20+ Tóm tắt Vịnh khoa thi Hương (ngắn nhất)



Tóm tắt tác phẩm Vịnh khoa thi Hương hay, ngắn nhất giúp bạn nắm được nội dung chính của văn bản.

20+ Tóm tắt Vịnh khoa thi Hương (ngắn nhất)

Quảng cáo

Tóm tắt Vịnh khoa thi Hương - Mẫu 1

Bài thơ ghi lại cảnh “nhập trường” vừa ghi lại cảnh lễ xướng danh qua đó nói lên tâm trạng đau đớn, chua xót của nhà thơ trước hiện thực mất nước, giao thời nhốn nháo, nhố nhăng.

20+ Tóm tắt Vịnh khoa thi Hương (ngắn nhất)

Quảng cáo

Tóm tắt Vịnh khoa thi Hương - Mẫu 2

Với nghệ thuật đối, đảo ngữ; ngôn ngữ có tính chất khẩu ngữ, trong sáng, giản dị nhưng giàu sức biểu cảm. Tác giả Tú Xương đã vẽ lên cảnh nhốn nháo, ô hợp của kì thi trong xã hội thực dân nửa phong kiến buổi đầu. Thể hiện sự xót xa, đau đớn của con người trước tình cảnh thảm hại của các nhà Nho vào thời kì mạt vận của Nho học. Đồng thời lên án một xã hội thối nát.

Tóm tắt Vịnh khoa thi Hương - Mẫu 3

Thể hiện một phần hiện trạng mất nước và nỗi nhục mất nước đồng thời cho ta thấy được tấm lòng yêu nước của tác giả, căm ghét bọn thực dân xâm lược, đau xót trước cảnh tình đất nước, muốn thức tỉnh lương tri và tinh thần dân tộc

Quảng cáo

Tóm tắt Vịnh khoa thi Hương - Mẫu 4

Bài thơ cho thấy sự hỗn loạn và nhốn nháo của kì thi. Hơn thế tác giả còn làm hiện rõ nên các nhân vật chính trong trường thi một cách cụ thể nhất: sĩ tử đi thi thì nhếch nhác, lôi thôi, quan trường thi thì toàn một lũ quan tham, đầu óc rỗng tuếch tài trí không có. Thêm vào đó là thể hiện sự xót xa mỉa mai khi trường thi lại phải long trọng đón chào những người kẻ thù, ngoại bang. Với giọng văn châm biếm và đầy mỉa mai, từng câu thơ của ông đã đả kích bọn thực dân phong kiến, bọn quan lại làm tay sai cho giặc và bọn bán rẻ lương tâm, chạy theo tiền bạc để bán nước, hại dân. Đồng thời tác giả cũng qua bài thơ để lay gọi và đánh thức lương trị của mọi người, cho mọi người nhìn thấy sự nhục nhã của nước nhà và sự bất tài, vô dụng, bù nhìn của nhà nước phong kiến. Đặc biệt là thức tỉnh lương tâm và trách nhiệm của tầng lớp tri thức phong kiến bấy giờ.

Quảng cáo

Tóm tắt Vịnh khoa thi Hương - Mẫu 5

Bài thơ Vịnh khoa thi Hương được tác giả miêu tả chi tiết về khoa thi Hương. Đầu tiên là giới thiệu về kì thi, tiếp theo tác giả miêu tả cảnh tượng khi đi thi của sĩ tử của quan trường, những ông to bà lớn đến trường thi. Cuối cùng là thái độ phê bình của nhà thơ với kì thi.

Tóm tắt Vịnh khoa thi Hương - Mẫu 6

Bài thơ vẽ nên một phần hiện thực nhốn nháo, ô hợp của xã hội thực dân nửa phong kiến buổi đầu, đồng thời là tâm sự của ông trước tình cảnh đất nước.

Tóm tắt Vịnh khoa thi Hương - Mẫu 7

Theo lệ thường phong kiến cứ ba năm có một khoa thi Hương . Hình ảnh sĩ tử lôi thôi, vai đeo lọ với dáng vẻ luộm thuộm, nhếch nhác. Quan trường ậm ọe, miệng thét loa, ra oai, nạt nộ nhưng đó là cái oai cố tạo, giả vờ. Sự láo nháo, lộn xộn, ô hợp của trường thi, mặc dù đây là một kì thi Hương quan trọng của nhà nước. Cảnh trường thi phản ánh sự suy vong của một nền học vấn, sự lỗi thời của đạo Nho. Hình ảnh quan sứ là viên quan người Pháp đứng đầu bộ máy cái trị của tỉnh Nam Định được tiếp đón trọng thể. Mụ đầm, vợ quan sứ, ăn mặc diêm dúa, điệu đà. Sự phô trương, hình thức, không đúng nghi lễ của một kì thi. Tất cả báo hiệu về một sự sa sút về chất lượng thi cử, bản chất của xã hội thực dân phong kiến. Tâm trạng thái độ của tác giả trước cảnh tượng trường thi: Ngao ngán, xót xa trước sự sa sút của đất nước. Thái độ mỉa mai, phẫn uất của nhà thơ với chế độ thi cử đương thời và đối với con đường khoa cử của riêng ông. Hai câu cuối như một lời nhắn nhủ các sĩ tử về nỗi nhục mất nước. Nhà thơ hỏi người nhưng cũng chính là hỏi mình.

Tóm tắt Vịnh khoa thi Hương - Mẫu 8

Ba năm có một khoa thi Hương . Hình ảnh sĩ tử lôi thôi, vai đeo lọ với dáng vẻ nhếch nhác. Quan trường ậm ọe, miệng thét loa, ra oai, nạt nộ. Sự láo nháo, lộn xộn, ô hợp của trường thi. Hình ảnh quan sứ là viên quan người Pháp đứng đầu bộ máy cái trị của tỉnh Nam Định được tiếp đón trọng thể. Mụ đầm, vợ quan sứ, ăn mặc diêm dúa, điệu đà. Sự phô trương, hình thức, không đúng nghi lễ của một kì thi. Thái độ của tác giả trước cảnh tượng trường thi: Ngao ngán, xót xa trước sự sa sút của đất nước. Thái độ mỉa mai, phẫn uất của nhà thơ với chế độ thi cử đương thời và đối với con đường khoa cử của riêng ông.

Tóm tắt Vịnh khoa thi Hương - Mẫu 9

Bài thơ Vịnh khoa thi Hương với khung cảnh trường thi được vẽ ra trước mắt. Sĩ tử đến thi lôi thôi vai đeo lọ, quan trường hậm họe miệng thét loa, lọng cắm rợp trời, mụ đầm xuất hiện. Tác giả thể hiện thái độ châm biếm, chế độ thi cử nước ta lúc đương thời.

Để học tốt bài học Vịnh khoa thi Hương lớp 11 hay khác:

Xem thêm các bài soạn văn 11 hay khác:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên