Người trong bao - Ngữ văn lớp 11

Người trong bao

Tải xuống

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Ngữ văn lớp 11, VietJack biên soạn tài liệu tác giả, tác phẩm Người trong bao trình bày đầy đủ, chi tiết về bố cục, tóm tắt, dàn ý, đôi nét về tác giả, thể loại, dàn ý đọc hiểu văn bản, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích mẫu về tác phẩm. Hi vọng qua loạt bài này sẽ giúp bạn dễ dàng soạn bài Người trong bao.

Bài giảng: Người trong bao - Cô Thúy Nhàn (Giáo viên VietJack)

A. Nội dung tác phẩm

     Bê-li-cốp là giáo viên trung học dạy tiếng Hi Lạp cổ. Ông nổi tiếng khắp thành phố nước Nga với phong cách ăn mặc đặc biệt. Tất cả những vật dụng của ông đều được để trong một cái bao. Ông khát khao thu mình vào trong một cái vỏ và tạo cho mình một cái bao để ngăn cách với bên ngoài. Ông luôn có những ý nghĩ không thực, luôn ngợi ca quá khứ, ca ngợi tiếng Hi lạp. Ngay cả ý nghĩ cũng được ông giấu kĩ vào bao. Ông có thói quen kì quặc là đi hết nhà các đồng nghiệp, kéo ghế ngồi rồi chẳng nói gì, chỉ nhìn xung quanh độ một giờ sau thì ra về khiến ai cũng sợ. Ông cũng nghĩ đến chuyện cưới Va-ren-cô làm vợ. Có người đã vẽ bức tranh châm biếm về ông và Va-ren-cô. Ngày chủ nhật hôm sau, ông chứng kiến cảnh hai chị em Va-ren-ca phóng xe vụt qua khiến ông ngạc nhiên và sửng sốt. Ông quyết định đến nhà Va-ren-ca để góp ý cho hai chị em. Ông và cô em gái Cô-va-len-cô đã cãi nhau. Bê-li-cốp đoạn sẽ báo cáo với hiệu trưởng nên Cô-va-len-cô đã túm áo và xô mạnh khiến Bê-li-cốp ngã xuống cầu thang. Vừa lúc đó, Va-ren-ca nhìn thấy, cười phá lên khiến Bê-li-cốp cảm thấy nhục nhã, lo sợ và vội vã về nhà. Một tháng sau, Bê-li-cốp qua đời. Mọi người ai cũng cảm thấy nhẹ nhàng nhưng lâu sau họ lại cảm thấy nặng nề, mệt nhọc, vô vị. Bê-li-cốp qua đời nhưng trong thành phố hiện còn nhiều người trong bao. Trong tương lai cũng sẽ còn bao nhiêu người “trong bao” như thế nữa.

Xem thêm các bài soạn Người trong bao hay, ngắn khác:

B. Đôi nét về tác phẩm

1. Tác giả

*Tiểu sử:

- An-tôn Páp-lô-vích Sê-khốp (1860 – 1904)

- Ông sinh trưởng trong một gia đình buôn bán nhỏ ở thị trấn Ta-gan-rốc, bên bờ biển A-dốp.

- Năm 1884, tốt nghiệp Khoa Y, Trường Đại học Tổng Mát-xcơ-va.  Ông vừa là nhà văn vừa tham gia nhiều hoạt động xã hội, văn hóa, giáo dục.

- Năm 1887, ông được nhận giải thưởng Pu-skin của Viện Hàn lâm khoa học Nga.

- Năm 1900, Sê-khốp được bầu làm Viện sĩ danh dự Viện Hàn lâm khoa học Nga.

- 1904, bị mắc bệnh phổi nặng, sang Đức chữa bệnh và mất ở nước ngoài. Gia đình và bạn bè đã đưa thi hài ông về nước.

*Sự nghiệp văn học

- Sự nghiệp sáng tác đồ sộ ở nhiều thể loại:

 + Hơn 500 truyện ngắn và truyện vừa: Anh béo và anh gầy, Con kì nhông, Phòng số 6

 + Nhiều vở kịch: Hải âu, Cậu Va-ni-a, Ba chị em,…

- Đặc điểm nổi bật trong phong cách nghệ thuật Sê-khốp là sự giản dị, thâm trầm, hàm súc.

- Cốt truyện thường đơn giản, ít yếu tố gay cấn, nhưng thường đặt ra những vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, nhân bản sâu xa.

- Đặc biệt ông rất chú ý tới các chi tiết khắc họa nhân vật, tô đậm chủ đề tư tưởng của tác phẩm.

⇒ Sê-khốp được xem là đại biểu lớn cuối cùng của văn học hiện thực Nga nửa cuối thế kỉ XIX, là nhà cách tân thiên tài về thể loại truyện ngắn và kịch nói.

2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh ra đời

- Bối cảnh hẹp: Viết 1898 trong thời gian nhà văn dưỡng bệnh ở thành phố I-an-ta, trên bán đảo Crưm, biển Đen.

- Bối cảnh rộng: Xã hội Nga đang ngạt thở trong bầu không khí chuyên chế, u ám, nặng nề của nước Nga cuối thế kỷ XIX.

b. Thể loại: Truyện ngắn

c. Ngôi kể: Ngôi thứ ba.

d. Ý nghĩa nhan đề:

- Nhan đề Người trong bao nhằm chỉ một kiểu người, một hiện tượng xã hội phổ biến đã và đang tồn tại trong một bộ phận trí thức Nga đương thời.

→ Lối sống khép kín, thu mình trong vỏ ốc, trốn tránh hiện thực một cách hèn nhát.

- Ý nghĩa chiếc bao:

+ Chiếc bao được nhắc đến trong phần nhan đề trước hết nó mang ý nghĩa tả thực, đó là vật dụng gắn liền với cuộc sống của Bê-li-cốp, nơi hắn ta có thể chứa đựng mọi đồ dùng, vật dụng.

+ Chiếc bao cũng chính là chiếc vỏ bọc, thứ ngăn cách, bảo vệ Bê-li-cốp khỏi những tác động của cuộc sống.

→ Đó là biểu tượng cho một lối sống khép kín, lối sống thụ động với nhiều nỗi sợ.

e. Bố cục: 3 phần

- Mở truyện: Cuộc trò chuyện ở gần nhà kho giữa hai người bạn: bác sĩ thú y và thầy giáo.

- Thân truyện: Về cuộc đời và tính cách của Bê-li-cốp.

- Kết truyện: Nhận xét của bác sĩ thú y – người nghe chuyện.

f. Giá trị nội dung:

- Thể hiện cuộc đấu tranh giữa con người với cái “bao” chuyên chế và khát vọng sống là mình, loại bỏ lối sống “trong bao"

- Thức tỉnh “con người không thể sống mãi như thế này được”.

g. Giá trị nghệ thuật:

- Cách kể, giọng chuyện chậm rãi, u buồn, giễu cợt một cách sâu cay.

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình mang tính biểu tượng cho một giai cấp xã hội.

- Nghệ thuật xây dựng biểu tượng độc đáo, giàu tính khái quát.

C. Đọc hiểu văn bản

1. Hình tượng nhân vật Bê-li-cốp

- Chân dung: 

+ Bộ mặt: lúc nào cũng giấu sau áo bành tô bẻ đứng.

+ Trang phục: đi giày cao su, cầm ô, đeo kính râm, mặc áo bông chần, lỗ tai nhét bông.

→ Cách ăn mặc theo một thói quen có sẵn, không thay đổi – kì quái.

⇒ Chân dung của một con người trong bao.

- Thói quen sinh hoạt:

+ Khi ở nhà:

  • Mặc áo khoác ngoài, đóng cửa, cài then.
  • Buồng ngủ chật như cái hộp, khi ngủ kéo chăn trùm kín mít không khí nóng bức.

+ Khi ra ngoài: 

  • Ngồi lên xe ngựa thì bao giờ cũng cho kéo mui lên.
  • Đồ dùng: ô, đồng hồ, dao…tất cả đều cho vào một cái bao.

→ Bê-li-cốp có một thói quen sinh hoạt thật kì quái. Đó là thói quen của con người luôn thu mình trong bao, luôn tạo ra một cái vỏ ngăn cách với bên ngoài.

- Tính cách:

+ Nhút nhát, ghê sợ hiện tại nhưng lại tôn sùng quá khứ.

+ Tâm trạng luôn lo lắng, hoảng sợ tất cả.

+ Suy nghĩ giấu cả trong bao.

+ Máy móc, giáo điều, phục tùng cấp trên.

- Cách hành xử: kì quặc

+ Bạn bè: đến nhà không hẹn trước, ngồi im độ một giờ thì cáo từ.

+ Ứng xử lập dị trong tình yêu: ghét đàn bà ra đường mặc áo thêu, đi xe đạp, mang theo sách này sách nọ.

+ Tự hài lòng với lối sống cổ lổ, kì quái của bản thân, không nhận ra thái độ ghê sợ, khinh bỉ, chế giễu của mọi người với mình. 

→ Một con người cô độc, kì quái, máy móc, giáo điều, vô trách nhiệm với bản thân, với cuộc đời. → Tính cách trong bao.

- Ảnh hưởng của lối sống Bê-li-cốp:

+ Lối sống và con người Bê-li-cốp đã ảnh hưởng mạnh mẽ và dai dẳng đến lối sống và tinh thần của anh chị em trong trường nơi y làm việc, trong cả thành phố nơi y sống.

+ Mọi người đều ghét, sợ hãi Bê-li-cốp, không muốn y để ý đến mình và đâm ra sợ tất cả: sợ nói to, sợ gửi thư, sợ làm quen, sợ đọc sách, sợ giúp đỡ người nghèo,…

→ Tất cả mọi người đều sợ y, ghét y, tránh xa y.

2. Khi Bê-li-cốp qua đời

- Cái chết của Bê-li-cốp:

+ Nguyên nhân:

  • Bị ngã đau do Cô-va-len-cô xô mạnh, dẫn đến mắc bệnh nặng nhưng không chịu chữa trị.
  • Bị sốc nặng trước hành động của Cô-va-len-cô và trước tiếng cười chế giễu của Va-ren-ca – người Bê-li-cốp thầm yêu.

+ Sâu xa hơn với kiểu người và lối sống như Bê-li-cốp, cái chết cũng là một điều tất yếu. 

+ Cuối cùng, Bê-li-cốp đã tim được cái bao tốt nhất, đó cũng là mong muốn của đời y.

- Thái độ của mọi người sau khi Bê-li-cốp chết:

+ Lúc đầu: Nhẹ nhàng, thoải mái, tự do.

+ Sau đó: Cuộc sống vẫn diễn ra như cũ, nặng nề, mệt nhọc, vô vị,…

+ Vì: 

  • Tác động nặng nề, dai dẳng của cách sống, kiểu người Bê-li-cốp.
  • Vẫn còn hiện tượng "Người trong bao", "Lối sống trong bao" trong xã hội.

⇒ Bê-li-cốp là một nhân vật độc đáo, sản phẩm sáng tạo nghệ thuật của thiên tài Sê-khốp. Bê-li-cốp là một điển hình, là "con đẻ", là hệ quả của chế độ phong kiến chuyên chế ở nước Nga cuối thế kỉ XIX. Bê-li-cốp là một hiện tượng mang tính qui luật trong xã hội loài người. → Hiện tượng đó chỉ có thể chấm dứt hoặc dần mất đi khi xã hội thay đổi.

3. Hình tượng cái bao

- "Cái bao" là một trong những sáng tạo độc đáo của tác giả.

- Nghĩa đen: Là vật hình túi hoặc hình hộp dùng để gói, đựng đồ vật, hàng hóa.

- Nghĩa bóng: Lối sống và tính cách của Bê-li-cốp.

- Nghĩa biểu trưng: Kiểu người trong bao, lối sống trong bao. Xã hội Nga cuối thế kỉ XIX là một cái bao khổng lồ, trói buộc, tù hãm, ngăn chặn tự do của con người.

→ Cần thoát ra khỏi cuộc sống "trong bao" để đem lại sự tiến bộ, tốt đẹp cho xã hội.

D. Sơ đồ tư duy

Người trong bao

Tải xuống

Xem thêm các bài soạn về tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 11 đầy đủ, chi tiết hay khác:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên