điện thoại mà quên nói chuyện với nhau. Đó là chưa kể thông tin trên mạng xã hội là thông tin chưa được kiểm chứng, thật giả lẫn lộn. Không chỉ gây hại cho sức khỏe, sản phẩm công nghệ này còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tinh thần của con người, đặc biệt là giới trẻ. Do các nguồn thông tin trên mạng không được giám sát, kiểm duyệt nên vẫn còn nhiều thông tin sai sự thật, văn hóa phẩm đồi trụy, trong khi giới trẻ chưa đủ nhận thức để chắt lọc thông tin, dễ dẫn đến thông tin sai lệch, theo sau là hành động sai lầm. Rất nhiều những kẻ đã lợi dụng hình ảnh trên mạng xã hội của người khác để thực hiện những hành vi phạm pháp, gây ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích của người khác. Chính vì vậy, mỗi chúng ta phải biết sử dụng mạng xã hội một cách đúng cách và thông minh.

Bài nghị luận về hiện tượng đời sống nhân sinh (chính trị, kinh tế, văn hóa...) - mẫu 9

Hiện nay, lối sống “ảo” trong một bộ phận giới trẻ đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Vậy, “sống ảo” là gì? Nó ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta như thế nào? Theo tôi, đó là lối sống quá phụ thuộc vào mạng xã hội, thiếu sự liên hệ cần thiết với cuộc sống thực. Lối sống này đã và đang để lại nhiều hệ lụy cho một bộ phận thanh thiếu niên. Trước hết, việc dành quá nhiều thời gian để lang thang trên mạng sẽ khiến chúng ta thiếu cơ hội học tập, giao tiếp trực tiếp với mọi người xung quanh, cũng như gây ra các vấn đề về thể chất: cận thị, vẹo cổ sống lưng… Đồng thời, đắm chìm trong một thế giới mà mọi thứ đăng tải đều được chỉnh sửa kỹ lưỡng và hào nhoáng, bạn rất dễ cảm thấy ghen tị và rơi vào trạng thái tự ti, tủi thân. Việc bị ám ảnh bởi những danh tiếng ảo trên mạng xã hội, làm tất cả mọi thứ chỉ vì để khoe like. Những vụ việc nhảy cầu, tự tử hay tự gây hại cho bản thân chỉ vì thách thức câu like trên mạng xã hội đã gây chú ý và bị lên án một cách gay gắt. Thế nhưng, giới trẻ vẫn chưa nhận thức được sự nguy hiểm đó mà ngày càng trở nên mù quáng. Việc sử dụng mạng xã hội giống như con dao hai lưỡi, nếu không cẩn thận, thì người tổn thương lớn nhất chính là bạn.

Bài nghị luận về hiện tượng đời sống nhân sinh (chính trị, kinh tế, văn hóa...) - mẫu 10

Hiện nay, đại dịch Covid-19 đang ngày càng diễn biến phức tạp khiến cho nền kinh tế trì trệ, cuộc sống của người dân bị xáo trộn hoàn toàn và luôn trong tình trạng lo lắng,… và kéo theo đó là việc học, sinh viên không được đến trường. Một trong những điều đáng lo ngại nhất là tình hình dịch bệnh không biết khi nào mới ổn định. Một số ý kiến cho rằng việc nghỉ học kéo dài có thể khiến học sinh bị hổng kiến thức nhưng phần lớn phụ huynh đồng tình vì lo lắng cho sức khỏe của con em mình và cộng đồng. Nhìn chung, việc cho học sinh nghỉ học là tất yếu và cần thiết nhưng chúng ta phải quan tâm hơn nữa đến tính tự giác trong học tập của các em. Muốn đảm bảo kiến thức của mình không có những lỗ hổng đáng tiếc, điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức tự học của chính bạn. Hãy coi đây là “cơ hội tốt nhất” để bản thân ôn tập lại kiến thức đã học, tự rèn luyện để bù đắp những lỗ hổng đang có hoặc nâng cao khả năng của mình với các dạng bài kiểm tra, đề thi khác nhau…

Bài nghị luận về hiện tượng đời sống nhân sinh (chính trị, kinh tế, văn hóa...) - mẫu 11

Thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với cả cơ hội và thách thức, đòi hỏi thế hệ trẻ phải có những thay đổi phù hợp để có thể thích ứng và thành công. Như chúng ta đã biết, trong lịch sử, nhân loại đã trải qua ba cuộc cách mạng công nghiệp, đem lại những thay đổi toàn diện cho đời sống con người. Không ngoại lệ, cuộc cách mạng 4.0 với nền tảng là công nghệ vạn vật kết nối, tự động hóa và trí tuệ nhân tạo, được kỳ vọng sẽ tạo ra một diện mạo hoàn toàn mới cho thế giới. Những công việc nặng nhọc và không mang tính sáng tạo sẽ được thay thế bằng robot, và Internet siêu nhanh và phổ biến sẽ thay đổi cách chúng ta làm việc và giao tiếp. Đồng thời, những cỗ máy có khả năng tính toán và xử lý vượt trội sẽ xuất hiện nhiều hơn trong các cơ quan, viện nghiên cứu, đe dọa trực tiếp đến việc làm của hàng triệu công nhân. Viễn cảnh đó không quá xa vời bởi mới đây, Google đã tạo ra một phần mềm hoàn toàn có thể đánh bại nhà vô địch cờ vây thế giới, một công ty ở Nhật Bản đang bắt đầu thử nghiệm robot thay con người. Nhân viên văn phòng và xe tự lái cũng xuất hiện ngày càng nhiều trên đường phố… Đứng trước thực tế này, chúng ta – những chủ nhân tương lai của đất nước – phải làm gì? Câu trả lời rất đơn giản: tất cả chúng ta cần nghiêm túc học tập, trau dồi kiến thức, phát huy tính sáng tạo và tư duy khoa học. Vì lúc này, cơ hội chia đều cho tất cả. Mạnh mẽ tiến lên và đón nhận những thành tựu của nền văn minh nhân loại hay mãi mãi ở lại phía sau, câu trả lời hoàn toàn phụ thuộc vào nỗ lực của bạn.

Bài nghị luận về hiện tượng đời sống nhân sinh (chính trị, kinh tế, văn hóa...) - mẫu 12

Trường học là nơi rèn luyện nhân cách, đạo đức cho học sinh, là nơi nuôi dưỡng tâm hồn và giúp chúng ta trở thành những con người. Tuy nhiên, một điều thực sự đau lòng và đau đớn đang xảy ra, khiến toàn xã hội lo lắng vì sự suy thoái đạo đức và băng hoại trong trường học ngày nay: bạo lực học đường. Điều này đề cập đến hành vi sai trái và bạo lực nhằm giải quyết vấn đề của học sinh, thậm chí có thể là giáo viên và học sinh. Nó thể hiện ở nhiều tình huống khác nhau ở trường học như: bạn bè ghen tị, đố kỵ cũng cãi nhau, mâu thuẫn, bất đồng nhỏ nhặt cũng cãi vã, chửi bới nhau dữ dội. Hoặc khi học sinh bướng bỉnh, không vâng lời, giáo viên sẽ trừng phạt bằng roi và những lời lẽ gay gắt.

Nguyên nhân hiển nhiên là đứa trẻ có cái tôi quá lớn và luôn muốn thể hiện bản thân. Thêm vào đó là sự thiếu giáo dục từ gia đình và cha mẹ cẩu thả, vô trách nhiệm hoặc quá chiều chuộng. Điều sau đây đến từ nhà trường: Kỷ luật quá lỏng lẻo, không có hình phạt nghiêm khắc khiến học sinh coi thường. Vậy làm thế nào bạn có thể loại bỏ bạo lực học đường? Công việc này không phải của riêng một cá nhân nào, mỗi cá nhân trong xã hội đều phải lo việc học hành cho con cái mình.Đầu tiên cần thiết lập kỷ luật ở trường, sau đó đòi hỏi sự quan tâm phối hợp đến trẻ em từ gia đình và môi trường của chúng. Tôi nghĩ điều gì sẽ xảy ra với thế hệ ngày mai nếu bạo lực học đường không được chấm dứt?

Bài nghị luận về hiện tượng đời sống nhân sinh (chính trị, kinh tế, văn hóa...) - mẫu 13

Trong xã hội phát triển hiện nay, nhận thức của người dân về giữ gìn, bảo vệ môi trường đang bộc lộ những dấu hiệu tiêu cực, biểu hiện phổ biến nhất là hiện tượng một bộ phận người dân vứt rác ra đường phố, nơi công cộng. Tình trạng này xảy ra ở nhiều nơi, ở trung tâm thành phố và ở những nơi đông người. Dù đường phố được trang trí thùng rác với khẩu hiệu tuyên truyền nhắc nhở người dân vứt rác đúng nơi quy định nhưng hình ảnh túi ni lông, cốc nhựa, chai nhựa, thức ăn thừa… vẫn xuất hiện trên vỉa hè đường phố. Ngày 6/12/2018, sau trận bóng đá Việt Nam – Philippines, cổng sân vận động Mỹ Đình ngổn ngang hàng nghìn túi nilon, chai lọ và có tới băng rôn tự hào ghi “Việt Nam vô địch”. Họ đã bị vứt đi trên sàn. Đây là dấu hiệu cảnh báo về hành vi thiếu ý thức của một bộ phận người hâm mộ nói riêng và người dân nói chung. Các bãi rác chôn lấp để lâu ngày bốc mùi hôi thối, phân hủy và mùi hôi thối lơ lửng trong không khí, thấm vào đất và gây ô nhiễm môi trường. Bãi rác cũng là nơi sinh sống của muỗi truyền bệnh sốt rét, ruồi lây lan dịch tả và chuột lây lan bệnh dịch hạch. Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe con người, khiến nhiều bệnh lây lan theo thời gian và tạo ra nhiều căn bệnh nguy hiểm. Và rác rưởi còn cho thấy chúng ta là những người vô ý thức, ích kỷ và bị người khác chỉ trích hành vi xấu của mình. Có thể nói, xả rác không chỉ là hành vi mất thẩm mỹ mà còn để lại những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến môi trường và đời sống con người. Vì vậy, thế hệ trẻ chúng ta phải quyết tâm ngăn chặn hiện tượng này, tăng cường tuyên truyền, giáo dục cộng đồng về ý thức bảo vệ môi trường.

Xem thêm các bài Soạn văn 11 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

CHỈ CÒN 250K 1 KHÓA HỌC BẤT KÌ, VIETJACK HỖ TRỢ DỊCH COVID

Đăng ký khóa học tốt 11 dành cho teen 2k4 tại khoahoc.vietjack.com

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên