Trắc nghiệm Từ Thằng quỷ nhỏ của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi (có đáp án) - Kết nối tri thức
Với 39 câu hỏi trắc nghiệm Từ Thằng quỷ nhỏ của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi Ngữ văn lớp 9 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 9.
Trắc nghiệm Từ Thằng quỷ nhỏ của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi (có đáp án) - Kết nối tri thức
Tìm hiểu văn bản Từ thằng quỷ nhỏ của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi
Câu 1. Theo người viết, Thằng quỷ nhỏ có những đặc điểm gì?
A. Hàm chứa những thông điệp sâu sắc.
B. Gợi mở nhiều suy ngẫm về lứa tuổi học trò.
C. Mở ra những cảm hứng mới cho văn học thiếu nhi
D. Hàm chứa những thông điệp sâu sắc và gợi mở nhiều suy ngẫm về phẩm chất của một tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi.
Câu 2. Theo người viết, chữ “quỷ” mà Nguyễn Nhật Ánh sử dụng trong nhan đề có ý nghĩa gì?
A. Để chỉ về tính cách kì lạ của nhân vật
B. Để mô tả sự kì bí, quái dị của câu chuyện.
C. Để chỉ sự kì dị trong nhân dạng.
D. Để mô tả sự kì quái của không gian diễn ra câu chuyện.
Câu 3. Đâu là những nét kì dị gắn trên gương mặt Quỳnh và trở thành dấu hiệu thường trực để nhận biết nhân vật?
A. Hai vành tai to, có tâm trạng lại ve vẩy như cánh bướm.
B. Hai vành tai to, có tâm trạng lại ve vẩy như cánh bướm, chiếc mũi to, đỏ ửng, lấm tấm mồ hôi.
C. Chiếc mũi to, đỏ ửng, lấm tấm mồ hôi.
D. Hai vành tai nhỏ, có tâm trạng lại ve vẩy như cánh bướm, chiếc mũi dài, đỏ ửng, lấm tấm mồ hôi.
Câu 4. Theo tác giả, nhận dạng lạ lẫm đã ảnh hưởng đến cậu bé Quỳnh như thế nào?
A. Phải chịu thân phận của một kẻ lạc loài.
B. Khiến cậu bé trở thành một người đặc biệt.
C. Được mọi người chú ý đến.
D. Được các bạn quan tâm đặc biệt hơn người khác.
Câu 5. Tác giả đã dùng dẫn chứng nào để cho rằng giữa Quỳnh và lớp trưởng Hạnh – người luôn mẫu mực và trấn áp những kẻ bày trò với Quỳnh cũng có khoảng cách?
A. Họ ngồi cạnh nhau nhưng không bao giờ nói với nhau một câu nào.
B. Họ ngồi cạnh nhau nhưng không bao giờ nói với nhau một câu nào.
C. Bàn có hai người nhưng mỗi người ngồi tít một đầu, chừa khoảng trống ở giữa.
D. Bàn có ba người, Quỳnh và Hạnh mỗi người ngồi tít một đầu.
Câu 6. Lớp học của Nguyễn Nhật Ánh trong truyện Thằng quỷ nhỏ có gì khác với những lớp học trong những câu chuyện khác của ông?
A. Chật chội hơn.
B. Là một ngoại lệ với chiếc bàn chỉ có hai người ngồi.
C. Rộng rãi hơn nhiều.
D. Đông học sinh hơn.
Câu 7. Theo tác giả, khoảng trống ở bàn học có ý nghĩa gì?
A. Là khoảng không ngăn cách Quỳnh với thế giới còn lại.
B. Là khoảng không thoải mái để Quỳnh thể hiện bản thân.
C. Là sự ghét bỏ, kì thị của tất cả mọi người đối với Quỳnh
D. Là sự ưu tiên để Quỳnh có chỗ ngồi rộng rãi hơn.
Câu 8. Tác giả đã nhận xét như thế nào về cuộc sống của nhân vật Quỳnh.
A. Cô độc, chán trường.
B. U tối, tuyệt vọng.
C. Lạc lõng, lạc loài
D. Bơ vơ, tội nghiệp
Câu 9. Điều gì về Quỳnh đã trở thành bí mật với cả lớp?
A. Sự giàu có của gia đình Quỳnh.
B. Sự bất hạnh trong cuộc sống.
C. Sự buồn bã, khổ đau vì bệnh tật
D. Sự cô đơn, chán trường trong tâm trí.
Câu 10. Theo người viết, điều gì trong con người Quỳnh đã bị che lấp mất đi khi bị cô lập?
A. Những phẩm chất đẹp đẽ.
B. Những cá tính mạnh mẽ.
C. Sự thông minh.
D. Sự hài hước.
Câu 11. Tác giả đã dùng dẫn chứng nào dưới đây để chứng minh cho lí lẽ: “Những phẩm chất đẹp đẽ của Quỳnh dù vẫn hiện lên nhưng không ai nhận thấy giá trị đích thực của nó”?
A. Mấy chiếc chân bàn lung lay trong lớp đã được đóng lại nhờ bàn tay khéo léo của Quỳnh.
B. Mấy chiếc chân ghế lung lay trong lớp đã được đóng lại nhờ bàn tay khéo léo của Quỳnh.
C. Mấy chiếc then cài cửa sổ lung lay trong lớp đã được đóng lại nhờ bàn tay khéo léo của Quỳnh.
D. Mấy khung ảnh lung lay trong lớp đã được đóng lại nhờ bàn tay khéo léo của Quỳnh
Câu 12. Theo tác giả, với những gì đã làm cho bạn vè và những đứa trẻ nghèo quanh nhà mình, Quỳnh là một người như thế nào?
A. Sôi nổi, nhiệt tình.
B. Thân thiện, hòa đồng
C. Thông minh, lanh lợi.
D. Có trái tim nhân hậu
Câu 13. Đâu là một trong những luận điểm chính trong bài viết?
A. Sự loạc loài, cái khoảng cách ấy đã che khuất tất cả tồn tại đích thực của Quỳnh
B. Mọi nông nỗi của Quỳnh đều bắt nguồn từ ngoại hình dị thường, lạc loài của chú bé ấy.
C. Nhân dạng là của riêng một cá nhân nhưng nó lại được định giá bởi cộng đồng.
D. Một tác phẩm văn học thiếu nhi phải góp phần hình thành những chuẩn mực văn hóa của một cộng đồng trong tâm hồn trẻ thơ.
Câu 14. Đâu là một trong những luận điểm chính trong bài viết?
A. Không nên biến những nhân vật trong các tác phẩm văn học thiếu nhi trở thành những nhân vật hoàn hảo.
B. Những phẩm chất cần có ở một tác phẩm cho thiếu nhi.
C. Phải viết cho trẻ em từ cái nhìn của một người lớn sâu sắc và từng trải.
D. Học cách ứng xử trước những khác biệt ngay trong nội tại một nền văn hóa chính là những trải nghiệm khởi đầu để sống với những khác biệt giữa những nền văn hóa.
Câu 15. Theo tác giả, trong một cộng đồng, số phận một người có nhân dạng dị thường lạc loài sẽ như thế nào?
A. Khó có thể được chấp nhận có một tâm hồn bình thường trong mắt người khác.
B. Khó thể dung hòa được với cộng đồng của mình.
C. Khó có thể tồn tại được lâu dài trong cộng đồng của mình.
D. Khó có thể phát triển và thăng tiến trong sự nghiệp sau này.
Câu 16. Nhận xét về cách lấy dẫn chứng để khẳng định lí lẽ, quan điểm của tác giả:
A. Chỉ sử dụng dẫn chứng trực tiếp, đa dạng, phong phú.
B. Tác giả trích dẫn dẫn chứng trực tiếp và gián tiếp, có sự chọn lọc, phù hợp với từng quan điểm, lí lẽ của bài viết
C. Chỉ sử dụng dẫn chứng gián tiếp có sự điều chỉnh phù hợp với văn phong của bài viết.
D. Sử dụng dẫn chứng đa dạng, phong phú, chỉ lấy từ truyện Thằng quỷ nhỏ.
Câu 17. Theo người viết, vì sao Nguyễn Nhật Ánh lại xây dựng chân dung nhân vật Khải đẹp trai, là học sinh tiên tiến và cũng thích Nga như Quỳnh?
A. Để tô đậm cái thân phận lạc loài của Quỳnh trong mắt Nga.
B. Để tô đậm sự hoảng sợ của Nga khi biết tình cảm đặc biệt của Quỳnh
C. Để khiến người đọc cảm thương hơn cho nhân vật Quỳnh.
D. Để hiểu hơn về lí do Nga không thích Quỳnh.
Câu 18. Theo người viết, vì sao Nga ghét Khải nhưng với Quỳnh thì lại thấy sợ?
A. Vì Nga sợ mọi người cũng cô lập mình vì chơi với Quỳnh.
B. Vì Nga sợ hãi gương mặt của Quỳnh.
C. Vì nỗi sợ ấy là sự xa cách với kẻ khác loại với mình.
D. Vì Nga không có tình cảm với Quỳnh.
Câu 19. Chuẩn mực xã hội là gì?
A. Là quy chuẩn cái đẹp của xã hội, được nhiều người công nhận và tuân theo.
B. Là quy chuẩn về mặt đạo đức, nhân phẩm của xã hội được nhiều người công nhận và tuân theo.
C. Là chuẩn mực về lối sống, cách ứng xử và hành động được nhiều người đồng tình và làm theo
D. Là quy tắc tường minh hoặc hàm ẩn nhằm xác định kiểu hành vi gì là chấp nhận được trong một xã hội hay một nhóm.
Câu 20. Theo em, vì sao văn học thiếu nhi không nên có những nhân vật hoàn hảo?
A. Vì thiếu nhi là độ tuổi đang hình thành và phát triển nhân cách, những nhân vật phải được đan xen những mặt tốt và những mặt chưa tốt để các em nhận ra và dần hoàn thiện chính mình.
B. Vì thực tế không ai trên đời là hoàn hảo tuyệt đối.
C. Vì nhân vật phải có khiếm khuyết mới có vấn đề để đưa ra bàn luận.
D. Vì nhân vật phải có khiếm khuyết thì hình tượng mới đặc sắc và chân thực
Tìm hiểu văn bản Ngày xưa
Câu 1. Bài thơ Ngày xưa được viết theo thể thơ nào?
A. Lục bát.
B. Song thất lục bát.
C. Thất ngôn bát cú.
D. Thất ngôn tứ tuyệt.
Câu 2. Người bà ru cháu vào khoảng thời gian nào?
A. Vào buổi tối khuya.
B. Vào sáng sớm.
C. Vào chiều chiều.
D. Vào buổi trưa.
Câu 3. Người mẹ trong bài thơ lo lắng điều gì?
A. Lo lắng bà ru cháu sẽ bị mệt.
B. Lo lắng con còn non dại không hiểu được Truyện Kiều trong lời bà ru.
C. Lo lắng con khó ngủ
D. Lo lắng trời oi bức, bà cháu sẽ bị nóng.
Câu 4. Người con được miêu tả như thế nào?
A. Đôi mắt sáng long lanh.
B. Đôi môi chúm chím.
C. Đôi má tròn đầy.
D. Đôi tay nhỏ xinh.
Câu 5. Đâu là thông tin chính xác về nhà thơ Vũ Cao?
A. Sinh năm 1932 – mất năm 2007.
B. Tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp sau đó về quê dạy học và làm thơ.
C. Hình ảnh thơ cổ điển, giàu suy tư, triết lý.
D. Thơ ông thường viết về đề tài kháng chiến và những tình cảm cách mạng.
Câu 6. Khi nghe bà ru, người cháu đã có giấc ngủ như thế nào?
A. Ngủ không sâu giấc.
B. Người cháu không ngủ mà vẫn còn muốn chơi.
C. Người cháu đã ngon “giấc ngủ thơ ngây”.
D. Người cháu đòi mẹ ru rồi mới ngủ.
Câu 7. Bà đã bâng khuâng, suy tư về điều gì khi hát ru cháu ngủ?
A. Về tình hình kháng chiến ở mặt trận.
B. Về cuộc sống mưu sinh vất vả đời bà.
C. Về tương lai của người cháu.
D. Về số phận đáng thương của cô Kiều.
Câu 8. Nguyễn Du lấy cảm hứng từ tác phẩm nào để sáng tác Truyện Kiều?
A. Kim Vân Kiều truyện.
B. Lục Vân Tiên.
C. Thánh Tông di thảo.
D. Truyền kì tân phả.
Câu 9. Truyện Kiều ra đời trong khoảng thời gian nào?
A. Thế kỉ XX.
B. Thế kỉ XVIII.
C. Thế kỉ XVI.
D. Thế kỉ XVII.
Câu 10. Vì sao bà ru cháu bằng những câu Kiều mặc dù cháu còn rất nhỏ, chưa thể hiểu được?
A. Vì bà rất thích Truyện Kiều.
B. Vì bà muốn nuôi dưỡng tâm hồn cháu bằng những câu Kiều từ thuở nằm nôi.
C. Vì bà tin rằng cháu rất thông minh, có thể sớm hiểu được những câu kiều.
D. Vì bà tin rằng những câu Kiều sẽ giúp cháu ngủ ngon hơn.
Câu 11. Cụm từ “chiều chiều” trong câu “Mẹ tôi ru cháu chiều chiều” thể hiện điều gì?
A. Thời gian mà cháu ngủ.
B. Khoảng thời gian bà ru cháu bằng câu Kiều.
C. Khoảng thời gian bà ru cháu và lặp đi lặp lại mỗi ngày đều đặn.
D. Khoảng thời gian đều đặn lặp đi lặp lại mỗi ngày.
Câu 12. Vì sao người mẹ lo lắng con sẽ không hiểu được câu Kiều bà ru?
A. Vì những câu Kiều đã có từ rất lâu trong khi người con vẫn còn nhỏ nên sẽ không hiểu được câu thơ xưa cũ.
B. Vì những câu Kiều quá khó hiểu với con.
C. Vì những câu Kiều chỉ dành cho người lớn tuổi nghe.
D. Vì có thể con sẽ không thích nghe hát ru bằng những câu Kiều
Câu 13. Bài thơ cho thấy Truyện Kiều được tiếp nhận bằng cách nào?
A. Bói Kiều.
B. Vịnh Kiều.
C. Đố Kiều.
D. Ru Kiều.
Câu 14. Thân phận cô Kiều như thế nào mà khiến bà phải bâng khuâng: “Nghĩ mà thương phận cô Kiều”?
A. Tài hoa bạc mênh, chịu nhiều lận đận, khổ đau.
B. Bình yên, ít sóng gió.
C. Lận đận trong chuyện tình duyên.
D. Gia cảnh khó khăn, chật vật kiếm sống.
Câu 15. Việc bà ru cháu ngủ bằng những câu Kiều đã thể hiện điều gì về sức sống của Truyện Kiều?
A. Truyện Kiều đã trở thành một phần trong đời sống tinh thần của con người Việt Nam qua nhiều thế hệ.
B. Truyện Kiều đã trở thành một tác phẩm văn học mới được yêu thích.
C. Truyện Kiều đã được kết hợp với giai điệu của âm nhạc tạo thành một thể loại mới
D. Truyện Kiều đã trở thành món ăn tinh thần cho nhiều thế hệ người Việt Nam
Câu 16. Ru Kiều đem lại giá trị nhân văn to lớn nào?
A. Truyện Kiều chứa đựng câu chuyện tình yêu rất lãng mạn, ngọt ngào
B. Truyện Kiều chứa đựng những bài học cuộc đời, nói lên được tấm lòng, tình cảm, mong ước của bà, của mẹ.
C. Truyện Kiều chứa đựng những mảnh trò, gây được tiếng cười.
D. Truyện Kiều chứa đựng nhiều triết lí nhân sinh
Câu 17. Đặc điểm hình thức nào của Truyện Kiều khiến các bà, các mẹ hát ru con bằng thơ Kiều?
A. Ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc.
B. Câu thơ dài, dễ gây buồn ngủ cho đứa trẻ.
C. Thơ lục bát giàu chất nhạc, dễ ngâm dễ hát, thích hợp với điệu ru trẻ.
D. Thơ lục bát giàu nhạc điệu, câu thơ dài, nhịp nhanh, thích hợp với điệu ru trẻ.
Câu 18. Vịnh Kiều là gì?
A. Là chắp nối nhiều câu nguyên văn rải rác trong Kiều, làm nên một công trình mới có vần, để diễn tả theo ý mình.
B. Là lấy Truyện Kiều hoặc các nhân vật trong Truyện Kiều làm đề tài để qua đó giãi bày tâm sự hoặc nêu lên quan điểm của mình khi nhận định một vấn đề nào đó
C. Là lựa chọn những câu thích hợp trong số 3254 câu trong Truyện Kiều rồi nối lại sao cho có vần và có nghĩa theo dụng ý của người viết để tạo nên một bài viết về một chuyện nào đó
D. Là hình thức hát, diễn xuất và làm trò với những nội dung là những điển tích điển cố trong Truyện Kiều.
Câu 19. Trò Kiều là gì?
A. Dùng Kiều để bói toán vận hạn tốt xấu.
B. Là hình thức hát, diễn xuất và làm trò với những nội dung là những điển tích điển cố trong Truyện Kiều.
C. Là chắp nối nhiều câu nguyên văn rải rác trong Kiều, làm nên một công trình mới có vần, để diễn tả theo ý mình.
D. Là sửa chữa hay thay đổi một vài chữ trong câu Kiều, nhằm diễn đạt một đề tài
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:
- Trắc nghiệm Thực hành tiếng Việt trang 93
- Trắc nghiệm Thực hành tiếng Việt trang 100
- Trắc nghiệm Ngày xưa
- Trắc nghiệm Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (truyện)
- Trắc nghiệm Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (Làm thế nào để học tốt môn Ngữ văn?)
- Trắc nghiệm Củng cố, mở rộng trang 110
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:
- Soạn văn 9 Kết nối tri thức (hay nhất)
- Soạn văn 9 Kết nối tri thức (ngắn nhất)
- Giải lớp 9 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 9 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 9 Cánh diều (các môn học)
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Soạn văn 9 Kết nối tri thức của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2 (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT