Top 15 tóm tắt Chiếu dời đô (hay, ngắn nhất) - Cánh diều

Với tóm tắt Chiếu dời đô Ngữ văn lớp 8 Cánh diều hay, ngắn nhất giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm bài Chiếu dời đô lớp 8.

Tóm tắt Chiếu dời đô - Ngữ văn lớp 8 Cánh diều

Quảng cáo

Tóm tắt Chiếu dời đô - Mẫu 1

Chiếu dời đô là bài chiếu lịch sử nói về sự kiện Lí Công Uẩn hỏi quân thần, nhân dân về việc dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La. Xưa kia nhà Thương, nhà Chu của Trung Quốc đã có nhiều lần dời đô và điều đó làm cho các triều đại đều hưng thịnh. Ở nước ta, hai nhà Đinh- Lê theo ý mình, khinh thường mệnh trời, không chịu dời đổi nên vận nước ngắn ngủi, nhân dân lầm than. Vì vậy, Lí Công Uẩn rất đau xót về việc đó, muốn dời đô ra Đại La để đất nước hùng mạnh hơn. Xét về địa lí, lịch sử, Đại La là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước, là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.

Tóm tắt Chiếu dời đô - Mẫu 2

Lịch sử Trung Quốc chứng minh các triều đại vì muốn đất nước được hưng thịnh nên đã quyết định dời đô.Còn ở nước ta,nhà Đinh và nhà Lê tầm nhìn hạn hẹp,không theo ý trời - không chịu đổi dời nên vận nước ngắn hạn,nhân dân lầm than.Trước những bài học của các thế hệ đi trước đó, Lí Công Uẩn muốn dời đô để giúp đất nước hùng mạnh và phát triển hơn. Vì vậy, ông đã đưa ra ý muốn của mình và hỏi quân thần, nhân dân về việc dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La -xét về mọi mặt,mọi phương diện địa lí, lịch sử thì Đại La là chốn tụ hội trọng điểm của đất nước. Lí Công Uẩn cho thấy việc rời đô là đúng đắn.

Tóm tắt Chiếu dời đô - Mẫu 3

Trong lịch sử Trung Quốc đã có rất nhiều triều đại quyết định dời đổi kinh đô và điều đó làm cho triều đại hưng thịnh hơn. Ở nước ta, hai nhà Đinh – Lê không chịu dời đổi đã khiến vận nước ngắn ngủi. Lí Công Uẩn rất đau lòng về việc đó, muốn dời đổi để đất nước phát triển hơn. Xét về vị trí địa lí, lịch sử, những đặc điểm thuận lợi để phát triển thì thành Đại La xứng đáng là kinh đô bậc nhất của để vương muôn đời.

Quảng cáo

Tóm tắt Chiếu dời đô - Mẫu 4

Trong lịch sử Trung Quốc xưa kia nhà Thương, nhà Chu đã có nhiều lần dời đô và điều đó làm cho các triều đại đều hưng thịnh. Ở nước ta, hai nhà Đinh - Lê theo ý mình, khinh thường mệnh trời, không chịu dời đổi nên vận nước ngắn ngủi, nhân dân lầm than. Vì vậy, Lí Công Uẩn rất đau xót về việc đó, ông muốn dời đô ra Đại La để đất nước hùng mạnh hơn. Xét về địa lí, lịch sử, Đại La là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước, là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.

Tóm tắt Chiếu dời đô - Mẫu 5

Mở đầu Thiên đô Chiếu, tác giả nói đưa dẫn chứng từ nhà Thương đến vua Bàn Canh, năm lần dời đô; nhà Chu đến vua Thành Vương cũng ba lần dời đô. Chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu; trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi. Cho nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh nên nhà vua rất đau xót về việc đó, không thể không đổi dời. Phần tiếp theo của Thiên đô chiếu, tác giả nói đến sự thuận lợi của thành Đại La, nơi trung tâm của trời đất, ở thế rồng cuộn hổ ngồi. Địa thế rộng bằng, đất đai cao mà thoáng, dâ chúng không phải khốn khổ ngập lụt. Xem khắp đất Việt, chỉ có nơi này là thắng địa, chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước, nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. Từ đó nhà vua đưa ra lựa chọn và muốn quần thần suy nghĩ, đưa ra ý kiến.

Tóm tắt Chiếu dời đô - Mẫu 6

Bài Chiếu dời đô phản ánh mong muốn của nhân dân về một quốc gia độc lập, thống nhất và thể hiện ý chí mạnh mẽ của dân tộc Đại Việt.

Bài chiếu là một văn bản hành chính nhưng vẫn mang đậm tinh thần văn chương, thể hiện khát vọng xây dựng quốc gia phồn thịnh hơn trong tương lai.

Lối viết văn trình bày chặt chẽ, biến ngữ linh hoạt và các vế được sắp xếp một cách cân đối, tạo ra một bài văn mạch lạc.

Cách lập luận chặt chẽ, logic rõ ràng và sắc sảo, giúp bài văn trở nên thuyết phục và sinh động hơn.

- Cung cấp các ví dụ đặc sắc để thuyết phục hiệu quả.

- Sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc và lý lẽ được thể hiện rõ ràng.

Tóm tắt Chiếu dời đô - Mẫu 7

Đây là một văn bản thể hiện lòng yêu nước, khát khao tự do và sự tự hào về dân tộc Việt Nam, đồng thời thể hiện ý chí mạnh mẽ của dân tộc trong việc đấu tranh cho độc lập, tự do và thống nhất đất nước.

Tóm tắt Chiếu dời đô - Mẫu 8

Lý Thái Tổ đã trích dẫn từ sách sử Trung Quốc để chứng minh việc dời đô là một biện pháp hợp lý, mang lại sự thịnh vượng cho đất nước. Việc này cũng là một phần trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước.

Tóm tắt Chiếu dời đô - Mẫu 9

Có nhiều triều đại Trung Quốc đã dời đô nhiều lần, từ đó đất nước luôn được thịnh vượng, nhân dân được sống an lành. Trong khi đó, hai triều đại Đinh và Lê không dời đô, dẫn đến sự không phát triển của triều đại. Lí Thái Tổ nhận thức được tiềm năng của thành Đại La, quyết định dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về thành Đại La (Thăng Long, Hà Nội).

Tóm tắt Chiếu dời đô - Mẫu 10

Lý Thái Tổ đã viện dẫn sử sách Trung Quốc nói về việc các vương triều ở đây đã từng dời đô để làm lý lẽ cho các phần sau của bài chiếu. Những cuộc dời đô trong lịch sử đều đem lại sự hưng thịnh cho đất nước mình, việc lựa chọn dời đô là điều có lý, không có gì trái với lẽ thường cả.

Tóm tắt Chiếu dời đô - Mẫu 11

Trong Chiếu dời đô, tác giả giới thiệu các ví dụ về việc dời đô ở Trung Quốc và thấy rằng việc này là cần thiết để đất nước phát triển. Lý Thái Tổ đã chọn thành Đại La làm đô để thể hiện sự tự tin và quyết tâm xây dựng một đế chế mạnh mẽ cho dân tộc.

Tóm tắt Chiếu dời đô - Mẫu 12

Theo lịch sử Trung Quốc, các triều đại thường dời đô để thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Trong khi đó, nhà Đinh và nhà Lê không hiểu biết sâu sắc về ý trời nên không dám dời đô, dẫn đến vận nước suy thoái và nhân dân khốn khổ. Trước những bài học đó, Lí Công Uẩn muốn dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La để đất nước trở nên mạnh mẽ hơn. Ông chứng minh rằng việc này là đúng đắn và cần thiết.

Tóm tắt Chiếu dời đô - Mẫu 13

Có các triều đại ở Trung Quốc đã nhiều lần dời đô cho nên vận nước lâu dài, nhân dân ấm no. Vậy mà hai nhà Đinh, Lê lại không dời đô nên triều đại không hưng thịnh. Lí Thái Tổ, xét thấy thành Đại La có đủ các điều kiện thuận lợi về vị thế, đặc điểm thuận lợi để làm kinh đô của các bậc đế vương muôn đời nên quyết định dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về thành Đại La (Thăng Long, Hà Nội).

Xem thêm tóm tắt các tác phẩm Ngữ Văn lớp 8 Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 8 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn văn 8 hay nhất, ngắn gọn của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 8 Tập 1 và Tập 2 Cánh diều (NXB ĐH Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 8 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên