Công thức, cách tính điện trở tương đương (hay, chi tiết)
Công thức tính điện trở tương đương Vật Lí lớp 9 sẽ giúp học sinh nắm vững công thức, biết Cách tính điện trở tương đương từ đó có kế hoạch ôn tập hiệu quả để đạt kết quả cao trong các bài thi Vật Lí 9.
Công thức, cách tính điện trở tương đương (hay, chi tiết)
Bài viết Công thức tính điện trở tương đương gồm 4 phần: Định nghĩa, Công thức, Kiến thức mở rộng và 3 Bài tập minh họa áp dụng công thức trong bài có lời giải chi tiết giúp học sinh dễ học, dễ nhớ Công thức tính điện trở tương đương Vật Lí 9.
1. Định nghĩa
Điện trở tương đương là điện trở có thể thay thế cho các điện trở thành phần sao cho với cùng một hiệu điện thế thì cường độ dòng điện là như nhau.
2. Cách tính điện trở tương đương
a) Mạch nối tiếp
- Cấu trúc mạch:
R1 nt R2 nt ... nt Rn
- Khi đó:
+ Điện trở tương đương của mạch bằng tổng các điện trở thành phần:
R = R1 + R2 + ... + Rn
+ Cường độ dòng điện chạy trong mạch chính bằng cường độ dòng điện chạy qua từng điện trở:
I = I1 = I2 = ... = In
+ Hiệu điện thế của mạch bằng tổng hiệu điện thế của từng điện trở:
U = U1 + U2 + ... + Un
b) Mạch song song
- Cấu trúc mạch:
R1 // R1 // ... // Rn
- Khi đó:
+ Điện trở tương đương của mạch được tính như sau:
+ Cường độ dòng điện chạy trong mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện chạy qua từng điện trở:
I = I1 + I2 + ... + In
+ Hiệu điện thế của mạch bằng hiệu điện thế của từng điện trở:
U = U1 = U2 = ... = Un
c) Mạch hỗn hợp
Giả sử có 1 mạch điện hỗn hợp như hình (mạch điện bao gồm các điện trở được nối tiếp và song song)
Để tìm được điện trở tương đương của mạch hỗn hợp, ta cần:
+ Bước 1: tách mạch thành nhiều mạch nhỏ đơn giản
+ Bước 2: tính toán các thông số từ mạch đơn giản đó, dần dần đến mạch phức tạp hơn rồi đến mạch chính.
Bài tập: Với mạch điện ở trên, cho R1 = R2 = R3 = 3Ω, R4 = 12Ω, U = 3,5V. Tìm I và I4.
Lời giải:
Cấu trúc mạch: R1 nt [( R2 nt R3 ) // R4]
Từ đây, kết hợp với công thức định luật Ôm, ta có thể xử lí tiếp để tìm được yêu cầu của đề bài.
R23 = R2 + R3 = 3 + 3 = 6 (Ω)
=> R = R1 + R234 = 3 + 4 = 7 (Ω)
3. Bài tập minh họa
Bài tập 1: Cho điện trở R1 = 6Ω và R2 = 12Ω. Mắc mạch điện như hình, U = 9V. Tìm I.
Lời giải: Đây là bài toán về mạch nối tiếp cơ bản, chỉ cần áp dụng đúng công thức là sẽ tìm được yêu cầu của đề bài.
Cấu trúc mạch: R1 nt R2
Bài tập 2: Cho điện trở R1 = 6Ω và R2 = 12Ω. Mắc mạch điện như hình, U = 8V. Tìm I.
Lời giải: Đây là bài toán về mạch song song cơ bản, chỉ cần áp dụng đúng công thức là sẽ tìm được yêu cầu của đề bài.
Cấu trúc mạch: R1 // R2
4. Bài tập bổ sung
Bài 1: Hai điện trở R1= R2= 20Ω được mắc vào hai điểm A & B.
a)Tính Rtđ của đoạn mạch AB khi R1 nt R2? Rtđ lớn hơn hay nhỏ hơn mỗi điện trở thành phần?
b) Nếu R1 // R2 thì Rtđ cản mạch AB bằng bao nhiêu? R’tđ lớn hơn hay nhỏ hơn mỗi điện trở thành phần?
c) Tính tỉ số Rtđ : R’tđ ?
Bài 2: Cho mạch điện như hình vẽ. Các điện trở có giá trị bằng nhau và bằng 6Ω. Hãy tính điện trở tương đương toàn mạch điện?
Bài 3: Hai điện trở cùng bằng R được song song với nhau, sau đó lại mắc nối tiếp với một cum hai điện trở R mắc nối tiếp nữa. Tính điện trở tương đương của cụm bốn điện trở đó.
Bài 4: Tính điện trở tương đương đối với đoạn mạch có 4 điện trở R giống nhau mắc nối tiếp và đoạn mạch mắc song song?
Bài 5: Cho mạch điện như hình vẽ biết: R1 = R12 =1Ω; R2 = R10 = 3Ω; R3 = R8 = 2Ω; R4 = R9 = 6Ω; R5 = R7 = 18Ω; R6 = R11 = 4Ω. Tính RMN =?
Bài 6: Cho mạch điện như hình vẽ:
Biết R1 = 6Ω; R2 =2Ω; R3 =3Ω. Tính điện trở tương đương của mạch AB?
Bài 7: Có 3 điện trở cùng giá trị R=30Ω. Có mấy cách mắc cả 3 điện trở này thành mạch điện? Vẽ sơ đồ và tính điện trở tương đương của mỗi mạch?
Bài 8: Cho mạch điện như hình vẽ:
Điện trở của cá ampe kế và dây nối không đáng kể và R1 = R2 =20Ω; R3 = R6 =4Ω; R5 = 3Ω; R4 =1Ω. Tính RAB?
Bài 9: Tính điện trở tương đương của mạch AB biết các R đều như nhau và bằng rΩ?
Bài 10: Cho mạch điện như hình vẽ:
R1 =1Ω; R2 =2Ω; R3 =3Ω; R4 =6Ω(Điện trở của dây nối không đáng kể). Tính Rtđ trong các trường hợp sau:
a. Nếu K1 và K2 cùng mở?
b. Nếu K1 mở và K2 đóng?
c. Nếu K1 đóng và K2 mở?
d. Nếu K1 và K2 cùng đóng?
Xem thêm các Công thức Vật Lí lớp 9 quan trọng hay khác:
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)