Trắc nghiệm Nhớ đồng (có đáp án) - Chân trời sáng tạo
Với 25 câu hỏi trắc nghiệm Nhớ đồng Ngữ văn lớp 8 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 8.
Trắc nghiệm Nhớ đồng (có đáp án) - Chân trời sáng tạo
Tìm hiểu tác giả Tố Hữu
Câu 1. Địa danh nào sau đây là quê hương của Tố Hữu?
A. Hậu Giang
B. Huế
C. Hà Nội
D. Hải Dương
Câu 2. Đâu là năm sinh, năm mất của Tố Hữu?
A. 1920 – 1999
B. 1920 – 2000
C. 1920 - 2001
D. 1920 - 2002
Câu 3. Thơ ca Tố Hữu có sự thống nhất với?
A. Cách mạng
B. Thiên nhiên
C. Tình yêu
D. Cuộc sống
Câu 4. Đâu là nhận xét đúng nhất về thơ Tố Hữu?
A. Ông là gương mặt tiêu biểu của trường phái thơ siêu thực
B. Ông là con chim đầu đàn của phong trào thơ mới
C. Ông được coi là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng và kháng chiến
D. Ông là nhà thơ xuất sắc nhất của thơ ca hiện đại
Câu 5. Bài thơ nào sau đây không phải là của nhà thơ Tố Hữu?
A. Việt Bắc
B. Đêm nay Bác không ngủ
C. Sáng tháng năm
D. Mẹ Suốt
Câu 6. Tố Hữu nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm bao nhiêu?
A. 1995
B. 1996
C. 1997
D. 1998
Câu 7. Đâu là nhận định đúng về phong cách sáng tác của Tố Hữu?
A. Thơ ông là những dòng chảy tâm tình, dạt dào, bao la, rạo rực
B. Thơ ông hào sảng tràn ngập khí thế của tuổi trẻ đầy nhiệt huyết
C. Thơ ông mang nặng nỗi niềm xưa, nỗi niềm hoài cổ, hoài vọng
D. Thơ ông mang tính chất trữ tình chính trị có cảm hứng lãng mạn ngọt ngào
Câu 8. Ngoài tính chất trữ tình chính trị sâu sắc, thơ Tố Hữu còn mang tính gì?
A. Tính dân tộc đậm đà
B. Tâm tình, dạt dào
C. Mang nặng nỗi niềm xưa
D. Mang nặng nỗi niềm hoài cổ, hoài vọng
Tìm hiểu chung văn bản Nhớ đồng
Câu 1. Nhớ đồng là sáng tác của tác giả nào?
A. Tố Hữu
B. Xuân Diệu
C. Huy Cận
D. Hàn Mặc Tử
Câu 2. Tố Hữu sáng tác bài thơ Nhớ đồng để tặng người bạn nào?
A. Vũ Đình Liên
B. Huy Cận
C. Nguyễn Chí Thanh
D. Nguyễn Thi
Câu 3. Nhớ đồng được in trong tập thơ nào?
A. Máu và hoa
B. Ra trận
C. Từ ấy
D. Ta với ta
Câu 4. Bài thơ Nhớ đồng được sáng tác trong những ngày tháng Tố Hữu bị giam cầm ở nhà lao nào?
A. Thừa Phủ
B. Hỏa Lò
C. Sơn La
D. La Bảo
Câu 5. Giá trị nội dung của bài thơ Nhớ động – Tố Hữu là?
A. Bức tranh phong cảnh, cũng là bức tranh tâm cảnh, thể hiện nỗi buồn cô đơn của tác giả trong một mối tình xa xăm, vô vọng
B. Bài thơ là tiếng lòng da diết với cuộc sống bên ngoài. Thể hiện khát vọng tự do, tình yêu nhân dân, đất nước, yêu cuộc sống của chính mình
C. Bộc lộ nỗi sầu của một “cái tôi” cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn, trong đó thấm đượm tình người
D. Bài thơ là lời tâm nguyện của người thanh niên giác ngộ lí tưởng cách mạng
Câu 6. Bài thơ Nhớ đồng nằm trong phần nào của tập thơ Từ ấy?
A. Máu lửa
B. Xiềng xích
C. Giải phóng
D. Sống mòn
Phân tích văn bản Nhớ đồng
Câu 1. Cảm hứng của bài thơ Nhớ đồng được gợi lên bởi âm thanh nào?
A. Tiếng hò
B. Tiếng chim hót
C. Tiếng người trao đổi, mua bán
D. Tiếng sáo
Câu 2. Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ dưới đây:
Đâu gió cồn thơm đất nhả mùi
Đâu ruồng tre mát thở yên vui
Đâu từng ô mạ xanh mơn mởn
Đâu những nương khoai sắn ngọt bùi?
A. Điệp cấu trúc câu, câu hỏi tu từ, ẩn dụ
B. Điệp cấu trúc câu, so sánh, nhân hóa
C. Điệp cấu trúc câu, nhân hóa, câu hỏi tu từ
D. Ẩn dụ, nhân hóa, câu hỏi tu từ
Câu 3. Điệp cấu trúc câu “Đâu…” trong đoạn thơ dưới đây có tác dụng gì?
Đâu gió cồn thơm đất nhả mùi
Đâu ruồng tre mát thở yên vui
Đâu từng ô mạ xanh mơn mởn
Đâu những nương khoai sắn ngọt bùi?
A. Diễn tả tình yêu đời, yêu người tha thiết
B. Diễn tả tâm trạng cô đơn, trống trải trong lòng nhà thơ
C. Diễn tả tiếng khan khắc khoải, niềm thương nhớ trào dâng trong lòng nhà thơ
D. A và C đúng
Câu 4. Cảnh lao tù của tác giả được thể hiện qua hai câu thơ nào trong bài thơ Nhớ đồng?
A. Gì sâu bằng những trưa thương nhớ/ Hiu quạnh bên trong một tiếng hò!
B. Tôi thu tất cả trong thầm lặng/ Như cánh chim buồn nhớ gió mây
C. Vẩn vơ theo mãi vòng quanh quẩn/ Muốn thoát, than ôi mãi chẳng rời
D. Chơ tới chừ đây, tới chừ đây/ Tôi mơ qua của khám bao ngày
Câu 5. Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ dưới đây:
“Đâu dáng hình quen, đâu cả rồi
Sao mà cách biệt, quá xa xôi
Chao ôi thương nhớ, chao thương nhớ
Ôi mẹ già đơn chiếc ơi!”
A. Nói giảm nói tránh
B. Điệp từ
C. Ẩn dụ
D. Nhân hóa
Câu 6. Trong đoạn thơ sau, “hồn thân” tác giả Tố Hữu nhớ đến là ai?
Đâu những hồn thân tự thuở xưa
Những hồn quen dãi gió dầm mưa
Những hồn chất phác hiền như đất
Khoai sắn tình quê rất thiệt thà!
A. Người mẹ già
B. Người thân đã khuất
C. Người cha
D. Tất cả đáp án trên
Câu 7. Trong đoạn thơ sau, tác giả nhớ tới ai?
Đâu những ngày xưa, tôi nhớ tôi
Băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời
A. Nhớ người thân
B. Nhớ mẹ
C. Nhớ cha
D. Nhớ chính bản thân mình
Câu 8. Đoạn thơ sau sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
A. Nhân hóa
B. Ẩn dụ
C. Hoán dụ
D. So sánh
Câu 9. Biện pháp tu từ so sánh trong đoạn thơ dưới đây thể hiện tâm trạng gì của tác giả Tốt Hữu?
Cho tới chừ đây, tới chừ đây
Tôi mơ qua cửa khám bao ngày
Tôi thu tất cả trong thầm lặng
Như cánh chim buồn nhớ gió mây
A. Niềm say mê lí tưởng
B. Khát khao tự do và hành động
C. Nỗi nhớ quê hương da diết
D. B và C đúng
Câu 10. Xác định nội dung chính của đoạn thơ dưới đây:
Đâu những ngày xưa tôi nhớ tôi
Băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời
Vẩn vơ theo mãi vòng quanh quẩn
Muốn thoát, than ôi, bước chẳng rời
Rồi một hôm nào, tôi thấy tôi
Nhẹ nhàng như con chim cà lơi
Say đồng hương nắng vui ca hát
Trên chín tầng cao bát ngát trời…
A. Nỗi nhớ da diết cuộc sống bên ngoài nhà tù
B. Nỗi nhớ về chính mình trong những ngày tháng chưa bị giam cầm
C. Trở lại thực tại nhà giam, lòng trĩu nặng với nỗi nhớ triền miên
D. Tất cả đáp án trên
Câu 11. Xác định nội dung chính của đoạn thơ dưới đây:
Gì sâu bằng những trưa thương nhớ
Hiu quạnh bên trong một tiếng hò!
Đâu gió cồn thơm đất nhả mùi
Đâu ruồng tre mát thở yên vui
…
Những hồn chất phác hiền như đất
Khoai sắn tình quê rất thiệt thà!
A. Nỗi nhớ da diết cuộc sống bên ngoài nhà tù
B. Nỗi nhớ về chính mình trong những ngày tháng chưa bị giam cầm
C. Trở lại thực tại nhà giam, lòng trĩu nặng với nỗi nhớ triền miên
D. Tất cả đáp án trên
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 8 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 8 hay khác:
- Soạn văn 8 Chân trời sáng tạo (hay nhất)
- Soạn văn 8 Chân trời sáng tạo (ngắn nhất)
- Giải lớp 8 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 8 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 8 Cánh diều (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Soạn văn 8 hay nhất, ngắn gọn của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 và Tập 2 (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 8 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 8 - CTST
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 8 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 8 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - CTST
- Giải sgk Tin học 8 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 8 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 8 - CTST