Trắc nghiệm Thực hành tiếng Việt trang 116 (có đáp án) - Cánh diều

Với 26 câu hỏi trắc nghiệm Thực hành tiếng Việt trang 116 Ngữ văn lớp 8 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Cánh diều sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 8.

Trắc nghiệm Thực hành tiếng Việt trang 116 (có đáp án) - Cánh diều

Ôn tập Từ Hán Việt

Câu 1. Từ nào trong các câu dưới đây có sử dụng từ Hán Việt?

Quảng cáo

Xã tắc hai phen chồn ngựa đá

Non sông nghìn thuở vững âu vàng

A. Xã tắc

B. Ngựa đá

C. Âu vàng

D. A và C

Câu 2. Xác định nghĩa của từ Hán Việt “Tiều phu”?

A. Đi chơi phương xa

B. Núi sông

C. Đất nước, non sông

D. Người đốn củi

Quảng cáo

Câu 3. Xác định nghĩa của từ Hán Việt “viễn du”?

A. Đi chơi phương xa

B. Núi sông

C. Đất nước, non sông

D. Người đốn củi

Câu 4. Xác định nghĩa của từ Hán Việt “giang sơn”?

A. Đi chơi phương xa

B. Núi sông

C. Đất nước, non sông

D. Người đốn củi

Câu 5. Xác định nghĩa của từ Hán Việt “sơn thủy”?

Quảng cáo

A. Đi chơi phương xa

B. Núi sông

C. Đất nước, non sông

D. Người đốn củi

Câu 6. Hai câu thơ sau có mấy từ Hán Việt?

Ôi Tổ quốc giang sơn, hùng vĩ

 Đất anh hùng của thế kỉ hai mươi…”

A. 4

B. 5

C. 6

D. 7

Câu 7. Dòng nào sau đây chỉ gồm những từ Hán Việt có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau?

A. Thi ca, hội phí, tân binh, khán đái

B. Hậu tạ, cường quốc, thiên thư, tái phạm

C. Phòng hòa, bảo mật, thi nhân, hậu đãi

D. Phòng gian, ái quốc, thủ môn, chiến thắng

Quảng cáo

Câu 8. Từ “viên tịch” để chỉ cái chết của ai?

A. Nhà sư

B. Vị hoàng thượng

C. Người rất cao tuổi

D. Người có công với đất nước

Ôn tậ̣p Thành ngữ

Câu 1. Thành ngữ là gì?

A. Là loại từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh

B. Những câu đúc rút kinh nghiệm sống của nhân dân ta

C. Những câu hát thể hiện tình cảm, thái độ của nhân dân

D. Tất cả đáp án trên

Câu 2. Câu nào dưới đây không phải thành ngữ?

A. Vắt cổ chày ra nước

B. Chó ăn đá, gà ăn sỏi

C. Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang,Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu

D. Lanh chanh như hành không muối

Câu 3. Thành ngữ nào sau đây có ý nghĩa “ý tưởng viển vông, thiếu thực tế thiếu tính khả thi”?

A. Đeo nhạc cho mèo

B. Đẽo cày giữa đường

C. Ếch ngồi đáy giếng

D. Thầy bói xem voi

Câu 4. Câu nào dưới đây không phải thành ngữ?

A. Vắt cổ chày ra nước

B. Chó ăn đá, gà ăn sỏi

C. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống

D. Lanh chanh như hành không muối

Câu 5. Đâu không phải là thành ngữ?

A. Một nắng hai sương

B. Học ăn, học nói, học gói, học mở

C. Lời ăn tiếng nói

D. No cơm ấm cật

Câu 6. Đâu không phải là thành ngữ?

A. Nhai kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa

B. Lanh chanh như hành không muối

C. Nhà rách vách nát

D. Ếch ngồi đáy giếng

Câu 7. Xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong câu sau:

Thằng ấy chuột chạy cùng sào rồi

A. Trạng ngữ

B. Bổ ngữ

C. Chủ ngữ

D. Vị ngữ

Câu 8. Xác định nghĩa của thành ngữ “Đánh trống bỏ dùi”

A. Xử lí một cách linh hoạt theo từng tình huống

B. Làm việc có trách nhiệm rõ ràng

C. Chỉ những con người nói một đằng, làm một nẻo

D. Vì thái độ làm việc không đến nơi đến chốn, xướng ra và hăng hái huy động mọi người làm, nhưng đến giữa chừng thì chính mình lại bỏ dở

Ôn tập Tục ngữ

Câu 1. Tục ngữ là gì?

A. Là cách nói phóng đại mức độ, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả nhằm gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm

B. Là những cụm từ ngắn gọn, hàm súc, thường có vần điệu, có hình ảnh, giúp cho lời ăn tiếng nói thêm sâu sắc, sinh động, có tính biểu cảm cáo

C. Là những câu nói dân gian ngắn gọn, hàm súc, thường có vần điệu, có hình ảnh, nhằm đúc kết kinh nghiệm về thế giới tự nhiên và đời sống con người

D. Là dùng cách diễn đạt tế nhị, khéo léo nhằm tránh gây cảm giác quá đau buồn, nặng nề hoặc tránh sự thô tục, thiếu lịch sự

Câu 2. Về nội dung, tục ngữ thể hiện điều gì?

A. Những kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên, lao động sản xuất, con người và xã hội

B. Mượn chuyện về loài vật, đồ vật, cây cỏ,… làm ẩn dụ, hoặc chính chuyện con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện đời, chuyện người, nhằm nêu lên bài học luân lí

C. Những câu chuyện tưởng tượng xoay quanh một số nhân vật quen thuộc như nhân vật tài giỏi, nhân vật dũng sĩ người mồ côi, người em út… và cả những câu chuyện về các con vật nói năng và hoạt động như con người

D. Kể về sự kiện và nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan đến lịch sử), phần lớn theo xu hướng lí tưởng hóa, qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh của nhân dân đối với những người có công với đất nước, dân tộc hoặc cộng đồng cư dân của một vùng

Câu 3. Về hình thức, tục ngữ có các đặc điểm gì?

A. Thường ngắn gọn, có nhịp điệu, hình ảnh

B. Hầu hết đều có vần và thường có hai vế trở lên

C. Thường đa nghĩa nhờ sử dụng các biện pháp tu từ

D. Tất cả đáp án trên

Câu 4. Ý nghĩa nào đúng nhất có trong câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên”.

A. Ý nghĩa khuyên nhủ

B. Ý nghĩa phê phán

C. Ý nghĩa thách đố

D. Ý nghĩa ca ngợi

Câu 5. Nội dung của hai câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” và “Học thầy không tày học bạn” có mối quan hệ như thế nào?

A. Hoàn toàn trái ngược nhau

B. Bổ sung ý nghĩa cho nhau

C. Hoàn toàn giống nhau

D. Gần nghĩa với nhau

Câu 6. Câu nào không phải là tục ngữ?

A. Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen

B. Một nắng hai sương

C. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa

D. Thân em như tấm lụa đào

Câu 7. Câu tục ngữ: “Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt” diễn tả điều gì?

A. Tháng bảy kiến bò, là có nắng to

B. Tháng bảy có kiến bò thì hết lo lũ lụt

C. Người dân lo sợ mưa to lũ lụt

D. Tháng bảy (ở miền Bắc) hễ nhìn thấy kiến bò hàng đàn lên tường là dự báo sắp có mưa to, lũ lớn xảy ra

Câu 8. Câu tục ngữ nào dưới đây có ý nghĩa khuyên người dân lao động dự đoán được thời tiết, để chủ động trong việc gieo trồng, gặt hái, cày bừa..?

A. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa

B. Tấc đất tấc vàng

C. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống

D. Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền

Câu 9. Câu tục ngữ nào sau đây mang ý nghĩa coi trọng công ơn của thế hệ đi trước?

A. Được chim bẻ ná, được cá quên nơm

B. Ăn cây táo, rào cây sung

C. Ăn cháo đá bát

D. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Câu 10. Câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” khuyên con người điều gì?

A. Nếu cuộc sống đói rách cần giữ gìn bản thân luôn sạch sẽ

B. Cuộc sống nghèo khổ vẫn phải sống cho trong sạch, giữ gìn nhân cách tốt đẹp

C. Luôn cố gắng phấn đấu, nỗ lực học hành để vượt qua hoàn cảnh khó khăn

D. Luôn coi trọng đạo lí làm người, nhớ ơn những người có công ơn với mình

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 8 Cánh diều có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 8 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn văn 8 hay nhất, ngắn gọn của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 8 Tập 1 và Tập 2 Cánh diều (NXB ĐH Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 8 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên