Trắc nghiệm Tự đánh giá trang 20 (có đáp án) - Cánh diều

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Tự đánh giá trang 20 Tiếng Việt lớp 2 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Cánh diều sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 2.

Trắc nghiệm Tự đánh giá trang 20 (có đáp án) - Cánh diều

Câu 1: Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ ngữ chỉ vật?

Quảng cáo

A. Bàn tay, con trâu, mèo con.

B. Nông dân, công nhân, giáo viên.

C. Quạt giấy, ụ rơm, đồng hồ.

D. Đồng hồ, cái rá, gà trống.

Câu 2: Dòng nào dưới đây là đáp án sai?

A. Cây cối, cái loa, con chim, gà trống là từ chỉ con vật.

B. Em bé, cô giáo, bác sĩ, bác nông dân là từ chỉ người.

C. Tuần, tháng, năm, hôm nay, mùa hè là từ chỉ thời gian.

D. Chú cún, chú mèo, chú thỏ, con cua là từ chỉ con vật.

Quảng cáo

Câu 3: Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ ngữ chỉ thời gian?

A. Buổi sáng, chiều tối, ngày xuân.

B. Cây kim, cả ngày, đêm khuya.

C. Cành đào, cây vải, quả cam.

D. Buổi trưa, ngày mùa, chèo bẻo.

Câu 4: Dòng nào dưới đây chứa hai từ ngữ chỉ con vật?

A. Cây xoài, bác sĩ, gà trống.

B. Hoa mai, cô giáo, tối.

C. Cá heo, mận, đào.

D. Sử tử, rừng xanh, tu hú.

Câu 5: Dòng nào dưới đây chứa hai từ chỉ vật?

Quảng cáo

A. Búp bê, con mèo, cá vàng, gà trống, tu hú.

B. Con voi, con trâu, con mèo, gà trống, cá vàng.

C. Bộ đội, công nhân, hòn than, cây cam, kim chỉ.

D. Buổi sáng, chiều tối, ban đêm, ban ngày, bình minh.

Câu 6: Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ trả lời cho câu hỏi "Cái gì?”?

A. Em, học sinh, bố mẹ, thầy giáo, cô giáo.

B. Quyển sách, bút chì, thước kẻ, đồng hồ, cái bàn.

C. Thỏ con, bươm bướm, ong mật, con mèo, con chó.

D. Cây xanh, ngôi trường, ong mật, đám mây, gà mái.

Câu 7. Dòng nào chứa các từ ngữ chỉ sự vật xuất hiện trong câu văn sau?

Mặt trời vàng óng như quả bóng bay lơ lửng trên bầu trời.

A. Quả bóng, mặt trời, con chim.

B. Bầu trời, đàn ong, đàn bướm.

C. Bầu trời, tia nắng, mặt trời.

D. Mặt trời, quả bóng, bầu trời.

Quảng cáo

Câu 8. Đâu là bộ phận trả lời cho câu hỏi "Là gì?” trong câu văn sau?

Trung thu này là Trung thu đầu tiên em ở thành phố.

A. Là Trung thu đầu tiên em ở thành phố.

B. Trung thu đầu tiên em ở thành phố.

C. Trung thu này là Trung thu đầu tiên.

D. Trung thu này là em ở thành phố.

Câu 9. Câu văn nào dưới đây trả lời cho câu hỏi: "Đại bàng là gì?"?

A. Gà trống là sứ giả của bình minh.

B. Bầu trời là ngôi nhà lớn của đại bàng.

C. Đại bàng rất to lớn và khỏe mạnh.

D. Đại bàng là chúa tể của bầu trời.

Câu 10. Dòng nào dưới đây đã ghép các số với chữ phù hợp để được câu theo mẫu "Ai (con gì, cái gì) là gì?" ?

(1) Nhà em

 

(a) là loài động vật rất thông minh.

(2) Chiếc cặp sách này

(b) là của bạn An.

(3) Cá heo

(c)là nơi tuyệt vời nhất.

A. (1)-(a); (2)-(c); (3)-(b).

B. (1)-(a); (2)-(b); (3)-(c).

C. (1)-(c); (2)-(a); (3)-(b).

D. (1)-(c); (2)-(b); (3)-(a).

Câu 11. Câu văn nào dưới đây đã chuyển câu: "Thầy giáo em rất vui tính.” thành mẫu "Ai là gì? ? (M3)

A. Thầy giáo của em rất vui tính.

C. Hôm nay, thầy giáo em rất vui tính.

B. Thầy giáo em là người rất vui tính.

D. Cả A và B đều đúng.

Câu 12. Câu văn nào dưới đây có chứa hai từ ngữ chỉ thời gian?

A. Bình minh trên biển mới đẹp làm sao!

B. Hôm nay, em đi học sớm hơn mọi ngày.

C. Đôi bàn tay của mẹ gầy gò và rám nắng.

D. Tối nào mẹ cũng nấu cơm cho hai anh em.

Câu 13. Dòng nào đã sắp xếp các từ ngữ sau theo đúng mẫu "Ai là gì?”?

vải chín / là / chim tu hú / báo hiệu / mùa / kêu / sắp đến /.

A. Tu hú kêu báo hiệu mùa vải chín sắp tới.

B. Tu hú kêu là báo hiệu mùa vải chín sắp đến.

C. Chim tu hú kêu báo hiệu mùa vải chín sắp đến.

D. Chim tu hú kêu là báo hiệu mùa vải chín sắp đến.

Câu 14. Đoạn văn sau đây có mấy câu được viết theo mẫu "Con gì là gì?" ?

(1) Sóc con là một người bạn tốt. (2) Sóc con luôn yêu thương và giúp đỡ các bạn trong khu rừng. (3) Có đồ ăn ngon Sóc con chia cho các bạn cùng ăn. (4) Sóc con là người luôn nghĩ đến các bạn.

A. Trong đoạn văn có 1 câu.

B. Trong đoạn văn có 2 câu.

C. Trong đoạn văn có 3 câu.

D. Trong đoạn văn có 4 câu.

Câu 15. Câu văn nào dưới đây có từ "ngăn” là từ chỉ sự vật?

A. Anh trai ngăn không cho em nghịch bẩn.

B. Bố em đã dựng hàng rào sắt để ngăn lối đi lại.

C. Chiếc bàn học của em có ngăn kéo rất rộng.

D. Bé Lan có mái tóc ngăn ngắn nhìn rất đáng yêu.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 2 hay khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 Tập 1, Tập 2 hay và chi tiết của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Các loạt bài lớp 2 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên