Tuyên ngôn độc lập - Tác giả tác phẩm (mới 2024) - Ngữ văn lớp 12 Cánh diều
Với tác giả, tác phẩm Tuyên ngôn độc lập Ngữ văn lớp 12 hay nhất, chi tiết sách Cánh diều trình bày đầy đủ nội dung chính quan trọng nhất về tác phẩm Tuyên ngôn độc lập.
Tác giả - Tác phẩm: Tuyên ngôn độc lập - Ngữ văn lớp 12 Cánh diều
I. Tác giả văn bản Tuyên ngôn độc lập
- Hồ Chí Minh (1890-1969), tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, quê quán làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Quá trình hoạt động văn học, kháng chiến:
+ Học ở trường Quốc học Huế rồi dạy học ở Dục Thanh (Phan Thiết).
+ Sớm có lòng yêu nước; Năm 1911, ra đi tìm đường cứu nước
+ Hoạt động cách mạng ở nhiều nước: Pháp, Trung Quốc, Thái Lan…
+ Ngày 3-2-1930, thành lập đảng cộng sản Việt Nam.
+ Năm 1941, trở về nước, lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước
+ Tháng 8-1942, sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế, bị chính quyềnTưởng Giới Thạch bắt giam đến tháng 9-1943.
+ Ra tù, Người trở về nước, lãnh đạo phong trào cách mạng, tiến tới tổng khởi nghĩa tháng 8-1945.
+ Ngày 2-9-1945, đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, giữ chức vụ Chủ tịch nước.
+ Lãnh đạo nhân dân trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ.
→ Hồ Chí Minh là nhà yêu nước và nhà cách mạng vĩ đại, nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào quốc tế.
II. Tìm hiểu văn bản Tuyên ngôn độc lập
1. Thể loại
- Tác phẩm Tuyên ngôn độc lập thuộc thể loại: văn chính luận.
2. Xuất xứ
- In trong Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011.
3. Phương thức biểu đạt
- Phương thức biểu đạt: nghị luận.
4. Bố cục đoạn trích
- Đoạn 1 (Từ đầu đến "không ai chối cãi được"): Cơ sở pháp lí và chính nghĩa.
- Đoạn 2 (Tiếp đến "dân tộc đó phải được độc lập"): Tố cáo tội ác của thực dân Pháp, khái quát công cuộc nổi dậy giành chính quyền oanh liệt của nhân dân ta.
- Đoạn 3 (Còn lại): Lời tuyên bố về nền độc lập.
5. Giá trị nội dung
- Bản tuyên ngôn mở đầu bằng những câu trích dẫn từ "Tuyên ngôn độc lập" của Mỹ, " Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền" của Pháp để khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam. Tiếp đó, bản tuyên ngôn lên án tội ác của thực dân Pháp đối với dân tộc Việt Nam trong đó hơn 80 năm chúng xâm lược chúng ta. Đó là tội ác về kinh tế , chính trị , văn hóa, tội bán nước hai lần cho Nhật. Bản tuyên ngôn nêu cao cuộc đấu tranh chính nghĩa và thắng lợi của nhân dân ta. Bản tuyên ngôn kết thúc bằng lời tuyên bố quyền độc lập tự do và ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập tự do của toàn dân tộc.
6. Giá trị nghệ thuật
- Là một áng văn chính luận mẫu mực với lập luận chặt chẽ, lý lẽ đanh thép, ngôn ngữ hùng hồn.
- Dẫn chứng xác thực, lấy ra từ lịch sử cụ thể.
III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Tuyên ngôn độc lập
1. Cơ sở pháp lí của Tuyên ngôn độc lập
- Trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Mĩ và của Pháp để làm cơ sở pháp lí cho Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam:
+ Tuyên ngôn độc lập của Mĩ năm 1776: “Tất cả mọi người ... quyền mưu cầu hạnh phúc”
+ Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp năm 1791: “Người ta sinh ra tự do ... bình đẳng về quyền lợi.”
- Ý nghĩa:
+ Hồ Chí Minh tôn trọng và sử dụng hai bản tuyên ngôn có giá trị, được thế giới công nhận làm cơ sở pháp lí không thể chối cãi.
+ Dùng phương pháp “gậy ông đập lưng ông”: lấy tuyên ngôn của Pháp để phản bác lại chúng, ngăn chặn âm mưu tái xâm lược của chúng.
+ Đặt ngang hàng cuộc cách mạng, giá trị bản tuyên ngôn của nước ta với hai cường quốc Mĩ và Pháp, thể hiện lòng tự tôn dân tộc.
+ Lập luận chặt chẽ, sáng tạo: từ quyền con người (tự do, bình dẳng, quyền mưu cầu hạnh phúc), “suy rộng ra” là quyền tự do bình đẳng của mọi dân tộc trên thế giới.
2. Cơ sở thực tiễn của Tuyên ngôn độc lập
a. Tội ác của thực dân Pháp
- Vạch trần bản chất công cuộc “khai hóa” của thực dân Pháp: thực chất chúng thi hành nhiều chính sách dã man về chính trị, văn hóa – xã hội – giáo dục và kinh tế.
- Vạch trần bản chất công cuộc “bảo hộ” của thực dân Pháp: hai lần bán nước ta cho Nhật (vào năm 1940, 1945), khiến cho “hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói”,...
- Chỉ rõ luận điệu xảo trá, lên án tội ác của chúng: là kẻ phản bội Đồng minh, không hợp tác với Việt Minh mà còn thẳng tay khủng bố Việt Minh, ...
- Nghệ thuật: Điệp cấu trúc “chúng + hành động”: nhấn mạnh tội ác của Pháp.
b. Cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta
- Nhân dân ta đã chống ách nô lệ hơn 80 năm, đứng về phía Đồng minh chống phát xít, kêu gọi Pháp chống Nhật, lấy lại nước từ tay Nhật
- Kết quả: cùng lúc phá tan 3 xiềng xích đang trói buộc dân tộc ta (Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị), thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
c. Lời tuyên bố độc lập và ý chí bảo vệ chủ quyền dân tộc
- Dùng từ ngữ có ý nghĩa phủ định để tuyên bố thoát li hẳn với thực dân Pháp, xóa bỏ mọi hiệp ước đã kí kết, mọi đặc quyền của Pháp tại Việt Nam.
- Dựa vào điều khoản quy định về nguyên tắc dân tộc bình đẳng tại hội nghị Tê – hê – răng và Cựu Kim Sơn để kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam.
- Tuyên bố với thế giới về nền độc lập của dân tộc Việt Nam: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do ... ”. Thể hiện quyết tâm đoàn kết giữ vững chủ quyền, nên độc lập, tự do của dân tộc.
- Lời văn đanh thép, rõ ràng như một lời thề cũng như một lời khích lệ tinh thần yêu nước nhân dân cả nước.
Học tốt bài Tuyên ngôn độc lập
Các bài học giúp bạn để học tốt bài Tuyên ngôn độc lập Ngữ văn lớp 12 hay khác:
Xem thêm tóm tắt tác giả tác phẩm Ngữ Văn lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Soạn Chuyên đề Văn 12 Cánh diều
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều