100 Đề thi Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều năm 2024 (mới nhất)



Bộ 100 Đề thi Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều năm 2024 mới nhất đầy đủ Học kì 1 và Học kì 2 gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì có đáp án chi tiết, cực sát đề thi chính thức giúp học sinh ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Tiếng Việt lớp 2.

Đề thi Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều (năm 2024 mới nhất)

Xem thử Đề TV2 KNTT Xem thử Đề TV2 CTST Xem thử Đề TV2 CD Xem thử Bài tập cuối tuần Toán 2 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Toán 2 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần TV2 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần TV2 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần TV2 CD

Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi, Phiếu Bài tập cuối tuần Toán, Tiếng Việt lớp 2 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

Quảng cáo

- Đề thi Tiếng Việt lớp 2 Giữa kì 1 Cánh diều

- Đề thi Tiếng Việt lớp 2 Học kì 1 Cánh diều

Quảng cáo

- Đề thi Tiếng Việt lớp 2 Giữa kì 2 Cánh diều

Quảng cáo

- Đề thi Tiếng Việt lớp 2 Học kì 2 Cánh diều

Quảng cáo

Đề cương ôn tập Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều

Xem thêm Đề thi Tiếng Việt lớp 2 cả ba sách:

Xem thử Đề TV2 KNTT Xem thử Đề TV2 CTST Xem thử Đề TV2 CD Xem thử Bài tập cuối tuần Toán 2 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Toán 2 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần TV2 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần TV2 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần TV2 CD

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Trường Tiểu học .....

Đề thi giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 2

(Bộ sách: Cánh diều)

Thời gian làm bài: .... phút

PHẦN I: ĐỌC HIỂU

Bài 1: Đọc thầm bài:

Chùm hoa giẻ

Bờ cây chen chúc lá
Chùm giẻ treo nơi nào?
Gió về đưa hương lạ
Cứ thơm hoài, xôn xao!

Bạn trai vin cành hái
Bạn gái lượm đầy tay
Bạn trai, túi áo đầy
Bạn gái, cài sau nón.

Chùm này hoa vàng rộm
Rủ nhau dành tặng cô
Lớp học chưa đến giờ
Đã thơm bàn cô giáo.

Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

1. Dòng nào nêu đúng nghĩa câu thơ “Gió về đưa hương lạ”?

a. Luồng gió lạ đem mùi hương đến.
b. Gió về đem đến mùi hương thơm một cách lạ lùng.
c. Gió về đem đến một mùi hương lạ, không quen.

2. Những từ ngữ nào được dùng để tả mùi hương đặc biệt của hoa giẻ?

a. chen chúc
b. hương (thơm) lạ
c. ngào ngạt
d. thơm hoài
e. xôn xao
g. sực nức

3. Những từ “bạn trai, bạn gái” được lặp đi lặp lại nhiều lần nhằm diễn tả điều gì?

a. Hoa giẻ ít nên các bạn giành nhau hái.
b. Các bạn tíu tít hái hoa giẻ một cách rất thích thú, vui vẻ.
c. Các bạn trêu đùa nhau khi hái hoa giẻ.

4. Chùm hoa giẻ vàng rộm được các bạn nhỏ dành tặng cô giáo cho thấy điều gì?

a. Các bạn rất kính trọng và biết ơn cô giáo.
b. Hoa giẻ có màu vàng rộm sẽ thơm.
c. Hoa giẻ là loài hoa dành riêng để tặng thầy, cô giáo.

5. Gạch dưới từ viết đúng chính tả.

a. bàn tai/bàn tay
b. bạn trai/bạn tray
c. nhà mái/nhà máy

6. Dòng nào nêu đúng bộ phận thứ nhất trả lời cho câu hỏi Cái gì? trong câu sau:

Mùi hương đặc biệt của hoa giẻ là một mùi hương rất quyến rũ.

a. Mùi hương
b. Mùi hương đặc biệt
c. Mùi hương đặc biệt của hoa giẻ

7. Gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Là gì? trong câu sau:

Chùm hoa giẻ đẹp nhất là chùm hoa được dành tặng cô giáo.

Bài 2: Đặt một câu theo mẫu “ Ai là gì?”

………………………………………………………………………………………………

Bài 3: Gạch dưới những từ ngữ chỉ sự vật có trong câu sau:

Sách, báo được đặt trong những chiếc túi vải, hộp thư sơn màu bắt mắt.

Bài 4: Viết lời cảm ơn hoặc xin lỗi khi:

a. Bạn ngồi cùng bàn cho em mượn cái thước kẻ.

……………………………………………………………………………………………..

b. Em chưa làm bài tập, cô giáo nhắc nhở.

……………………………………………………………………………………………..

PHẦN 2: VIẾT

1. Chính tả: Nghe - viết :

……………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………..

2. Tập làm văn: Em hãy viết đoạn văn về ngôi trường mơ ước của em

……………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………..

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

A. ĐỌC 

I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi:

Một tiết học vui

1. Thấy thầy giáo xách giỏ trái cây vào lớp, chúng tôi rất ngạc nhiên: Thầy mang trái cây đến lớp làm gì nhỉ?

Thầy mỉm cười:

– Thầy muốn các em quan sát những trái cây này để viết đoạn văn tả một loại trái cây mà mình yêu thích.

2. Chúng tôi chuyền tay nhau, vuốt ve, ngắm nghía và ngửi những trái táo, lê, chuối, xoài, quýt,… mà thầy đưa cho.

– Bây giờ, các em hãy nếm thử trái cây và cảm nhận vị thơm ngon của chúng! Các em cho thầy biết mình thích ăn loại trái nào nhất và tại sao mình thích loại trái đó nhé!

3. Chúng tôi cùng nhau ăn trái cây rồi nói cảm nhận của mình. Thầy vui vẻ nói:

– Mỗi loại trái cây có hình dáng, màu sắc và hương vị riêng. Các em hãy nhớ lại những điều đã quan sát và tả loại trái cây mà mình thích nhất! Đừng quên so sánh với loại trái cây khác nhé!

Tôi vừa viết vừa nghĩ: Hoá ra phải quan sát thì mới tả đúng và hay được. Tiết học vui quá!

Theo sách Câu chuyện nhỏ, bài học lớn

Câu 1: Thầy giáo mang giỏ trái cây đến lớp để làm gì?

Câu 2: Các bạn học sinh đã làm gì với giỏ trái cây đó?

II. Đọc hiểu

Chùm hoa giẻ

                   Bờ cây chen chúc lá

                   Chùm giẻ treo nơi nào?

                   Gió về đưa hương lạ

                   Cứ thơm hoài, xôn xao!

                                                          Bạn trai vin cành hái

                                                          Bạn gái lượm đầy tay

                                                          Bạn trai, túi áo đầy

                                                          Bạn gái, cài sau nón.

                   Chùm này hoa vàng rộm

                   Rủ nhau dành tặng cô

                   Lớp học chưa đến giờ

                   Đã thơm bàn cô giáo.      

Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

1. Dòng nào nêu đúng nghĩa câu thơ “Gió về đưa hương lạ”?

a. Luồng gió lạ đem mùi hương đến.

b. Gió về đem đến mùi hương thơm một cách lạ lùng.

c. Gió về đem đến một mùi hương lạ, không quen.

2. Những từ ngữ nào được dùng để tả mùi hương đặc biệt của hoa giẻ?

a. chen chúc                             b. hương (thơm) lạ                             c. ngào ngạt

d. thơm hoài                             e. xôn xao                                          g. sực nức

3. Những từ “bạn trai, bạn gái” được lặp đi lặp lại nhiều lần nhằm diễn tả điều gì?

a. Hoa giẻ ít nên các bạn giành nhau hái.

b. Các bạn tíu tít hái hoa giẻ một cách rất thích thú, vui vẻ.

c. Các bạn trêu đùa nhau khi hái hoa giẻ.

4. Chùm hoa giẻ vàng rộm được các bạn nhỏ dành tặng cô giáo cho thấy điều gì?

a. Các bạn rất kính trọng và biết ơn cô giáo.

b. Hoa giẻ có màu vàng rộm sẽ thơm.

c. Hoa giẻ là loài hoa dành riêng để tặng thầy, cô giáo.

5. Khoanh tròn vào từ viết đúng chính tả.

a. bàn tai/bàn tay                      b. bạn trai/bạn tray          c. nhà mái/nhà máy

6. Dòng nào nêu đúng bộ phận thứ nhất trả lời cho câu hỏi Cái gì?trong câu sau:

         Mùi hương đặc biệt của hoa giẻ là một mùi hương rất quyến rũ.

a. Mùi hương                                               

b. Mùi hương đặc biệt

c. Mùi hương đặc biệt của hoa giẻ

B. VIẾT 

I. Chính tả: Nghe – viết Chùm hoa giẻ 

II. Tập làm văn: Viết về ông bà thân yêu của em 

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

A. Đọc thầm và làm bài tập 

CÂY XANH VỚI CON NGƯỜI

Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 2 có đáp án - Cánh diều (5 đề)

1. Con người không thể sống thiếu cây xanh. Lúa, ngô, khoai, sắn,... nuôi sống ta. Các loại rau là thức ăn hằng ngày của ta. Chuối, cam, bưởi, khế,... cho ta trái ngọt.

Cây xanh là bộ máy lọc không khí, làm lợi cho sức khoẻ con người. Ở đâu có nhiều cây Xanh, ở đó có không khí trong lành.

Rễ cây hút nước rất tốt. Vào mùa mưa bão, cây có thể giúp giữ nước, hạn chế lũ lụt, lở đất do nước chảy mạnh.

Cây xanh che bóng mát, cung cấp gỗ để làm nhà cửa, giường tủ, bàn ghế,... Những hàng cây xanh và vườn hoa còn làm đẹp đường phố, xóm làng.

2. Cây xanh có nhiều ích lợi như vậy nên chúng ta phải thường xuyên bảo vệ, chăm sóc cây và trồng cây. Người Việt Nam có phong tục Tết trồng cây. Phong tục tốt đẹp này bắt nguồn từ lời kêu gọi ngày 28-11-1959 của Bác Hồ:

“Mùa xuân là Tết trồng cây
 Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”.

Trung Đức

Chú thích và giải nghĩa:

- Phong tục: thói quen đã có từ lâu được mọi người tin và làm theo.

- Tết trồng cây: phong tục trồng cây vào những ngày đầu xuân.

- Bắt nguồn: được bắt đầu, được sinh ra.

Câu 1 Mỗi ý trong đoạn 1 nêu một lợi ích của cây xanh. Đó là những lợi ích gì?

Câu 2 Vì sao phải thường xuyên bảo vệ, chăm sóc và trồng thêm cây xanh.

Câu 3 Phong tục Tết trồng cây ở nước ta có từ bao giờ?

B. Viết

1. Nghe viết

Bài thơ Chim én

Chim én bận đi đâu
Hôm nay về mở hội
Lượn bay như dẫn lối
 Rủ mùa xuân cùng về.

Cỏ mọc xanh chân đê
Rau xum xuê nương bãi
Cây cam vàng thêm trái
 Hoa khoe sắc nơi nơi.

Trời rắc bụi mưa rơi
 Mầm non vươn đứng dậy 
Én bay chao cánh vẫy
 Mừng vui rồi lại đi.

Chim ơi, chim nói gì
 Khi lớn thêm một tuổi?

Tác giả: Xuân Dục.

2. Viết về đồ chơi hình một loại chim (khoảng 5-7 câu)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng việt lớp 2

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

A. Đọc 

THỎ CON ĂN GÌ?

Vào một buổi sáng mùa xuân, Thỏ con đi lang thang trong rừng. Thỏ đi mãi, đi mãi mà chẳng tìm được cái gì để ăn .

Thỏ gặp Gà Trống đang mổ thóc. Gà Trống mời : “Bạn Thỏ ơi, tôi có nhiều thóc vàng, bạn hãy ăn cùng tôi”. Thỏ con nói : “Cảm ơn bạn, nhưng tôi không ăn được thóc vàng”. Thỏ lại đi tiếp. Trên đường đi , Thỏ gặp mèo đang ăn cá. Mèo vui vẻ mời Thỏ : “Thỏ ơi, mời bạn ăn cá cùng tôi”. Thỏ nói : “Cảm ơn Mèo con nhé, tôi không ăn được cá đâu”.

Thỏ lại tiếp tục bước đi, những bước đi nặng nề vì mệt và đói. Mệt quá, Thỏ con ngồi nghĩ dưới gốc cây và bật khóc hu hu. Vừa lúc đó Dê con xách làn rau đi qua. Dê mời Thỏ con hai củ cà rốt. Thỏ con mừng rỡ cám ơn Dê con và chú ăn cà rốt một cách ngon lành. 

(Theo Hồ Lam Hồng) 

Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: 

1. Gà Trống, Mèo con đã mời Thỏ con ăn gì?

A. Thóc, củ cải                        

B. Cá, khoai tây                                   

C. Thóc, cá

2.  Vì sao Thỏ con từ chối ăn cùng Gà Trống và Mèo con?

A. Vì Thỏ con không đói

B. Vì Thỏ con không ăn được thức ăn của Gà và Mèo.

C. Vì Thỏ con không muốn ăn thức ăn của người khác.

3.  Vì sao Thỏ con cảm ơn Dê con?

A. Vì Dê con tặng Thỏ con hai củ cà rốt.

B. Vì Dê con cho Thỏ con ở nhờ.

C. Vì Dê con hướng dẫn cho Thỏ con cách tìm thức ăn.

4. Em thấy Gà Trống, Mèo con, Dê con trong câu chuyện trên là những người bạn như thế nào?

5. Bộ phận in đậm trong câu “Thỏ con ra khỏi hang để kiếm cái ăn.” trả lời cho câu hỏi nào?

A. Là gì?                                 

B. Làm gì?                                                     

C. Thế nào? 

B. Viết

I. Chính tả: 

Bàn tay cô giáo

Bàn tay cô giáo
Tết tóc cho em
Về nhà mẹ khen
Tay cô đến khéo!

Bàn tay cô giáo
Vá áo cho em
Như tay chị cả
Như tay mẹ hiền

Cô cầm tay em
Nắn từng nét chữ
Em viết đẹp thêm
Thẳng đều trang vở.

Định Hải

II. Viết về ngày hội ở quê em

Xem thử Đề TV2 KNTT Xem thử Đề TV2 CTST Xem thử Đề TV2 CD Xem thử Bài tập cuối tuần Toán 2 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Toán 2 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần TV2 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần TV2 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần TV2 CD

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Đề thi Toán, Tiếng Việt lớp 2 có đáp án được biên soạn bám sát nội dung chương trình sách giáo khoa Toán, Tiếng Việt lớp 2 của các bộ sách mới.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Đề thi, giáo án lớp 2 các môn học
Tài liệu giáo viên