Trắc nghiệm Trưởng giả học làm sang (có đáp án) - Kết nối tri thức

Với 21 câu hỏi trắc nghiệm Trưởng giả học làm sang Ngữ văn lớp 8 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 8.

Trắc nghiệm Trưởng giả học làm sang (có đáp án) - Kết nối tri thức

Quảng cáo

Tìm hiểu tác giả Mô-li-e

Câu 1. Mô-li-e là nhà văn nước nào?

A. Nga

B. Mĩ

C. Đức

D. Pháp

Câu 2. Mô-li-e sống ở thế kỉ nào?

A. XVI

B. XVII

C. XVIII

D. XIX

Quảng cáo

Câu 3. Mô-li-e từng thất bại với công việc gì?

A. Thợ rèn

B. Bác sĩ

C. Ca sĩ

D. Diễn viên

Câu 4. Mô-i-e nổi tiếng với thể lại văn học nào?

A. Truyện ngắn

B. Tiểu thuyết

C. Kịch

D. Thơ

Quảng cáo

Câu 5. Đâu là vở kịch đầu tay của Mô-li-e?

A. Gàn dở

B. Bệnh giả tưởng

C. Trưởng giả học làm sang

D. Hồ thiên nga

Câu 6. Thể loại chính trong các vở kịch của Mô-li-e là gì?

A. Bi kịch

B. Hài kịch

C. Chính luận

D. Tự sự

Câu 7. Vở kịch nào sau đây không phải là của tác giả Mô-li-e?

A. Tôi và chúng ta

B. Lão hà tiện

C. Trưởng giả học làm sang

D. Người bệnh tưởng

Quảng cáo

Tìm hiểu chung văn bản Trưởng giả học làm sang

Câu 1. Trưởng giả học làm sang là sáng tác của ai?

A. Sếch-xpia

B. Mô-li-e

C. Pu-skin

D. Mi-lơ

Câu 2. Trưởng giả học làm sang thuộc thể loại gì?

A. Bi kịch

B. Hài kịch

C. Tiểu thuyết

D. Truyện ngắn

Câu 3. Đoạn trích Trưởng giả học làm sang nằm trong tác phẩm nào

A. Trưởng giả học làm sang

B. Người bệnh tưởng

C. Tôi và chúng ta

D. Lão hà tiện

Câu 4. Đoạn trích Trưởng giả học làm sang trong SGK gồm mấy cảnh?

A. Một cảnh

B. Hai cảnh

C. Ba cảnh

D. Bốn cảnh

Câu 5. Đâu là nghệ thuật nổi bật nhất trong văn bản?

A. Khắc họa tính cách nhân vật

B. Tạo dựng mâu thuẫn

C. Nghệ thuật tăng cấp

D. A và C đúng

Phân tích văn bản Trưởng giả học làm sang

Câu 1. Ông Giuốc-đanh có hoàn cảnh, xuất thân như thế nào?

A. Trong một gia đình thượng lưu quí tộc

B. Trong một gia đình thương nhân giàu có

C. Trong một gia đình trí thức

D. Trong một gia đình nông dân

Câu 2. Đặc điểm nổi bật của “bộ áo lễ phục đẹp nhất triều” của ông Giuốc-đanh là gì?

A. Màu đen

B. Hoa ngược

C. Trang nhã, rẻ tiền

D. A và B đúng

Câu 3. Thái độ của ông Giuốc-đanh khi nghe bác phó may giải thích những người quí phái đều mặc áo may hoa ngược như thế nào?

A. Chê chiếc áo may hoa ngược và yêu cầu bác phó may phải may lại

B. Chấp nhận chiếc áo may hoa ngược và tỏ ý muốn mặc thử nó

C. Tán thưởng vẻ sang trọng của chiếc áo may hoa ngược

D. Thắc mắc vì sao những người quí phái lại mặc áo hoa ngược

Câu 4. Qua thái độ của ông Giuốc-đanh với chiếc áo may hoa ngược, em thấy ông ta là người như thế nào?

A. Dốt nát, kém hiểu biết

B. Cầu kì trong vấn đề ăn mặc

C. Thích những cái lạ mắt

D. Hài hước và hóm hỉnh

Câu 5. Bác phó may đã làm gì để lợi dụng tính cách học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh?

A. Giải thích cho ông Giuốc-đanh biết rằng việc may áo ngược hoa là phù hợp với kiểu cách của người quí phái

B. May thêm một chiếc áo cho riêng mình bằng chính tấm vải ông Giuốc-đanh đặt để may bộ lễ phục

C. Đem theo những người thợ phụ giúp ông Giuốc-đanh mặc theo cách thức của những người quí phái để moi tiền của ông ta

D. Tất cả đáp án trên

Câu 6. Thái độ của ông Giuốc-đanh trước việc “đến mất tong cả tiền” để thưởng cho các chú thợ phụ như thế nào?

A. Không hề tiếc rẻ mà sẵn sàng cho hết để học làm sang

B. Có tiếc tiền nhưng vẫn sẵn sàng cho hết để được làm sang

C. Không muốn mất tiền vì những việc đó

D. Tức giận vì phải mất tiền thưởng cho những chú thợ phụ

Câu 7. Vì sao ông Giuốc-đanh thưởng tiền cho các chú thợ phụ?

A. Vì họ đã gọi ông ta là “ông lớn”, “cụ lớn”, “đức ông”

B. Vì họ giúp ông ta mặc bộ lễ phục theo đúng thể thức quí phái

C. Vì họ đã khen nức nở bộ lễ phục của ông Giuốc-đanh

D. Vì học đã hầu hạ ông ta rất chu đáo

Câu 8. Sự hài lòng, mãn nguyện của ông Giuốc-đanh khi mặc bộ lễ phục thể hiện ở câu nói nào?

A. Ồ! Thế thì được đấy

B. Đã bảo không àm. Bác làm thế này được rồi

C. Thưa, đây là bộ áo lễ phục đẹp nhất triều, và thích hợp nhất

D. Ấy đấy, ăn mặc ra người quý phái thì thế đấy! Cứ bo bo y phục trưởng giả, thì chẳng có ai gọi là “Ngài quý tộc!”.

Câu 9. Vì sao ông Giuốc-đanh cho rằng các chú thợ phụ gọi mình là “đức ông là vừa phải”?

A. Vì ông đã mãn nguyện với những lời tung hô đó

B. Vì ông sợ mất tong cả tiền để thưởng cho các chú thợ phụ

C. Vì ông không thích được tâng bốc, nịnh hót

D. Vì ông thấy đó là những lời giả dối

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 8 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 8 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn văn 8 hay nhất, ngắn gọn của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 8 Tập 1 và Tập 2 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 8 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên