Muối của rừng - Tác giả tác phẩm (mới 2024) - Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức
Với tác giả, tác phẩm Muối của rừng Ngữ văn lớp 12 hay nhất, chi tiết sách Kết nối tri thức trình bày đầy đủ nội dung chính quan trọng nhất về tác phẩm Muối của rừng.
Tác giả - Tác phẩm: Muối của rừng - Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức
I. Tác giả văn bản Muối của rừng
- Nguyễn Huy Thiệp (1950 - 2021) quê ở thành phố Hà Nội, tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1972, từng dạy học mười năm ở miền núi Tây Bắc.
- Xuất hiện trên văn dàn với nhứng truyện ngắn in trên báo Văn nghệ thời kì Đổi mới, ngay lập tức, ông trở thành một hiện tượng gây tranh luận sôi nổi. Đến nay, ông đã được nhìn nhận là một cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại.
- Nguyễn Huy Thiệp sáng tác cả kịch, tiểu thuyết, thơ và viết tiểu luận nhưng truyện ngắn mới là thành tựu đặc sắc nhất của ông. Nổi bật ở truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp là cái nhìn sắc lạnh vể hiện thực và lịch sử; bút pháp cô dọng, dồn nén và ngôn ngữ giàu tính đối thoại, thể hiện dược sự phồn tạp, bí ẩn của đời sống.
II. Tìm hiểu văn bản Muối của rừng
1. Thể loại
- Tác phẩm Muối của rừng thuộc thể loại: Truyện ngắn.
2. Xuất xứ
- Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, NXB Văn học – Công ti cổ phần Văn hóa Đông A, Hà Nội, 2020, tr.109 – 114.
3. Phương thức biểu đạt
- Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp trữ tình.
4. Bố cục đoạn trích
- Phần 1: Đoạn 1: "Ông Diểu ... nặng nề.": Ông Diểu gặp đàn khỉ và bắn trúng con khỉ đực.
- Phần 2: Đoạn 2: "Sự hỗn loạn ... buông mồi.": Ông Diểu chứng kiến khỉ cái quay lại dìu khỉ đực chạy đi.
- Phần 3: Đoạn 3: "Từ mô đá ... từng đường nét.": Ông Diểu bị khỉ con cướp súng và chứng kiến những sự lạ.
- Phần 4: Đoạn 4: "Có tiếng kêu ... an toàn.": Ông Diểu leo lên mỏm núi và cứu chữa con khỉ đực.
- Phần 5: Đoạn 5: "Ông Diểu lần mò ... con khỉ đực nằm.": Ông Diểu ôm khỉ đực xuống núi rồi lại phóng sinh cho nó.
- Phần 6: Đoạn 6: Phần còn lại: Ông Diểu ra về và gặp hoa tử huyền.
5. Giá trị nội dung
- Tác phẩm Muối của rừng kể về bối cảnh đi săn trong rừng của nhân vật Diểu, sau đó ông bắn được chú khỉ đực và các sự kiện diễn ra sau đó khiến cho nhân vật có nhiều cảm xúc và bài học về những điều tuyệt vời của cuộc sống sau này.
6. Giá trị nghệ thuật
- Viết truyện ngắn tinh tế và hấp dẫn
- Tình tiết truyện lôi cuốn, cuốn hút
- Xây dựng hình tượng nhân vật đặc sắc, nghệ thuật ẩn dụ đầy tinh tế
III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Muối của rừng
1. Các sự kiện chính, ngôi kể, điểm nhìn
a. Các sự kiện chính
- Mùa xuân, ông Diểu đi săn, ông bắn hạ khỉ bố
- Khỉ bố bị thương nặng khỉ mẹ cứu khỉ bố
- Khỉ con xuất hiện cướp súng của ông Diểu và rơi xuống vực với khẩu súng
- Ông Diểu vác khỉ bố về trong tình trạng khỉ mẹ lẽo đẽo theo sau
- Ông Diểu động lòng trước tình trạng và tình cảm hai vợ chồng nhà khỉ, ông băng bó vết thương cho khỉ bố và tha cho nó
- Ông Diểu trở về nhà trong làn mưa xuân dịu dàng và những đóa hoa tử huyền nở rộ mà 30 năm mới nở một lần.
b. Ngôi kể, điểm nhìn
- Ngôi kể thứ ba hạn tri
- Điểm nhìn: nhân vật ông Diểu.
2. Nhân vật ông Diểu
- Ngoại hình: Tuổi trung niên, thấp khớp đôi lúc cũng nhanh nhẹn dẻo dai
- Hành động:
Bắn hạ khỉ bố, đuổi theo khỉ con, tha chết cho khỉ bố và băng bó cho nó, trở về nhà
- Nội tâm:
Bắn khỉ bố |
sợ hãi run lên |
Khỉ mẹ liều mình cứu khỉ bố |
tức giận căm ghét |
Khỉ con rơi xuống vực |
kinh hoàng |
Khỉ đực run bắn lên nhìn ông cầu khẩn |
Thương Hại |
Khỉ cái cứ đuổi theo ông và con khỉ đực |
buồn bã |
=> Nhân vật ông Diểu được xây dựng từ ngoại hình, hành động, nội tâm nhưng chủ yếu tính cách được thể hiện chủ yếu qua hành động, nội tâm. Nhân vật đã có sự chuyển biến suy nghĩ và tính cách: từ cách nhìn nhận và hành xử đối với gia đình khỉ mang tính áp đặt chủ quan, có phần vô cảm, ông động lòng trắc ẩn tha cho gia đình khỉ.
3. Sự kết hợp giữa lời người kể chuyện và lời của nhân vật
Lời người kể chuyện |
“Sự hỗn loạn của cả đàn khỉ khiến ông hiểu sợ hãi run lên... làm xong việc nặng” “Ông Diểu rên lên khe khẽ” |
|
Lời nhân vật |
Đối thoại |
Chạy đi |
Độc Thoại |
“Hành động hi sinh thân mình của con khỉ cái làm ông căm ghét. Đồ gian dối mày chứng minh tấm lòng cao thượng hợp như một bà trưởng giả!... lừa ông sao được” |
=> Lời người kể chuyện giúp dẫn dắt tiến trình phát triển của câu chuyện một cách khách quan, lời nhân vật thể hiện đặc điểm con người của nhân vật.
4. Ý nghĩa hình tượng “Muối của rừng” và thông điệp của truyện ngắn
- Muối của rừng chính là kết tinh của quá trình cái thiện chiến thắng cái ác trong mỗi con người.
- Thông điệp của tác giả: mối quan hệ gắn bó giữa con người và thiên nhiên. Chỉ khi nào con người nhận thức được ý nghĩa thực sự của cuộc sống chọn đứng về cái thiện thì lúc đó thiên nhiên mới ban phát quà tặng cho con người.
Học tốt bài Muối của rừng
Các bài học giúp bạn để học tốt bài Muối của rừng Ngữ văn lớp 12 hay khác:
Xem thêm tóm tắt tác giả tác phẩm Ngữ Văn lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Soạn văn 12 Kết nối tri thức (hay nhất)
- Soạn văn 12 Kết nối tri thức (ngắn nhất)
- Soạn Chuyên đề Văn 12 Kết nối tri thức
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT