Trắc nghiệm Thực hành tiếng Việt trang 43 (có đáp án) - Cánh diều
Với 25 câu hỏi trắc nghiệm Thực hành tiếng Việt trang 43 Ngữ văn lớp 8 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Cánh diều sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 8.
Trắc nghiệm Thực hành tiếng Việt trang 43 (có đáp án) - Cánh diều
Tìm hiểu biện pháp Đảo ngữ
Câu 1. Đảo ngữ là gì?
A. Là biện pháp nghệ thuật trong đó tác giả lặp lại một từ, một cụm từ hoặc toàn bộ câu với một dụng ý cụ thể
B. Là biện pháp gọi hoặc tả con vật, đồ vật, cây cối… bằng những từ ngữ thường được sử dụng để gọi con người
C. Là biện pháp dùng để đối chiếu hai sự vật, hiện tượng… với nhau
D. Là biện pháp tu từ được tạo ra bằng cách thay đổi vị trí thông thường của các từ ngữ trong câu
Câu 2. Tác dụng của biện pháp đảo ngữ là?
A. Tăng tính biểu cảm cho đoạn văn, bài thơ
B. Nhấn mạnh đặc điểm (màu sắc, đường nét…), hoạt động, trạng thái của sự vật, hiện tượng, gợi ấn tượng rõ hơn hoặc bộc lộ cảm xúc của người viết (người nói).
C. Làm nổi bật lên các khía cạnh nào đó của sự vật hay sự việc cụ thể trong từng hoàn cảnh khác nhau
D. Giúp người đọc nhận thức được một sự vật, hiện tượng thông quan hình ảnh của sự vật, hiện tượng khác tương đồng và tăng thêm ý nghĩa cho câu văn giống như biện pháp ẩn dụ
Câu 3. Biện pháp tu từ đảo ngữ có mấy hình thức cơ bản?
A. 1 hình thức
B. 2 hình thức
C. 3 hình thức
D. 4 hình thức
Câu 4. Đâu là hình thức của biện pháp tu từ đảo ngữ?
A. Đảo các thành tố trong cụm từ
B. Đảo các thành phần trong câu
C. A và B đúng
D. A và B sai
Tìm hiểu Câu hỏi tu từ
Câu 1. Câu hỏi tu từ là câu hỏi không dùng để hỏi mà để làm gì?
A. Khẳng định
B. Phủ định
C. Bộc lộ cảm xúc
D. Tất cả đáp án trên
Câu 2. Khác với câu hỏi thông thường, câu hỏi tu từ được sử dụng nhằm mục đích gì?
A. Nhằm đạt một số hiệu quả giao tiếp
B. Tăng sắc thái biểu cảm
C. Biểu đạt ý nghĩa một cách tế nhị, uyển chuyển
D. Tất cả đáp án trên
Câu 3. Trong giao tiếp, câu hỏi tu từ có tác dụng gì?
A. Thu hút sự quan tâm của người đọc, người nghe
B. Để hỏi
C. Để sai khiến
D. Tất cả đáp án trên
Câu 4. Câu hỏi tu từ được dùng trong văn học có tác dụng gì?
A. Tăng sắc thái biểu cảm
B. Gợi ra nhiều ý nghĩa
C. Tạo hiệu quả thẩm mĩ cho tác phẩm
D. Tất cả đáp án trên
Câu 5. Câu hỏi tu từ gồm có mấy dạng?
A. Bốn dạng
B. Ba dạng
C. Hai dạng
D. Một dạng
Câu 6. Trong các câu thơ dưới đây, đâu là câu hỏi tu từ?
A. Ngày mai người ra biển lớn, liệu người còn nhớ đến em?
B. Thuyền đợi bến sông trăng đó/ Có chở trăng về kịp tối nay?
C. Chẳng biết mai về sau, anh có quay lại đây?
D. Tất cả đáp án trên
Tìm hiểu Từ tượng hình, từ tượng thanh
Câu 1. Ý nào dưới đây nêu chính xác nhất khái niệm về từ tượng thanh?
A. Là những từ mô tả âm thanh của con người, sự vật
B. Là những từ gợi hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật
C. Là những từ miêu tả tính cách của con người
D. Là những từ gọi tả bản chất của sự vật
Câu 2. Ý nào dưới đây nêu chính xác nhất khái niệm về từ tượng hình?
A. Là những từ mô tả âm thanh của con người, sự vật
B. Là những từ miêu tả tính cách của con người
C. Là những từ gợi tả bản chất của sự vật
D. Là những từ gợi hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật
Câu 3. Khi nói: “Từ tượng hình, tượng thanh có giá trị biểu cảm cao” có nghĩa là?
A. Việc dùng từ tượng hình, tượng thanh làm cho câu văn hoặc câu nói trở nên giàu cảm xúc hơn
B. Việc dùng từ tượng hình, tượng thanh làm cho câu văn hoặc câu nói trở nên sinh động, giàu hình ảnh hơn
C. Là những từ gợi hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật
D. A và B đúng
Câu 4. Theo em, từ tượng thanh, từ tượng hình thường thuộc từ loại nào?
A. Danh từ
B. Tính từ
C. Đại từ
D. Động từ
Câu 5. Theo em, từ tượng thanh trong các ngôn ngữ khác nhau là:
A. Giống nhau
B. Khác nhau
C. Không có
D. Có thể khác hoặc giống
Câu 6. Các từ tượng hình và tượng thanh thường được dùng trong các kiểu bài văn nào?
A. Miêu tả và nghị luận
B. Tự sự và miêu tả
C. Nghị luận và biểu cảm
D. Tự sự và nghị luận
Câu 7. Trong các từ sau đây, từ nào là từ tượng hình?
A. Móm mém
B. Vui vẻ
C. Xót xa
D. Ái ngại
Câu 8. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên.
(Lão Hạc)
Đoạn văn trên có bao nhiêu từ tượng hình?
A. 3 từ
B. 4 từ
C. 5 từ
D. 6 từ
Câu 9. Trong các từ sau, từ nào là từ tượng thanh?
A. Xôn xao
B. Chốc chốc
C. Vật vã
D. Mải mốt
Câu 10. Từ nào dưới đây không phải là từ tượng hình?
A. Xồng xộc
B. Xôn xao
C. Rũ rượi
D. Xộc xệch
Câu 11. Trong các nhóm từ sau, nhóm nào đã được sắp xếp hợp lí?
A. Thong thả, khoan thai, vội vàng, uyển chuyển, róc rách
B. Vi vu, ngọt ngào, lóng lánh, xa xa, phơi phới
C. Ha hả, hô hố, hơ hớ, hì hì, khúc khích
D. Thất thiểu, lò dò, chồm hổm, chập chững, rón rén
Câu 12. Đọc các câu văn sau và xác định từ tượng hình:
a. Thằng Dần vục đầu vừa thổi vừa húp soàn soạt. Chị Dậu rón rén bưng một cái bát lớn đến chỗ chồng nằm.
b. Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu
c. Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu
d. Rồi chị túm lấy cổ hắn, ẩn dúi ra cửa. Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.
A. rón rén, lẻo khoẻo, chỏng quèo
B. rón rén, lẻo khoẻo, chỏng quèo, nham nhảm
C. chỏng quèo, rón rén, soàn soạt
D. soàn soạt, bịch, bốp
Câu 13. Từ “lẻo khoẻo” trong câu “Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu” có nghĩa là gì?
A. Gầy gò, trông ốm yếu, thiếu sức sống
B. Dáng vẻ xanh xao của người mới ốm dậy
C. Thể trạng của những người bị mắc nghẹn
D. Gầy và cao
Câu 14. Cho ngữ liệu sau:
“Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt, không hiểu sao tôi thấy ân hận quá. Lâu nay, mải vui chơi bè bạn, chẳng lúc nào tôi chú ý đến em… Từ đấy, chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nhau vừa đi vừa trò chuyện.
Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi.
Nhưng không, có tiếng dép lẹp kẹp trong nhà và tiếng mẹt tôi”
(Cuộc chia tay của những con búp bê – Khánh Hoài)
Ngữ liệu trên có mấy từ liên kết?
A. Một từ
B. Hai từ
C. Ba từ
D. Bốn từ
Câu 15. nhận xét nào nói đúng nhất mục đích của việc sử dụng các phương tiện để liên kết đoạn văn trong văn bản?
A. Làm cho ý giữa các đoạn văn liền mạch với nhau một cách hợp lí, tạo nên tính chỉnh thể cho đoạn văn
B. Làm cho các đoạn văn có thể bổ sung ý nghĩa cho nhau
C. Làm cho hình thức của đoạn văn được cân đối
D. Tất cả đáp án trên
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 8 Cánh diều có đáp án hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 8 hay khác:
- Soạn văn 8 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải lớp 8 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 8 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 8 Chân trời sáng tạo (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Soạn văn 8 hay nhất, ngắn gọn của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 8 Tập 1 và Tập 2 Cánh diều (NXB ĐH Sư phạm).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 8 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 8 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 8 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 8 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 8 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 8 - Cánh diều