Top 15 Tóm tắt Quê hương (hay, ngắn nhất) - Kết nối tri thức

Với tóm tắt Quê hương Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức hay, ngắn nhất giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm bài Quê hương lớp 7.

Tóm tắt Quê hương - Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức

Quảng cáo

Tóm tắt Quê hương - Mẫu 1

Bài thơ đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển. Trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và cảnh sinh hoạt lao động chài lưới. Qua đó cho thấy thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.

Tóm tắt Quê hương - Mẫu 2

Bài thơ Quê hương là lời bày tỏ của tác giả về một tình yêu tha thiết đối với quê hương làng biển. Qua lời thơ của tác giả, bức tranh thiên nhiên của một làng quê miền biển hiện ra đầy náo nhiệt, tươi sáng với những con người lao động chài lưới tràn đầy sức sống, mang vẻ đẹp khỏe khoắn. Cuộc sống vất vả nhưng thi vị, mộc mạc, giản dị nhưng lại vô càng quen thuộc, gắn bó sâu nặng với con người nơi đây.

Tóm tắt Quê hương - Mẫu 3

Quảng cáo

Bài thơ như một lời giới thiệu của tác giả về làng chài quê mình. Một buổi sáng đẹp trời, cảnh dân chài bơi thuyền đi đánh cá. Hình ảnh con thuyền băng mình ra khơi một cách dũng mãnh được ví như con tuấn mã đẹp và khỏe mạnh, cánh buồm trắng căng phồng, no gió ra khơi được so sánh với mảnh hồn làng sáng lên vẻ đẹp lãng mạn. Những người dân lao động nơi đây cũng vô cùng nhiệt huyết, khỏe khoắn và tràn đầy sức sống. Qua những hình ảnh lao động đẹp đẽ, tác giả bày tỏ nỗi nhớ làng, nhớ biển quê hương. 

Top 15 Tóm tắt Quê hương (hay, ngắn nhất) | Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức

Tóm tắt Quê hương - Mẫu 4

Bài thơ Quê Hương của Tế Hanh đã làm nổi bật vẻ đẹp trong sáng, sinh động của bức tranh làng quê miền Bắc, tiêu biểu là một làng quê chài lưới ven biển. Thời điểm ra khơi là một buổi sáng đẹp trời, thời tiết rất thuận lợi cho việc đi biển: bầu trời cao rộng, trong trẻo, gió mát nhẹ, bình minh nhuốm màu hồng rực rỡ. Dân chài là những chàng trai căng tràn sức lực, háo hức ra khơi. hình ảnh khỏe khoắn đầy sức sống của người dân chài lưới và tình yêu quê hương trong sáng tha thiết của nhà thơ.

Quảng cáo

Tóm tắt Quê hương - Mẫu 5

Bài thơ là bức tranh tươi sáng sinh động về một làng quê miền biển và hình ảnh khỏe khoắn đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt lao động làng chài. Qua đó, thể hiện nỗi nhớ da diết, sự gắn bó thủy chung, tình yêu quê hương sâu nặng của tác giả.

Tóm tắt Quê hương - Mẫu 6

Bài thơ “Quê hương” được viết năm 1939, khi Tế Hanh đang học tại Huế trong nỗi nhớ quê hương – một làng chài ven biển tha thiết, tác phẩm rút trong tập Nghẹn ngào (1939) và sau đó được in trong tập Hoa niên (1945). Bài thơ đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển. Trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và cảnh sinh hoạt lao động chài lưới. Qua đó cho thấy thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.

Tóm tắt Quê hương - Mẫu 7

Tác giả đã vẽ ra bức tranh tươi sáng và sinh động về một làng quê miền biển, trong đó hình ảnh nổi bật hiện lên là hình ảnh khoẻ khoắn đầy sức sống của những người dân chài cùng cuộc sống sinh hoạt, lao động của người làng chài. Đồng thời bài thơ cũng cho thấy tình cảm Tế Hanh đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt lao động làng chài. Bài thơ cho thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.

Quảng cáo

Tóm tắt Quê hương - Mẫu 8

Bài thơ "Quê hương" được sáng tác năm 1939 khi Tế Hanh đang học tại Huế trong nỗi nhớ quê hương tha thiết. Tác giả đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển với những con người lao động khỏe khoắn, tràn đầy sức sống bằng giọng thơ gợi cảm, hào hùng, hình ảnh phong phú và ý nghĩa.

Tóm tắt Quê hương - Mẫu 9

“Quê hương” là kỉ niệm sâu đậm thời niên thiếu, là tác phẩm mở đầu cho nguồn cảm hứng về quê hương trong thơ Tế Hanh, bài thơ đã được viết bằng tất cả tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng, yêu mến những con người lao động cần cù.

Tóm tắt Quê hương - Mẫu 10

Với tâm hồn bình dị, Tế Hanh xuất hiện trong phong trào Thơ mới nhưng lại không có những tư tưởng chán đời, thoát li với thực tại, chìm đắm trong cái tôi riêng tư như nhiều nhà thơ thời ấy. Thơ Tế Hanh là hồn thi sĩ đã hòa quyện cùng với hồn nhân dân, hồn dân tộc. Hai tiếng "quê hương" nghe rất thân thương, mộc mạc và gần gũi với mỗi con người Việt Nam. Đó là nơi ta sinh ra, cất tiếng khóc chào đời, là khi đi xa ta muốn trở về trong vòng tay của gia đình để được yêu thương, bao bọc.

Tóm tắt Quê hương - Mẫu 11

Đây là một bức tranh toàn cảnh về quê hương yêu dấu của nhà thơ. Với một giọng điệu khỏe khoắn, với những hình ảnh sinh động cùng với sự kết hợp hài hòa, độc đáo những biện pháp nghệ thuật như: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa. Tế Hanh đã tạo nên một bức tranh quê hương rất mới mẻ và tươi tắn. Đằng sau bức tranh quê hương với những hoạt động của người dân làng chài trên vùng biển là nỗi lòng nhớ thương da diết của nhà thơ. Nhớ những gì gần gũi nhất, thân thương nhất, quen thuộc nhất của quê hương

Tóm tắt Quê hương - Mẫu 12

Tế Hanh, một nhà thơ có chất giọng hồn nhiên, phong độ sáng tác đều đều, và mỗi tập thơ của ông đều được ghi dấu bằng một vài bài thơ đáng nhớ, đủ để ghi vào lòng độc giả những cảm xúc mới mẻ, tinh tế của một hồn thơ trẻ. Có thể nói quê hương là nguồn cảm hứng lớn nhất trong đời thơ của Tế Hanh mà bài thơ Quê hương chính là một khởi đầu đầy xuất sắc và hứa hẹn.Quê hương dù được sáng tác vào những năm đầu khi Tế Hanh chập chững đặt những dấu chân đầu tiên trên thi đàn Việt Nam, cụ thể là trong phong trào thơ Mới thế nhưng bản thân tác phẩm đã đem đến những nguồn cảm xúc mới lạ, đồng thời cũng thể hiện được cái tài năng và duyên đặc biệt của nhà thơ đối với quê hương, một khái niệm rất đỗi thân thuộc nhưng không phải nhà thơ nào cũng đủ tinh tế để viết về nó một cách mềm mại và sâu sắc.

Tóm tắt Quê hương - Mẫu 13

“Quê hương” là kỉ niệm sâu đậm thời niên thiếu, là tác phẩm mở đầu cho nguồn cảm hứng về quê hương trong thơ Tế Hanh, bài thơ đã được viết bằng tất cả tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng, yêu mến những con người lao động cần cù.

Tóm tắt Quê hương - Mẫu 14

Bài thơ tái hiện một bức tranh sôi động, tươi sáng về cuộc sống ở một làng quê ven biển, nơi người dân làm nghề chài và hoạt động hàng ngày của họ. Tác phẩm thể hiện tình yêu quê hương chân thành của nhà thơ.

Tóm tắt Quê hương - Mẫu 15

Bài thơ giới thiệu về làng chài quê nhà của tác giả. Buổi sáng đẹp trời, hình ảnh dân chài ra khơi đánh cá. Con thuyền mạnh mẽ bơi đi như một tượng đài tinh thần, cánh buồm trắng tung bay, thể hiện vẻ đẹp lãng mạn của làng quê. Người lao động ở đây đầy nhiệt huyết, khỏe mạnh và tràn đầy sức sống. Tác giả thể hiện nỗi nhớ quê hương thông qua những hình ảnh lao động đẹp đẽ.

Tóm tắt Quê hương - Mẫu 16

Bài thơ Quê hương mô tả tình yêu sâu đậm của tác giả dành cho quê hương làng biển. Bức tranh thiên nhiên của một làng quê ven biển hiện ra với sự sống động, tươi sáng của con người làm nghề chài. Cuộc sống ở đây với những vất vả, nhưng cũng tràn đầy hạnh phúc và gắn bó.

Tóm tắt Quê hương - Mẫu 17

Bài thơ là bức tranh tươi sáng về làng quê miền biển và hình ảnh khỏe mạnh, đầy sức sống của dân chài và sinh hoạt lao động. Thể hiện sự gắn bó, tình yêu quê hương sâu sắc của tác giả.

Tóm tắt Quê hương - Mẫu 18

Bài thơ Quê Hương của Tế Hanh làm nổi bật vẻ đẹp tươi sáng, sinh động của làng quê miền Bắc, đặc biệt là làng chài ven biển. Buổi sáng ra khơi, thời tiết thuận lợi: bầu trời cao rộng, gió mát nhẹ, bình minh rực rỡ. Dân chài tràn đầy sức lực, háo hức ra khơi. Hình ảnh khỏe mạnh của người chài và tình yêu quê hương sâu sắc của nhà thơ được thể hiện rõ.

Tóm tắt Quê hương - Mẫu 19

Tác phẩm đã mô tả một cách sống động và tươi sáng về cuộc sống ở một làng quê ven biển, nơi những hình ảnh rõ nét nhất là những người dân chải đầy sức sống và những hoạt động lao động hàng ngày của họ. Bài thơ cũng là một cách để tác giả thể hiện tình cảm đặc biệt của mình với quê hương.

Tóm tắt Quê hương - Mẫu 20

Bài thơ “Quê hương” được sáng tác vào năm 1939, khi Tế Hanh đang theo học tại Huế và nhớ về quê hương mình - một làng chài nằm ven biển mộng mơ. Tác phẩm đã vẽ lên một bức tranh sáng tạo, đầy sinh động về cuộc sống ở làng quê miền biển. Trong đó, hình ảnh khỏe mạnh, đầy nghị lực của những người dân chài và cuộc sống lao động của họ được nhấn mạnh. Bằng cách này, tác giả đã thể hiện sự yêu quê hương một cách tha thiết và ngọt ngào.

Tóm tắt Quê hương - Mẫu 21

Đây là một bức tranh toàn cảnh về quê hương thân thương của nhà thơ. Với một giọng điệu mạnh mẽ, cùng với những hình ảnh sống động và sự kết hợp hài hòa, độc đáo của các phương tiện nghệ thuật như so sánh, ẩn dụ, nhân hóa. Tế Hanh đã tạo nên một bức tranh về quê hương rất mới mẻ và phong phú. Đằng sau hình ảnh về quê hương với cuộc sống lao động của người dân làng chài trên biển là nỗi nhớ thương đầy lòng của nhà thơ. Nhớ những điều gần gũi nhất, thân thương nhất, quen thuộc nhất của quê hương.

Tóm tắt Quê hương - Mẫu 22

Bài thơ “Quê hương” không chỉ là một kỷ niệm của tuổi trẻ, mà còn là nguồn cảm hứng cho tất cả những tác phẩm về quê hương của Tế Hanh. Tác phẩm này được viết với tấm lòng yêu quê hương và tôn vinh sự hùng tráng của cuộc sống nông thôn.

Tóm tắt Quê hương - Mẫu 23

Tế Hanh, một nhà thơ mang dáng vẻ tinh thần trong sáng, sự sáng tạo đều đặn, và mỗi tập thơ của ông đều ghi lại một vài bài thơ đáng nhớ, đủ để ghi sâu vào lòng độc giả những cảm xúc mới mẻ, tinh tế của một tâm hồn thơ trẻ. Có thể nói quê hương là nguồn cảm hứng lớn nhất trong thơ của Tế Hanh và bài thơ Quê hương chính là một khởi đầu xuất sắc và hứa hẹn. Quê hương, dù được sáng tác vào những năm đầu khi Tế Hanh mới bắt đầu dấn thân vào thế giới thơ Việt, cụ thể là trong phong trào Thơ mới, nhưng tác phẩm đã mang đến những cảm xúc mới mẻ, đồng thời cũng thể hiện được tài năng và duyên dáng đặc biệt của nhà thơ với quê hương, một khái niệm thân thuộc nhưng không phải nhà thơ nào cũng có khả năng viết về nó một cách mềm mại và sâu sắc.

Tóm tắt Quê hương - Mẫu 24

Với tâm trạng bình dị, Tế Hanh xuất hiện trong phong trào Thơ mới mà vẫn giữ nguyên tinh thần tích cực, không phải là những suy tư u ám, lạc lõng trong thế giới riêng như nhiều nhà thơ cùng thời. Thơ của Tế Hanh là sự hòa quyện của tinh thần thi sĩ với tinh thần nhân dân, tinh thần dân tộc. Hai từ “quê hương” mang đầy cảm xúc, gần gũi và thân thuộc với mỗi con người Việt Nam. Đó là nơi chúng ta ra đời, khóc lóc chào đời, là nơi xa xôi chúng ta ao ước trở lại để được che chở, yêu thương.

Tóm tắt Quê hương - Mẫu 25

“Quê hương” là một tác phẩm xuất phát từ kí ức sâu đậm trong quá trình trưởng thành, là bước đầu tiên của Tế Hanh trong việc khám phá chủ đề về quê hương trong thơ của mình. Bài thơ đã được sáng tác với niềm đam mê về thiên nhiên thơ mộng và những con người lao động chăm chỉ.

Để học tốt bài học Quê hương lớp 7 hay khác:

Tác giả - tác phẩm: Quê hương

I. Tác giả văn bản Quê hương

Quê hương | Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức

- Tế Hanh (1921- 2009), tên khai sinh là Trần Tế Hanh

- Quê quán: sinh ra tại một làng chài ven biển tỉnh Quảng Ngãi

- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác

   + Ông có mặt trong phong trào thơ Mới ở chặng cuối với những bài thơ mang nỗi buồn và tình yêu quê hương

   + Sau năm 1945, Tế Hanh sáng tác phục vụ cách mạng và kháng chiến

   + Ông được nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật

- Phong cách sáng tác: thơ ông chân thực với cách diễn đạt bằng ngôn ngữ giản dị, tự nhiên và rất giàu hình ảnh, bình dị mà tha thiết

II. Tìm hiểu tác phẩm Quê hương

1. Thể loại: Bài “Quê hương”dược viết theo thể thơ 8 tiếng (thơ mới)

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

Quê hương | Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức

- Bài thơ viết năm 1939, khi Tế Hanh đang học tại Huế trong nỗi nhớ quê hương - một làng chài ven biển tha thiết. Bài thơ được rút trong tập Nghẹn ngào (1939) và sau đó được in trong tập Hoa niên (1945)

3. Phương thức biểu đạt : 

Bài thơ Quê hương có phương thức biểu đạt là biểu cảm

4. Bố cục: 

- 2 câu đầu: Giới thiệu chung về làng quê.

- 6 câu tiếp: Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá

- 8 câu tiếp: Cảnh thuyền cá về bến.

- 4 câu tiếp: Nỗi nhớ làng chài, nhớ quê hương

7. Giá trị nội dung: 

- Bài thơ đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển. Trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và cảnh sinh hoạt lao động chài lưới. Qua đó cho thấy thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.

8. Giá trị nghệ thuật: 

- Giọng thơ mộc mạc, giản dị, ngôn ngữ giàu giá trị biểu cảm.

- Hình ảnh so sánh giàu hình ảnh, có giá trị biểu cảm cao, phép nhân hóa. 

- Phép ẩn dụ, đảo trật tự từ trong câu. 

- Hàng loạt động từ mạnh, tính từ, phép liệt kê. 

- Sử dụng phương pháp biểu đạt tự sự đan xen miêu tả và biểu cảm.

Xem thêm tóm tắt các tác phẩm Ngữ Văn lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, ngắn gọn khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài soạn văn lớp 7 hay nhất dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục). Bản quyền soạn văn lớp 7 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên