Tràng giang - Tác giả tác phẩm (mới 2024) - Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức

Với tác giả, tác phẩm Tràng giang Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết trình bày đầy đủ nội dung chính quan trọng nhất về tác phẩm Tràng giang.

Tác giả - tác phẩm: Tràng giang - Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức

Quảng cáo

I. Tác giả văn bản Tràng giang

Tràng giang - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức

* Tiểu sử

- Huy Cận (1919-2005) quê ở làng Ân Phú, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.

- Thuở nhỏ ông học ở quê rồi vào Huế học hết trung học.

- Năm 1939 ra Hà Nội học ở Trường Cao đẳng Canh nông.

- Từ năm 1942, Huy Cận tích cực hoạt động trong mặt trận Việt Minh sau đó được bầu vào uỷ ban dân tộc giải phóng toàn quốc.

- Sau cách mạng tháng 8, giữ nhiều trọng trách quan trọng trong chính quyền cách mạng.

- Sau này ông làm Thứ trưởng Bộ Văn hóa, rồi Bộ trưởng đặc trách Văn hóa Thông tin trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng trong chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phụ trách các công tác văn hóa và văn nghệ.

- Từ 1984, ông là Chủ tịch Ủy ban Trung ương Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam. Ngoài ra, ông còn là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I, II và VII.

* Sự nghiệp văn học

- Huy Cận là nhà thơ lớn, một đại biểu xuất sắc của phong trào Thơ Mới với hồn thơ ảo não.

- Thơ Huy Cận hàm súc, giàu chất suy tưởng triết lí.

Quảng cáo

- Trước cách mạng tháng 8: Lửa thiêng, Kinh cầu tự, Vũ trụ ca

-  Sau cách mạng tháng 8: Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa, Chiến trường gần đến chiến trường xa...

* Vị trí và tầm ảnh hưởng

- Huy Cận đã được Nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I - năm 1996).

- Tháng 6 năm 2001, Huy Cận được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Thơ Thế giới.

- Ngày 23 tháng 2 năm 2005, ông được Nhà nước truy tặng Huân chương Sao Vàng.

II. Tìm hiểu tác phẩm Tràng giang

1. Thể loại

Tràng giang thuộc thể thơ bảy chữ.

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

- Vào một buổi chiều mùa thu 1939, khi đứng ờ bờ Nam, bến Chèm, sông Hồng (Hà Nội) nhìn cảnh sông nước mênh mông, bốn bề bao vắng lặng, nghĩ về một kiếp người trôi nôi, vô định, Huy Cận đã cảm tác nên bài thơ này.

- In trong tập thơ Lửa thiêng (1940).

3. Phương thức biểu đạt

Quảng cáo

Văn bản Tràng giang có phương thức biểu đạt là biểu cảm.

4. Bố cục văn bản Tràng giang

 Bố cục: 2 phần

- Phần 1 (Hai khổ thơ đầu): Bức tranh thiên nhiên và tâm trạng của nhà thơ.

- Phần 2 (Hai khổ thơ cuối): Tình yêu quê hương, đất nước thầm kín, sâu sắc.

5. Giá trị nội dung

– Bức tranh Tràng Giang hiện lên với tất cả sự đối lập, tương phản giữa thiên nhiên, không gian vũ trụ mênh mông với sự sống nhỏ bé đơn chiếc, lạc lõng, mong manh…( không gian với 2 sắc thái rõ nét: mênh mông vô biên và hoang sơ hiu quạnh)

– Thể hiện nỗi cô đơn, nỗi sầu vô tận của kẻ lữ thứ- cái “Tôi” bơ vơ trước thiên nhiên vũ trụ rộng lớn, bao la, mênh mông rợn ngợp.

=> Thể hiện niềm khát khao hòa hợp giữa những con người và tình yêu quê hương đất nước kín đáo của nhà thơ. (Con người sống trên quê hương mà vẫn thấy thiếu quê hương, thấy bơ vơ ngay trên quê hương của mình. Cho nên ẩn trong nỗi bơ vơ của một cá thể trước trời đất vũ trụ là nỗi bơ vơ của một người dân mất nước và thiết tha với tạo vật ở đây cũng chính là thiết tha với chính giang sơn tổ quốc mình.…)

6. Giá trị nghệ thuật

- Bài thơ có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố cổ điển, nhất là yếu tố Đường thi với yếu tố thơ mới.

- Nhiều yếu tố hiện đại thể hiện “tinh thần Thơ mới” và sự sáng tạo mới mẻ của Huy Cận.

Quảng cáo

- Vẻ đẹp cổ điển thể hiện trên nhiều phương diện: mỗi dòng 7 chữ ngắt nhịp đều đặn, mỗi khổi 4 dòng, tách ra như bài thơ tứ tuyệt; cách thức miêu tả thiên nhiên theo bút pháp hội họa cổ điển: một vài nét đơn sơ nhưng ghi được hồn tạo vật; tả cảnh ngụ tình; sự trang nhã, thanh thoát từ hình ảnh, ngôn từ.

- Chất hiện đại thể hiện trong cách cảm nhận sự việc, tâm trạng bơ vơ, buồn bã phổ biến của cái tôi lãng mạn đương thời.

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Tràng giang

1. Nhan đề, lời tựa

- Gợi cảm giác con sông kéo dài mênh mông, gợi mạch cảm xúc của bài thơ.

- Lời tựa: thâu tóm được tất cả tình và cảnh trong bài thơ.

2. Khổ 1

- Hình ảnh quan sát trên dòng sông rất chân thực nhưng giàu sức gợi.

+ Sóng gợn nhẹ nhàng lan tỏa đến vô cùng, gợi nỗi buồn miên man.

+ Con thuyền buông mái chèo một cách thụ động, mặc cho nước đưa đẩy, gợi sự lênh đênh. So với dòng sông con thuyền hết sức nhỏ bé.

+ Hình ảnh nước song song, thuyền về nước lại không hứa hẹn sự gặp gỡ mà chỉ là chia lìa, xa cách.

+ Câu thơ: Củi một cành khô lạc mấy dòng đặc biệt gợi cảm. Nó gợi nghĩ tới thân phận cá thể nhỏ nhoi, bơ vơ giữa dòng đời.

- Sử dụng hiệu quả phép đối (buồn điệp điệp- nước song song, sầu trăm ngả- lạc mấy dòng), từ láy âm (điệp điệp, song song), tương phản giữa cá thể và vũ trụ.

⇒ Khổ thơ gợi nỗi buồn về sự chia li, tách biệt thiếu giao cảm giữa cá thể với nhau, đặc biệt là nỗi buồn về kiếp người nhỏ bé vô định.

3. Khổ 2

- Hai câu đầu nổi bật sự đìu hiu, vắng lặng của cảnh chiều:

+ Đứng trước không gian ấy con người càng cô đơn, khao khát được nghe thấy âm thanh của cuộc sống con người.

+ Nhưng chợ chiều đã vãn, không gian càng vắng lặng u tịch.

- Hai câu cuối không gian được mở ra chiều chiều:cao, sâu, rộng, dài. Trong cái vũ trụ vô cùng, thăm thẳm không chỉ cảnh vắng cô liêu mà lòng người cũng như rợn ngợp bởi sự nhỏ bé, lạc loài.

- Nghệ thuật sử dụng từ ngữ chọn lọc đắt giá, giàu giá trị gợi hình biểu cảm: liu điu, lơ thơ, sâu chót vót,.... Ngắt nhịp thơ hiệu quả.

4. Khổ 3

- Cái hiện hữu trước mắt là những hình ảnh gợi sự lênh đênh vô định (bèo dạt về đâu) và tĩnh lặng, cô liêu (bờ xanh tiếp bãi vàng).

- Hình ảnh mà thi sĩ khao khát tìm kiếm là chuyến đò ngang là cây cầu như sự phủ định đã nằm ngay trong từ điệp từ không.

- Cảm thức cô đơn về sự lạc loài trước cảnh sông dài trời rộng đã khiến nhà thơ mong được đón nhận tiếng nói con người, mong được nhìn thấy sự giao lưu gần gũi giữa con người với con người nhưng tất cả vẫn bị ngăn cách (hình ảnh con đò, chiếc cầu tượng trưng cho sự giao lưu đôi bờ nhưn không có)è nỗi buồn về cuộc đời, về nhân thế.

5. Khổ 4

- Mang màu sắc Đường thi khá rõ từ những hình ảnh ước lệ đến cách dùng các thi liệu thơ Đường.

+ Hình ảnh Lớp lớp mây cao đùn núi bạc lấy ý từ câu thơ của Đỗ Phủ chỉ sự hùng vĩ của thiên nhiên nhưng câu thơ của Huy Cận miêu tả thiên nhiên lấp lánh, tráng lệ mang nét độc đáo riêng.

+ Hai câu thơ cuối phảng phất ý vị thơ Thôi Hiệu.

- Hình thức ngôn ngữ mang màu sắc cổ điển nhưng cảm xúc lại mang tính hiện đại: cái tôi cô đơn, bơ vơ, rợn ngợp trước cuộc đời.

+ Hình ảnh Chim nghiêng cánh nhỏ gợi cảm giác chấp chới, rợn ngợp.

+ Nỗi nhớ nhà dợn dợn trong lòng, đó là nỗi khao khát tìm đến chỗ dựa cho tâm hồn cô đơn, trống vắng của tác giả.

Học tốt bài Tràng giang

Các bài học giúp bạn để học tốt bài Tràng giang Ngữ văn lớp 11 hay khác:

Xem thêm tóm tắt tác giả, tác phẩm Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 11 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên