Trở về - Tác giả tác phẩm (mới 2024) - Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức
Với tác giả, tác phẩm Trở về Ngữ văn lớp 12 hay nhất, chi tiết sách Kết nối tri thức trình bày đầy đủ nội dung chính quan trọng nhất về tác phẩm Trở về.
Tác giả - Tác phẩm: Trở về - Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức
I. Tác giả văn bản Trở về
- O-nít Hê-minh-uê (1899 - 1961) là nhà văn, nhà báo nổi tiếng của nển văn học hiện đại Mỹ. Cuộc đời và sự nghiệp của ông được coi là một diển hình cho "thế hệ lạc lối" - danh xưng chỉ lớp người trưởng thành trong Chiến tranh thế giới lẩn thứ nhất và phải gánh chịu những di hại tinh thẩn nặng nề của sự kiện này.
- Ông cũng là người đưa ra "nguyên lí tảng băng trôi" trong sáng tác văn học, theo đó những ngôn từ nhà văn viết ra chỉ là phần nổi của tảng băng, còn ý nghĩa thực sự của tác phẩm nằm ở phần chìm của nó.
- Các tiểu thuyết tiêu biểu của Hê-minh-uê: Mặt trời vẫn mọc (1926), Giã từ vũ khí (1929), Chuông nguyện hồn ai (1940), Ông già và biển cả (1952). Năm 1954, Hê-minh-uê dược trao giải Nô-ben (Nobel) Văn học.
II. Tìm hiểu văn bản Trở về
1. Thể loại
- Tác phẩm Trở về thuộc thể loại: tiểu thuyết.
2. Xuất xứ
- Linh Nguyễn dịch, http://nguvan.hnue.edu.vn 6/5/2023.
3. Phương thức biểu đạt
- Phương thức biểu đạt: tự sự.
4. Bố cục đoạn trích
- Phần 1 (từ đầu đến "lòng bàn tay ngửa lên."): Ông lão trở về đất liền trong đêm tối, dùng hết sức lực còn lại để đưa chiếc thuyền cùng với cái đầu và bộ xương khổng lồ của con cá kiếm vào bờ. Sau đó, ông về lán và lăn ra ngủ.
- Phần 2 (tiếp theo đến "thằng bé nói."): Sáng hôm sau cậu bé đến lán, nhìn lão ngủ và khóc. Cậu bé đi mua cà phê cho ông lão. Một nhóm ngư dân vây quanh và đo bộ xương khổng lồ của con cá kiếm, họ gửi lời hỏi thăm ông lão qua cậu bé.
- Phần 3 (từ "Thằng bé mang lon cà phê" đến "tiếp tục khóc."): Khi cậu bé mang cà phê đến, ông lão tỉnh dậy, hai người trò chuyện với nhau về khoảng thời gian qua và lên kế hoạch cho chuyến đi câu cá cùng nhau sắp tới.
- Phần 4 (từ "Chiều hôm đó" đến "cô ta nói."): Chiều tối hôm đó, hai du khách trong bữa tiệc ở khách sạn nhìn thấy bộ xương con cá kiếm nhưng lại tưởng nhầm rằng đó là bộ xương của con cá mập.
- Phần 5 (phần còn lại): Ông lão quay lại với giấc ngủ sâu và mơ về những con sư tử trong khi cậu bé ngồi bên cạnh nhìn lão ngủ.
5. Giá trị nội dung
- Hình ảnh ông lão đánh cá đơn độc, dũng cảm săn đuổi con cá lớn nhất đời là một biểu tượng về vẻ đẹp của ước mơ và hành trình gian khổ để biến ước mơ thành hiện thực. Sự chuyển hóa bức tranh với những nét trần trụi, chân thực, giản dị sang một lớp nghĩa hàm ẩn chính là sự thể hiện nguyên lý “tảng băng trôi”.
6. Giá trị nghệ thuật
- Cách viết dung dị, lời văn có nhiều “khoảng trống”.
- Hình tượng được lựa chọn kĩ lưỡng, mang tính biểu tượng và đa nghĩa.
- Nghệ thuật độc thoại và độc thoại nội tâm.
III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Trở về
1. Hình tượng ông lão Xan-ti-a-gô
- Hình tượng ông lão được khắc họa qua những lời độc thoại và độc thoại nội tâm
- Sự chiến thắng của ông lão đối với con cá
+ Niềm tin, sự tin tưởng vào bản thân, vào khả năng của bản thân có thể chiến thắng được con cá
+ Ý chí, nghị lực phi thường: dù có những lúc ông lão cảm thấy mệt nhưng ông vẫn cố gắng chiến đấu với con cá kiếm khổng lồ
+ Lòng khát khao chiến thắng
+ Khi chiến đấu với con cá khổng lồ, ông đã thắng nó, ông là một lão đánh cá lành nghề: Chỉ cần nhìn độ nghiêng, độ chếch của sợi dây ông có thể biết con cá đang bơi vòng tròn hay liên tục ngoi lên trong lúc bơi, dựa trên sự căng chùng của sợi dây có thể đoán được con cá đang làm gì,…
⇒ Qua hình tượng ông lão Xan-ti-a-gô, tác giả Hê-minh-uê muốn: ca ngợi vẻ đẹp của con người. Đồng thời, qua đó, ông thể hiện niềm tin của mình vào chiến thắng của con người trong cuộc đấu tranh với những khó khăn, thử thách, khắc nghiệt của thiên nhiên.
2. Các nhân vật trước bộ xương của con cá kiếm
- Ma-nô-lin: Thán phục và hiểu biết => cậu bé thán phục trước sự to lớn của bộ xương => nhận thức được sự to lớn của thiên nhiên.
- Nhóm ngư dân: Ngạc nhiên và thán phục => ngoài sự ngạc nhiên trước kích thước của con cá thì còn là sự thán phục khả năng của ông lão.
- Chủ khách sạn: thờ ơ và thực dụng => ông ta hoàn toàn thờ ơ trước con cá to lớn mà chỉ chăm chăm vào xem kiếm được bao nhiêu lợi nhuận mà thôi.
- Hai người khách du lịch: họ hiếu kỳ trước bộ xương to lớn nhưng cũng hoài nghi về việc ông lão có phải là người đã bắt được con cá hay không.
3. Nhận xét về đặc điểm ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ đối thoại
- Ngôn ngữ kể chuyện: giản dị, mộc mạc với người nghe; khắc họa sinh động những sự kiện và đồng thời cũng tạo được nhịp điệu cho câu chuyện.
- Ngôn ngữ đối thoại: tự nhiên và bày tỏ cảm xúc chân thực.
- Liên hệ với “nguyên lí tảng băng trôi”: Ngôn ngữ kể chuyện và đối thoại trong đoạn trích sử dụng phong cách cô đọng, hàm ý, mở ra nhiều tầng nghĩa cho người đọc. Cách sử dụng ngôn ngữ này không chỉ tạo chiều sâu cho tác phẩm mà còn khiến người đọc suy ngẫm về nhiều khía cạnh của cuộc sống. Đồng thời, nó thể hiện rõ quan điểm nghệ thuật của Hemingway với "nguyên lý tảng băng trôi", khi chỉ miêu tả những chi tiết bề nổi, để lại nội dung sâu xa cho người đọc tự khám phá.
Học tốt bài Trở về
Các bài học giúp bạn để học tốt bài Trở về Ngữ văn lớp 12 hay khác:
Xem thêm tóm tắt tác giả tác phẩm Ngữ Văn lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Soạn văn 12 Kết nối tri thức (hay nhất)
- Soạn văn 12 Kết nối tri thức (ngắn nhất)
- Soạn Chuyên đề Văn 12 Kết nối tri thức
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT