Top 20 Giới thiệu tác phẩm Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (hay nhất)

Tổng hợp trên 20 bài giới thiệu một kịch bản văn học hoặc một bộ phim theo lựa chọn cá nhân: Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài hay nhất giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Top 20 Giới thiệu tác phẩm Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (hay nhất)

Quảng cáo

Giới thiệu một kịch bản văn học hoặc một bộ phim theo lựa chọn cá nhân: Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài - mẫu 1

Nhắc đến văn học Việt Nam có lẽ người ta không thể không nhắc đến “Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài” của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. Hôm nay, tôi sẽ giới thiệu cho các bạn nghe về tác phẩm nổi tiếng này.

Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng là một tác giả nổi tiếng với những tác phẩm mang tính lịch sử. Ông có nhiều đóng góp cho nền văn học Việt Nam ở lĩnh vực tiểu thuyết và kịch. Nhiều tiểu thuyết của ông đã được dựng thành phim như Đêm hội long trì. Ông có nhiều vở kịch nổi tiếng trong đó có tác phẩm Vũ Như Tô với 5 hồi. Trong trương trình Ngữ văn 11, Bộ Giáo dục đã đưa hồi 5 của vở kịch vào giảng dạy với tên gọi Vĩnh biệt cửu trùng đài. Đoạn trích về đoạn cuối cuộc đời của kiến trúc sư nổi tiếng Vũ Như Tô. Khi ông xây dựng Cửu trùng đài cho vua hôn quân Lê Tương Dực. Phân tích Vĩnh biệt cửu trùng đài, độc giả sẽ thấy được bức tranh toàn cảnh của chế độ phong kiến thối nát thời vua Lê chúa Trịnh. Thấy được sự cơ cực lầm than của dân và những con người tài hoa, nghệ sĩ. Mâu thuẫn đầu tiên mà nhà văn Nguyễn Huy Tưởng nói tới đó là mâu thuẫn giữa nhân dân lao động lầm than, khốn khổ với bọn hôn quân vô đạo, cường hào quan lại với lối sống xa hoa trụy lạc. Căng thẳng này đã ủ mầm từ trước đó, nhưng tới khi vua Lê Tương Dực bắt Vũ Như Tô phải xây Cửu trùng đài thì mâu thuẫn đó bị đẩy lên cao trào, đỉnh điểm. Mâu thuẫn thứ hai đó chính là giữa những con người tài hoa nghệ sĩ giỏi như kiến trúc sư Vũ Như Tô. Ông là một người nghệ sĩ chân chính. Ông có hoài bão, ước vọng và tâm huyết muốn cống hiến, đem lại cái đẹp cho đời. Thế nhưng, Lê Tương Dực cùng bè lũ tay sai lại mượn uy quyền, tiền bạc của mình để làm những việc mà chúng cho là ước mơ lớn. Chúng ép dân, vơ vét của cải, bắt dân lao động cực khổ để thực hiện thú vui của chúng.

Quảng cáo

Đó là mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật chân chính, cao siêu với lợi ích thiết thực trong cuộc sống của nhân dân.

Từ những điều đó, đã đẩy Vũ Như Tô và Cửu trùng đài vào bi kịch thảm hại không lối thoát. Vũ Như Tô là một trong những mấu chốt làm nên Cửu trùng đài. Ông vốn là một kiến trúc sư thiên tài, luôn có đam mê sáng tạo vì cái đẹp. Ông được người đời nhận xét là “ngàn năm chưa dễ có một”. Tài năng của Vũ Như Tô được Nguyễn Huy Tưởng kể lại “chỉ vẩy bút là chim hoa đã hiện lên”, “sai khiến gạch đá như viên tướng cầm quân, có thể xây dựng lâu đài cao cả, nóc vờn mây mà không hề tính sai một viên gạch nhỏ”. Không những tài hoa, ông còn là một nghệ sĩ có nhân cách lớn lao. Ông là người có khát vọng, có lý tưởng nghệ thuật cao quý. Bởi thế, dù lúc đầu vua Lê Tương Dực dọa giết, nhưng ông vẫn khăng khăng từ chối xây Cửu trùng đài. Chỉ sau khi bị thuyết phục bởi người bạn tri kỷ, mong ông xây dựng một tòa lâu đài bền vững cho đất nước thì ông mới chấp nhận. Bởi ông muốn cống hiến tài năng của mình cho dân tộc chứ không phải cho bọn hôn quân vô đạo.

Quảng cáo

Phân tích đến đây, độc giả có thể nhận thấy điểm giống nhau giữa Vũ Như Tô và tử tù Huấn Cao (trong Chữ người tử tù). Huấn Cao cũng là một người nghệ sĩ tài năng. Nhưng chữ của ông chỉ dành tặng những người biết đạo nghĩa.

Vũ Như Tô cũng vậy, khi bắt đầu xây Cửu trùng đài, ông đã dò hết tâm huyết. Ông không hề hám lợi. Khi được vua ban thưởng, ông đem chia hết cho đám thợ thuyền. Tuy nhiên, dù ông làm thế nào thì ước mơ và lý tưởng nghệ thuật của ông vẫn không thể hòa hợp với đời sống xã hội nghèo đói, lầm than của nhân dân lúc bấy giờ. Do đó, không ít lần ông rơi vào tâm trạng bi kịch, khi tự hỏi việc xây Cửu trùng đài đúng hay sai?

Có thể nói, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã xây dựng Vũ Như Tô là một nhân vật đầy bi kịch. Bởi trong chính con người ông cũng tồn tại những mâu thuẫn không thể giải quyết được. Ông có những khát vọng và hoài bão lý tưởng lớn nhưng lại có cách làm sai. Chỉ khi bị bắt và Cửu trùng đài bị đốt cháy, ông mới thức tỉnh. Thật là ai oán xót thương cho một con người tài hoa mà sinh ra không hợp thời thế.

Quảng cáo

Bên cạnh nhân vật Vũ Như Tô mê cái đẹp, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã khắc họa thêm nhân vật Đan Thiềm, một người đam mê cái tài. Nàng là người bạn tri âm, tri kỷ duy ở trong triều đình, thực sự hâm mộ cái tài của Vũ Như Tô. Hiểu nỗi lòng mâu thuẫn của kiến trúc sư, Đam Thiềm luôn cố gắng ở bên khích lệ, động viên và giúp đỡ Như Tô bảo vệ và xây dựng lâu đài. Không những thế, nàng là còn người thông minh, luôn bình tĩnh trước mọi tình huống. Biết rằng Cửu trùng đài không thành, nàng tìm mọi cách bảo vệ con người tài năng Vũ Như Tô. Nàng khuyên ông hãy trốn đi trước khi quân nổi dậy đến vây bắt. Nàng cũng sẵn sàng đánh đổi tính mạng của mình để cứu lấy nhà kiến trúc sư tài giỏi. Đến khi Vũ Như Tô không chịu đi, thì nàng cảm thấy đau đớn xót thương.

Có thể nói, qua đoạn trích, độc giả thấy rõ được nhân vật Đan Thiềm. Nàng không chỉ là một người chuộng cái tài mà con biết nhìn nhận cái đẹp. Qua đây độc giả nhận thấy cách giải quyết mâu thuẫn của tác giả Nguyễn Huy Tưởng rất dứt khoát. Ông miêu tả cảnh giải quyết xung đột đó bằng việc dân quân nổi dậy, đốt phát Cửu trùng đài và giết vua. Những con người sống trong cảnh ức hiếp lâu ngày giờ không thể chịu được nữa mà vùng lên đấu tranh. Đó là kết cục hiển nhiên mà mâu thuẫn giai cấp phải có.

Tuy nhiên, mâu thuẫn giữa lý tưởng nghệ thuật cao siêu với lợi ích thực tiễn, nhu cầu đơn thuần của người dân lại chưa được giải quyết. Vì thế, cái ác cái tàn bạo của hôn quân vô đạo Lê Tương Dực được nhận rõ, nhưng cái tội hay cãi công của kiến trúc sư Vũ Như Tô thì chưa thể luận. Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng chỉ mới dùng lại ở việc nêu vấn đề và để ngõ. Có lẽ ông muốn để tự người đọc ngẫm nghĩ và đưa ra cách giải quyết cho riêng mình.

Hồi 5 của vở kịch Vũ Như Tô nói về vấn đề cái đẹp. Nó nêu ra mối quan hệ còn nhiều khúc mắc giữa đời sống nhân dân thực tế với tâm hồn nghệ sĩ lãng mạn, cao siêu. Qua đây, tác giả Nguyễn Huy Tưởng cũng muốn bày tỏ sự thông cảm và trân trọng với những tài năng nghệ sĩ, có lý tưởng hoài bão nhưng lại rơi vào bi kịch.

Giới thiệu một kịch bản văn học hoặc một bộ phim theo lựa chọn cá nhân: Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài - mẫu 2

Xin chào thầy cô và các bạn, sau đây em xin giới thiệu về vở kịch “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”. Xin mời thầy cô và các bạn cùng lắng nghe!

Trong làng kịch hiện đại Việt Nam, bên cạnh Lưu Quang Vũ tài năng, vực dậy cả một nền văn học kịch đang trên đà tụt dốc, ta cũng không thể không nhắc đến Nguyễn Huy Tưởng một trong những nhà viết kịch và tiểu thuyết xuất sắc. Các tác phẩm của ông thường đi khai thác các đề tài lịch sử và tác phẩm Vũ Như Tô là tác phẩm nổi bật nhất. Xung đột kịch được đẩy lên đến cao trào và được giải quyết ở hồi thứ 5 “Vĩnh biệt cửu trùng đài” qua đó thể hiện quan niệm sâu sắc của ông về cuộc đời và nghệ thuật.

Vũ Như Tô là một kiến trúc sư tài giỏi, bị Lê Tương Dực – tên vua tàn bạo bắt xây Cửu Trùng Đài thành nơi để hắn ăn chơi, hưởng lạc. Là một người nghệ sĩ chân chính, Vũ Như Tô đã không nhận lời dù có bị hắn đe dọa sẽ giết chết. Nhưng Đam Thiềm một cung nữ đã thuyết phục được ông xây Cửu Trùng Đài. Cửu Trùng Đài xây cao bao nhiêu, lòng dân oán hận Vũ Như Tô bấy nhiêu. Lợi dụng tình thế đó Trịnh Duy Sản đã dấy binh nổi loạn. Đoạn trích “Vĩnh biệt cửu trùng đài” là sự tiếp nối các sự kiện đang bị đẩy lên đến cao trào đó.

Mở đầu tác phẩm là tiếng hoảng hốt của Đan Thiềm, khuyên Vũ Như Tô hãy mau trốn đi. Cơn biến loạn xảy ra ở kinh thành nên tình trạng của Vũ Như Tô hết sức nguy hiểm, nhưng Vũ Như Tô lại nhất định không trốn, không nghe lời khuyên của Đam Thiền bởi “Những người quân tử không bao giờ sợ chết. Mà vạn nhất có chết, thì cùng phải để cho mọi người biết rằng công việc mình làm chính đại quang minh. Tôi sống với Cửu Trùng Đài, chết cũng với Cửu Trùng Đài. Tôi không thể xa Cửu Trùng Đài một bước. Hồn tôi để cả ở đây, thì tôi chạy đi đâu?”. Ông hi sinh hết mình cho nghệ thuật, ông cố thủ ở lại cũng mong Cửu Trùng Đài sẽ được hoàn thiện, để tranh tinh xảo với hóa công. Nhưng ông nào biết, chính quyết định đó đã khiến ông nhận lấy cái chết oan nghiệt, đến cả lúc chết ông vẫn không thể lí giải vì sao mình phải chết.

Khi nhận lời xây dựng Cửu Trùng Đài bản thân Vũ Như Tô đã mắc phải sai lầm trong suy nghĩ và hành động. Vũ Như Tô mượn uy quyền và tiền bạc của Lê Tương Dực để thực hiện giấc mộng Cửu Trùng Đài. Nhưng tiền bạc đó chính là công sức, của cải của nhân dân, ông chỉ nhìn thấy cái bề nổi khi xây dựng xong Cửu Trùng Đài, mà không nhận ra phần sâu của sự việc. Cửu Trùng Đài càng đến ngày hoàn thiện thì mâu thuẫn giữa ông với nhân dân càng lớn dần, họ căm ghét Vũ Như Tô bởi ông đã hạ lệnh giết chết những người bỏ trốn để duy trì kỉ luật trên công trường. Đó là hành động hết sức tàn nhẫn, đặt công trình lên trên tính mạng của thợ thuyền. Vũ Như Tô đã biến thành một kẻ đáng sợ, người dân không còn thấy hình ảnh của Vũ Như Tô gần gũi với nhân dân đâu nữa. Vì xây Cửu Trùng Đài mà cuộc sống của nhân dân ngày càng cực khổ. Vũ Như Tô là một thiên tài nhưng không phải là một hiền tài. Ông không thấu hiểu nỗi thống khổ của nhân dân.

Vũ Như Tô bị đặt vào mâu thuẫn không thể hóa giải, điều hòa: một bên là khát vọng nghệ thuật, một bên là đời sống của nhân dân. Bởi vậy, cuối cùng ông đã nhận lấy cái kết vô cùng bi thảm. Vũ Như Tô bị hiểu lầm và bị kết tội: Nhân dân coi bạo chúa và Vũ Như Tô là một là hai người gây ra tội ác: “Bạo chúa đã chết, còn thằng Vũ Như Tô đem phanh thây thành trăm mảnh”. Ông không chỉ bị nhân dân kết tội mà giấc mộng cuộc đời ông, ông đã dồn biết bao tài năng và tâm sức xây dựng Cửu Trùng Đài giờ cũng rơi vào tuyệt vọng, Cửu Trùng Đài bị phá hủy. Trước cảnh tượng Cửu Trùng Đài rực cháy, Vũ Như Tô rú lên kinh hoàng, tất cả giấc mộng đẹp tan tành, sụp đổ, đó là tiếng rú kinh hoàng, sợ hãi. “Thông thế là hết, dẫn ta đến pháp trường” – Vũ Như Tô người sáng tạo cái đẹp cũng bị giết. Cái chết của Vũ Như Tô là một kết cục tất yếu vì Cửu Trùng Đài là một công trình đẹp, tuyệt mỹ nhưng nó lại là biểu hiện của cái xấu, cái ác, nên tất yếu nó sẽ bị hủy diệt. Qua đó Nguyễn Huy Tưởng cũng nêu lên mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời: nghệ thuật phải xuất phát từ cuộc sống và phục vụ con người mới có thể tồn tại nếu không có tất yếu sẽ bị diệt vong.

Ngoài nhân vật Vũ Như Tô, ta cũng không thể không nhắc đến Đam Thiền. Bà là một cung nữ xinh đẹp, tài năng nhưng bị bỏ rơi. Đam Thiền là người yêu cái đẹp, cái thái độ “biệt nhỡn liên tài”, chính bà là người đã khuyên Vũ Như Tô nên ở lại để xây dựng Cửu Trùng Đài điểm tô cho đất nước, cũng chính bà đã khuyên Như Tô trốn đi khi xảy ra biến loạn. Và bà tình nguyện ở lại để bảo vệ Cửu Trùng Đài bởi “tôi chết đi không thiệt hại cho đời”. Cũng như Vũ Như Tô, Đan Thiềm cũng rơi vào bi kịch vỡ mộng: hi sinh tất cả danh dự tính mạng để bảo vệ Cửu Trùng Đài nhưng cuối cùng vẫn phải chết. Đau đớn hơn trước khi chết còn phải chứng kiến cảnh Cửu Trùng Đài bị đốt phá tan tành. Người bà hết lòng bảo vệ là Vũ Như Tô cũng bị đưa ra pháp trường.

Hồi năm của vở kịch Vũ Như Tô đã được Nguyễn Huy Tưởng sử dụng ngôn ngữ kịch điêu luyện, mang tính tổng hợp cao. Nhịp điệu lời thoại nhanh, gấp gáp, sử dụng những câu văn ngắn cho thấy tình thế cấp bách. Tính cách, tâm trạng nhân vật được bộc lộ rõ nét.

Với các lớp kịch linh hoạt, tự nhiên tác giả đã tái hiện thành công hồi kịch thứ năm. Qua hồi kịch này ông gửi gắm sự cảm thông với bi kịch của Vũ Như Tô, đồng thời đặt ra vấn đề mối quan hệ hài hòa giữa nghệ thuật và con người. Không chỉ vậy xã hội cần trân trọng, nâng niu những tài năng nghệ thuật, để họ có thể phát huy tài năng của bản thân, xây dựng sự giàu đẹp cho đất nước.

Giới thiệu một kịch bản văn học hoặc một bộ phim theo lựa chọn cá nhân: Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài - mẫu 3

Xin chào thầy cô và các bạn, hôm nay em xin giới thiệu cho mọi người cùng nghe về vở kịch nổi tiếng của Nguyễn Huy Tưởng, mời mọi người cùng chú ý lắng nghe.

Nguyễn Huy Tưởng đã tạo nên một câu chuyện về nhân vật Vũ Như Tô từ một sự kiện lịch sử có thật ở thế kỉ XVI, Nguyễn Huy Tưởng đã hư cấu, sáng tác vở kịch Vũ Như Tô, một vở kịch hiện đại có yếu tố bi kịch, đặt ra vấn đề có tầm quan trọng: số phận của nghệ thuật và của người nghệ sĩ trong hoàn cảnh đất nước bị chìm đắm trong chế độ phong kiến thối nát.

Tác giả đã xây dựng một nhân vật trung tâm của vở kịch hết sức đặc biệt, đó là người nghệ sĩ tài ba, ngàn năm chưa dễ có một người như Vũ Như Tô. Người kiến trúc sư thiên tài này có lí tưởng nghệ thuật, ham mê cái đẹp và khao khát sáng tạo cái đẹp nhưng không nhận thức được mâu thuẫn giữa lí tưởng nghệ thuật và hoàn cảnh thực tế của nhân dân đang bị đày đọa, giết hại trong việc xây Cửu Trùng Đài nên cuối cùng phải trả giá bằng sinh mệnh bản thân thật bi thảm.

Vũ Như Tô vẫn không thể thoát ra khỏi trạng thái mơ màng, ảo vọng của chính mình. Ông không tin rằng, công trình cao cả mình làm lại có thể xem là tội ác, cũng như không thể tin sự quang minh chính đại của mình lại bị rè rúng, nghi ngờ. Sự vỡ mộng của Vũ Như Tô vì thế đau đớn, kinh hoàng gấp bội so với Đan Thiềm. Nỗi đau ấy bộc lộ thành tiếng kêu bi thiết và âm điệu não nùng, khắc khoải chẳng những trở thành âm hưởng chủ đạo bao trùm đoạn kết đã đành, mà còn là một thứ chủ âm dội ngược lên toàn bộ những phần trước của vở kịch. "Ôi mộng lớn! Ôi Đan Thiềm! Ôi Cửu Trùng Đài!". Đó cũng là những tiếng kêu cuối cùng của Vũ Như Tô khi ngọn lửa oan nghiệt đang bùng bùng thiêu rụi Cửu Trùng Đài, ngay sau đó tác giả của nó bị dẫn ra pháp trường. Trong tiếng kêu ấy, mộng lớn, Đan Thiềm, Cửu Trùng Đài đã được Vũ Như Tô đặt kế tiếp nhau, nỗi đau mất mát như nhập hòa làm một, một nỗi đau bi tráng tột cùng.

Tận mắt chứng kiến Nguyễn Vũ tự sát, nghe tên nội giám thông báo kẻ phá, người đốt cửu Trùng Đài, Vũ Như Tô vẫn cho là điều vô Ií. Nghe tiếng quân lính reo hò truy tìm mình để phanh thây, Vũ Như Tô vẫn cố đấu lí với số phận và cuộc đời: Có lí gì để họ giết tôi? Đứng trước quân khởi loạn gươm giáo sáng lòe, Vũ Như Tô tự trấn an: Đời ta chưa tận, mệnh ta chưa cùng. Ta sẽ xây một tòa đài vĩ đại để tạ lòng tri kỉ. Bị ra lệnh dẫn về trình chủ tướng, Vũ Như Tô vẫn hi vọng sẽ có thể phân trần giảng giải cho người đời biết rõ nguyện vọng của ta. Ông dường như không hề nghe thấy tiếng cười ầm ĩ và lời quát tháo của quân lính. Mày không biết mấy nghìn người chết vì Cửu Trùng Đài, mẹ mất con, vợ mất chồng vì mày đó ư? Người ta oán mày còn hơn oán quỷ. Ông vẫn say sưa trong giấc mộng Cửu Trùng Đài: Vài năm nữa, đài Cửu Trùng hoàn thành, cao cả, huy hoàng, giữa cõi trần lao lực, có một cảnh Bồng Lai…

Nguyễn Huy Tưởng đã xây dựng nhân vật Vũ Như Tô cùng với khát vọng nghệ thuật cao cả, nhưng khát vọng nghệ thuật ấy lại xa rời thực tế. Vũ Như Tô và Đan Thiềm coi Cửu Trùng Đài là cả phần xác lẫn phần hồn của cuộc đời mình. Vì nó mà Vũ Như Tô chấp nhận làm việc cho hôn quân bạo chúa. Vì nó mà dù bị thương trên công trường, ông vẫn tiếp tục chỉ đạo công việc. Cũng vì nó, để giữ gìn kỉ luật, ông buộc phải trị tội những người thợ bỏ trốn. Cũng lại vì nó mà ông quyết ở lại trong cung cấm, giữa cơn biến loạn để bảo vệ không phải mạng sống của mình mà là bảo vệ Cửu Trùng Đài - sinh mạng nghệ thuật của cả đời ông.

Có thể nói rằng thông qua đoạn trích này ta như thấy nó có đầy đủ các yếu tố để làm nên một vở kịch hấp dẫn, dường như tất cả các xung đột kịch được nhà văn tổ chức lôi cuốn hấp dẫn. Chính cái không khí nhịp điệu thì dường như cứ tăng tiến dần dần lên tạo nên một tính chất gay gắt của xung đột kịch. Nhà văn cũng đã thật tài tình khi thắt núi sau đó lại mở nút nhưng kết cục vẫn là bi kịch. Qua đây Nguyễn Huy Tưởng như cũng đã thể hiện quan niệm nghệ thuật phải gắn liền với cuộc sống đời thường. Nghệ thuật chân chính nhất thì không thể tách rời cuộc sống.

Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 11 hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 11 Chân trời sáng tạo khác
Tài liệu giáo viên