Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 8 trang 40 Tập 2 - Kết nối tri thức

Với soạn bài Thực hành tiếng Việt: Biện pháp tu từ trang 40 Tập 2 Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 8.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 8 trang 40 Tập 2 - Kết nối tri thức

Quảng cáo

Soạn bài: Thực hành tiếng Việt lớp 8 trang 40 Tập 2 - Cô Lê Hạnh (Giáo viên VietJack)

Biện pháp tu từ

Câu 1. (trang 40 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được dùng trong bài thơ sau:

a. Súng bên súng, đầu sát bên đầu

(Đồng chí, Chính Hữu)

b. Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

(Đồng chí, Chính Hữu)

Trả lời:

a.

Biện pháp tu từ điệp ngữ “súng”, “đầu” và hoán dụ “đầu” (lấy bộ phận để chỉ toàn thể)

Tác dụng: Khắc họa hình ảnh những người lính kề vai sát cánh bên nhau cùng thực hiện nhiệm vụ chiến đấu.

b.

Biện pháp tu từ nhân hóa: “giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”

Tác dụng: diễn tả tình thương nỗi nhớ của quê hương, gia đình dành cho những người đi xa.

Nghĩa của từ ngữ

Câu 2. (trang 40 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Tìm từ đồng nghĩa với từ đôi trong câu thơ Anh với tôi đôi người xa lạ. Theo em, có thể thay từ đôi trong câu thơ bằng từ đồng nghĩa nào khác không? Vì sao?

Trả lời:

Từ đồng nghĩa: hai

Theo em, không thể thay từ đôi bằng từ hai. Vì ngoài chỉ số lượng, từ đôi còn thể hiện được hai cá thể tương ứng với nhau, làm thành một đơn vị thống nhất về vai trò, chức năng, không thể tách rời.

Quảng cáo

Câu 3. (trang 40 sgk Ngữ văn 8 Tập 2):

Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

a. Tìm nét chung về nghĩa của các cụm từ in đậm trong hai câu thơ trên

b. Nét chung về nghĩa của các cụm từ đó có giá trị đối với việc thể hiện cảm xúc trong bài thơ?

c. Cụm từ đất cày lên sỏi đá gợi liên tưởng đến thành ngữ nào? Giải nghĩa thành ngữ đó?

Trả lời:

a. Nét chung về nghĩa: chỉ những miền quê nghèo, thiên nhiên khắc nghiệt, cuộc sống của con người vất vả, khó khăn.

b. Giá trị: thể hiện niềm xúc động sâu xa của nhà thơ trước hoàn cảnh sống lam lũ, cực nhọc của những người lính.

c.

Cụm từ đất cày lên sỏi đá gợi liên tưởng đến thành ngữ: chó ăn đá, gà ăn sỏi

Giải thích: nơi đất đai cằn cỗi, hoang vu

Câu 4. (trang 40 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Trong các từ xa lạ, tri kỉ, lung lay, từ nào là từ láy? Nêu tác dụng của việc sử dụng từ láy trong bài thơ Đồng chí?

Trả lời:

Từ láy: lung lay

Từ láy lung lay gợi cảm giác không vững chắc, rung lắc của căn nhà để từ đó nói lên hoàn cảnh khó khăn của người lính, cũng như bộc lộ nỗi xót xa thầm kín của người đi xa để lại người thân chật vật lo toan cuộc sống.

Quảng cáo

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 8 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn văn 8 hay nhất, ngắn gọn của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 8 Tập 1 và Tập 2 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 8 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên