Đánh nhau với cối xay gió - Tác giả tác phẩm (mới 2024) - Ngữ văn lớp 8 Cánh diều
Với tác giả, tác phẩm Đánh nhau với cối xay gió Ngữ văn lớp 8 Cánh diều hay nhất, chi tiết trình bày đầy đủ nội dung chính quan trọng nhất về tác phẩm Đánh nhau với cối xay gió.
Tác giả - tác phẩm: Đánh nhau với cối xay gió - Ngữ văn lớp 8 Cánh diều
I. Tác giả văn bản Đánh nhau với cối xay gió
- Mi - ghen đơ Xéc – van - tét (1547 - 1616) - là nhà văn nổi tiếng người Tây Ban Nha thòi Phục Hưng.
- Văn phong giàu chất hiện thực, ngợi ca phần trong trẻo tốt lành, phẩm hạnh của lớp bình dân.
- Sáng tác văn học của ông thuộc nhiều thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, kịch. Tác phẩm đầu tay là tập thơ Xonnê tặng hoàng hậu Idaben năm 1559. Tiểu thuyết Pecxilex và Xêdixmunda là tác phẩm cuối cùng khép lại sự nghiệp sáng tạo văn chương của nhà văn năm 1616.
- Nhà văn có cuộc đời cực nhọc, nghèo khổ, không may mắn (Bị đi lính, bị thương, bị cướp biển bắt giam, bị tù đày...)
II. Tìm hiểu tác phẩm Đánh nhau với cối xay gió
1. Thể loại
Đánh nhau với cối xay gió thuộc thể loại tiểu thuyết.
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
- Hoàn cảnh sáng tác: Ra đời trong hoàn cảnh xã hội Tây Ban Nha mê truyện kiếm hiệp đến mê muội.
3. Phương thức biểu đạt
Văn bản có phương thức biểu đạt là tự sự.
4. Người kể chuyện
Văn bản được kể theo ngôi thứ ba.
5. Bố cục văn bản Đánh nhau với cối xay gió
- Phần 1: Từ đầu -> không cân sức => Diễn biến trước khi Đôn Ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió.
- Phần 2: Tiếp -> toạc nửa vai =>Diễn biến trong khi Đôn Ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió.
- Phần 3: Còn lại=> Diễn biến sau khi đánh nhau với cối xay gió.
6. Giá trị nội dung
- Tạo nên cặp nhân vật bất hủ trong văn học thế giới
+ Đôn-ki-hô-tê nực cười nhưng có nhiều phẩm chất đáng quý.
+ Xan-chô Pan-xa có điểm tốt song có nhiều điểm đáng chê cười.
- Kể câu chuyện về sự thất bại của Đôn ki -hô- tê đánh nhau với cối xay gió, nhà văn chế giễu lí tưởng hiệp sĩ phiêu lưu, hão huyền, phê phán thói thực dụng thiển cận của con người trong đời sống xã hội.
7. Giá trị nghệ thuật
- Tương phản đối lập.
- Giọng điệu phê phán, hài hước.
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Đánh nhau với cối xay gió
1. Hình tượng Đôn-ki-hô-tê
* Lai lịch, chân dung
- Xuất thân: dòng dõi quý tộc nghèo
- Tuổi: khoảng 50 tuổi
- Ngoại hình: gầy gò, cao lênh khênh, cưỡi 1 con ngựa còm, mặc áo giáp, đội mũ sắt, vác giáo dài
- Khát vọng: Muốn trở thành hiệp sĩ trừ gian, cứu thiện → giúp ích cho đời.
*Thái độ và nhận định khi thấy những chiếc cối xay gió
- Tưởng đó là những gã khổng lồ ghê gớm và quyết giao chiến giết hết bọn chúng
Tưởng tượng những cánh tay của chúng dài ngoẵng, có đứa dài tới 2 dặm …
Nhận định cuộc giao chiến điên cuồng và không cân sức những Đôn quyết không sợ
-> Hành động dũng cảm, khát vọng tốt đẹp nhưng đầu óc hoang tưởng
-> Cái nhìn sai lệch, khát vọng hão huyền
*Hành động trong cuộc giao tranh
- Đôn Ki-hô-tê lao vào cuộc đấu với dũng khí của 1 hiệp sĩà Hành động hài hước, điên rồ, lố bịch
- Thất bại nặng nề, người và ngựa ngã như trời giáng nhưng vẫn không cam nhận thất bạià Tiếp tục rơi vào hoang tưởng
*Quan niệm và cách xử sự sau cuộc chiến
- Bắt chước các hiệp sĩ
+ Không rên rỉ, không kêu đau
+ Không quan tâm đến những nhu cầu cá nhân
=> Ưu điểm: Yêu tự do, chuộng công bằng, lẽ phải, quyết ra tay cứu khổ, trừ gian, dũng cảm, không sợ gian khó
=> Nhược: Đầu óc quá hoang tưởng, hão huyền.
Đáng giận, đáng cười nhưng cũng đáng trách, đáng thương.
2. Hình tượng Xan-chô Pan-xa
*Lai lịch, chân dung
- Xuất thân: Nông dân
- Ngoại hình: Béo, lùn, đủng đỉnh cưỡi lừa theo chủ, luôn mang theo rượu và túi 2 ngăn đựng đầy thức ăn
- Khát vọng: Làm giám mã cho Đôn Ki hô-tê với hi vọng sau này được làm thống đốc, cai trị vài hòn đảo
*Thái độ và nhận định khi thấy những chiếc cối xay gió
- Đầu óc hoàn toàn tỉnh táo: “Xuất hiện ở đằng kia chẳng phải là … mà chỉ là những cối xay gió …”
*Hành động trong cuộc giao tranh
- Can ngăn Đôn Ki-hô-tê
- Vội thúc lừa chạy đến cứu
=>Tỉnh táo và thực tế. Cho rằng đầu óc Đôn Ki-hô-tê cũng quay cuồng như chiếc cối xay gió
*Quan niệm và cách xử sự sau cuộc chiến
- Chỉ cần hơi đau 1 chút là run rẩy, Đến bữa là ăn uống no nê, ngủ 1 mạch
-> Thực dụng, tầm thường, thích hưởng thụ.
=> Ưu điểm: Đầu óc tỉnh táo, thiết thực, lạc quan
=>Nhược điểm: Ước muốn tầm thường, chỉ nghĩ đến cá nhân, hèn nhát
- Xây dựng cặp nhân vật tương phản-> - Dụng ý nghệ thuật của nhà văn: Làm nổi rõ chân dung, tính cách của từng nhân vật.
- Sự hoàn thiện chỉ có trong sự đối chiếu và bổ sung cho nhau.
Học tốt bài Đánh nhau với cối xay gió
Các bài học giúp bạn để học tốt bài Đánh nhau với cối xay gió Ngữ văn lớp 8 hay khác:
Xem thêm tóm tắt tác giả - tác phẩm Ngữ Văn lớp 8 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 8 hay khác:
- Soạn văn 8 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải lớp 8 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 8 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 8 Chân trời sáng tạo (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Soạn văn 8 hay nhất, ngắn gọn của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 8 Tập 1 và Tập 2 Cánh diều (NXB ĐH Sư phạm).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 8 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 8 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 8 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 8 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 8 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 8 - Cánh diều