Top 15 tóm tắt Tính đa nghĩa trong bài thơ Bánh trôi nước (hay, ngắn nhất) - Chân trời sáng tạo

Với tóm tắt Tính đa nghĩa trong bài thơ Bánh trôi nước Ngữ văn lớp 9 hay, ngắn nhất sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm bài Tính đa nghĩa trong bài thơ Bánh trôi nước lớp 9.

Tóm tắt Tính đa nghĩa trong bài thơ Bánh trôi nước - Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo

Quảng cáo

Tóm tắt Tính đa nghĩa trong bài thơ Bánh trôi nước - Mẫu 1

Văn bản phân tích hai lớp nghĩa của bài thơ “Bánh trôi nước”. Đầu tiên, nghĩa thứ nhất, còn gọi là nghĩa tả thực, nghĩa nổi: qua lời tâm sự của “bánh trôi”, người đọc thấy hiển hiện hình ảnh và quá trình hình thành của chiếc bánh. Còn đối với nghĩa ẩn dụ thì đây chính là nhan sắc, phẩm hạnh người phụ nữ. Phụ nữ Việt Nam đẹp quá, da dẻ trắng trẻo, thân hình tròn lẳn, phúc hậu. Phẩm hạnh cũng nhân hậu, ứng xử trước sau trọn vẹn, thuỷ chung.

Tóm tắt Tính đa nghĩa trong bài thơ Bánh trôi nước - Mẫu 2

Văn bản đưa ra các luận điểm, dẫn chứng xác thực về lớp nghĩa tả thực và nghĩa ẩn dụng trong bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương. Qua đó, văn bản đã cho ta thấy bài thơ Bánh trôi nước thể hiện hình thể xinh đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt, cùng thân phận chìm nổi của người phụ nữ Việt Nam xưa một cách sâu sắc. Với bài thơ này, nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương đã hai lần hoá thân, vừa làm chiếc bánh trôi vừa nhân danh người phụ nữ để tâm sự với bạn đọc, truyền tới bạn đọc nhũng tình cảm trong sáng, nhân văn. Bánh trôi nước đúng là áng văn chương đa nghĩa, độc đáo.

Tóm tắt Tính đa nghĩa trong bài thơ Bánh trôi nước - Mẫu 3

Văn bản bóc tách, phân tích cụ thể từng lớp nghĩa được ẩn trong bài thơ “Bánh trôi nước” của tác giả Hồ Xuân Hương. Bài thơ Bánh Trôi Nước nói về bánh trôi một thứ bánh được làm từ bột nếp, khi chín thì nổi trên mặt nước, khi chưa chín thì chìm. Còn khi so sánh bánh trôi nước với người phụ nữ thời phong kiến thì rất có nhiều điều giống như: Người phụ nữ rất vất vả, nổi vết chai cứng ngắc, giống như bánh trôi khi lặn quá dày, số phận của người chìm nổi, không được bình đẳng, giống như bánh trôi khi chín thì nổi, khi sống thì chìm. Vậy bài thơ ''Bánh trôi nước'' có hai lớp nghĩa thực và nghĩa ẩn dụ: vừa về hình bóng người phụ nữ ngày xưa, vừa nói về bánh trôi.

Quảng cáo

Xem thêm tóm tắt các tác phẩm Ngữ Văn lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn văn 9 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2 Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 9 Chân trời sáng tạo khác
Tài liệu giáo viên