10 Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều năm 2024 (có đáp án)
Với bộ 10 Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 2 năm 2024 có đáp án, chọn lọc sách Cánh diều giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong bài thi Học kì 2 Tiếng Việt 2.
10 Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều năm 2024 (có đáp án)
Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2 - Cánh diều
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng việt lớp 2
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
I. Kiểm tra đọc thành tiếng (4 điểm)
GV kiểm tra từng học sinh trong các tiết kiểm tra đọc theo hướng dẫn KTĐK cuối Học kì II môn Tiếng Việt Lớp 2.
II. Kiểm tra đọc hiểu (6 điểm)
Đọc thầm văn bản sau:
CÂY GẠO
Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cậy gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen…đàn đàn lũ lũ bay đi bay về. Chúng nó gọi nhau, trêu ghẹo nhau, trò chuyện ríu rít. Ngày hội mùa xuân đấy.
Cây gạo già mỗi năm lại trở lại tuổi xuân, càng nặng trĩu những chùm hoa đỏ mọng và đầy tiếng chim hót.
(Theo Vũ Tú Nam)
* Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu bài tập dưới đây.
Câu 1: Bài văn miêu tả cây gạo vào mùa nào? (0,5 điểm)
A. Mùa xuân
B. Mùa hạ
C. Mùa thu
D. Mùa đông
Câu 2: Từ xa nhìn lại, cây gạo trông giống cái gì? (0,5 điểm)
A. Tháp đèn khổng lồ
B. Ngọn lửa hồng
C. Ngọn nến
D. Cả ba ý trên.
Câu 3: Những chú chim làm gì trên cây gạo? (0,5 điểm)
A. Bắt sâu
B. Làm tổ
C. Trò chuyện ríu rít
D. Tranh giành
Câu 4: Từ ngữ nào trong bài văn cho ta thấy cây gạo có những cử chỉ giống như con người? Nối với đáp án em cho là đúng (1 điểm)
Câu 5: Cho các từ: gọi, mùa xuân, bay đến, hót, cây gạo, chim chóc, trò chuyện. Em hãy sắp xếp các từ trên vào hai nhóm cho phù hợp: (1 điểm)
a) Từ chỉ sự vật:…………………………………………………………………………..
b) Từ chỉ hoạt động: ……………………………………………………………………..
Câu 6: Câu “Cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.” thuộc kiểu câu gì? (1 điểm)
A. Ai là gì?
B. Ai thế nào?
C. Ai làm gì?
Câu 7: Bộ phận gạch chân trong câu: “Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.” trả lời cho câu hỏi nào? (0,5 điểm)
A. Làm gì?
B. Là gì?
C. Khi nào?
D. Thế nào?
Câu 8: Hoàn thành câu văn sau để giới thiệu về sự vật: (0,5 điểm)
a. Con đường này là …………………………………………………..
b. Cái bút này là ………………………………………………………
Câu 9: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong 2 câu văn sau: (0,5 điểm)
Hết mùa hoa chim chóc cũng vãn. Giống như thuở trước, cây gạo trở lại với dáng vẻ xanh mát hiền hòa.
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
I. Chính tả (4 điểm): Nghe – viết
Bàn tay cô giáo
Bàn tay cô giáo
Tết tóc cho em
Về nhà mẹ khen
Tay cô đến khéo!
Bàn tay cô giáo
Vá áo cho em
Như tay chị cả
Như tay mẹ hiền
Cô cầm tay em
Nắn từng nét chữ
Em viết đẹp thêm
Thẳng đều trang vở.
II. Tập làm văn (6 điểm):
Đề bài: Viết đoạn văn khoảng 3 – 5 câu về một đồ vật hoặc đồ chơi mà em yêu thích.
Gợi ý:
a. Đồ vật em yêu thích là đồ vật gì?
b. Đồ vật đó có hình dáng, màu sắc gì nổi bật?
c. Em thường dùng đồ vật đó vào những lúc nào?
d. Tình cảm của em đối với đồ vật đó ? Em giữ gìn đồ vật đó như thế nào?
GỢI Ý ĐÁP ÁN
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
I. Kiểm tra đọc thành tiếng (4 điểm)
GV kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm
- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm
II. Kiểm tra đọc hiểu (6 điểm)
Câu |
1 |
2 |
3 |
6 |
7 |
Đáp án |
A |
A |
C |
C |
C |
Điểm |
0,5 điểm |
0,5 điểm |
0,5 điểm |
0,5 điểm |
0,5 điểm |
Câu 4: Cây Gạo → gọi đến bao nhiêu là chim. (1đ)
Câu 5:
a) Từ chỉ sự vật là: mùa xuân, cây gạo, chim chóc (0,5đ)
b) Từ chỉ hoạt động: gọi, bay đến, hót, trò chuyện (0,5đ)
Câu 8:
a) Con đường này là con đường em đến trường./ là con đường đẹp nhất . /........ (1đ)
b) Cái bút này là cái bút đẹp nhất./ Cái bút này là cái bút to nhất./….
Câu 9: Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Giống như thuở trước, cây gạo trở lại với dáng vẻ xanh mát, hiền hòa (0,5đ) – Mỗi dấu phẩy đúng 0,25đ
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
I. Chính tả (4 điểm): Nghe – viết
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, đúng cỡ chữ, trình bày đúng, đủ (4 điểm).
- Cứ mắc 5 lỗi trừ 1,0 điểm (các lỗi mắc lại chỉ trừ một lần).
- Chữ viết xấu, trình bày bẩn, chữ viết không đúng độ cao trừ (0,25 điểm) toàn bài.
II. Tập làm văn (6 điểm):
- Viết bài đảm bảo các yêu cầu sau cho 6 điểm.
+ HS viết được đoạn văn từ 4 - 5 câu theo gợi ý của đề bài, trình bày thành đoạn văn.
+ Viết đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác, trình bày sạch, chữ viết rõ ràng, không sai chính tả.
+ Viết đủ số câu, chưa sắp xếp câu thành đoạn văn cho 5,0 điểm.
+ Viết chưa đủ 4 câu nhưng đúng ý cho 4 điểm.
+ Bài văn viết được từ 1 đến 2 câu cho 2,5 – 3,5 điểm.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2 - Cánh diều
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng việt lớp 2
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
I. Kiểm tra đọc thành tiếng (4 điểm)
GV kiểm tra từng học sinh trong các tiết kiểm tra đọc theo hướng dẫn KTĐK cuối Học kì II môn Tiếng Việt Lớp 2.
II. Kiểm tra đọc hiểu (6 điểm)
Đọc thầm văn bản sau:
THÀNH PHỐ TƯƠNG LAI
Em hay nhắm mắt tưởng tượng về thành phố trong tương lai. Thành phố có những chiếc xe có cánh, bay đầy trên bầu trời. Các xe dùng một thứ nhiên liệu được chiết xuất từ trái cây nên tỏa hương thơm ngát.
Đường bên dưới chủ yếu dành cho người đi bộ. Lại có những thảm cỏ xanh ngát để người đi bộ nghỉ chân nữa. Thành phố có trồng rất nhiều loại hoa thật đẹp.
Ngày cuối tuần, mọi người thường đi chơi trong công viên. Khi gặp khách nước ngoài, mọi người chào hỏi thật thân thiện. Những người buôn bán đồ lặt vặt không đi theo mời mọc, gây khó chịu cho mọi người. Khi cần mua, các em nhỏ cũng nói năng lễ phép với người bán.
Em tưởng tượng rồi lại nghĩ: Để thành phố mình đẹp hơn, mình cũng có thể góp một phần. Từ nay, khi bước ra đường, em sẽ giữ vệ sinh chung và thật hòa nhã với mọi người.
(Nguồn Internet )
* Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu bài tập dưới đây.
Câu 1: Bạn nhỏ nghĩ về điều gì trong tương lai? (0,5 điểm)
A. Về cuộc sống ở thành phố
B. Về đồng quê
C. Về môi trường thiên nhiên
Câu 2: Đường phố ở thành phố tương lai có điểm gì đặc biệt? (0,5 điểm)
A. Chỉ chủ yếu dành cho người đi bộ, có thảm cỏ xanh để nghỉ chân.
B. Chỉ có những chiếc xe có cánh bay khắp nơi, xe chạy bằng nhiên liệu từ trái cây.
C. Chỉ có khách nước ngoài và những người buôn bán lặt vặt đi lại trên đường.
Câu 3: Biểu hiện nào cho thấy mọi người ở thành phố tương lai đối xử với nhau rất lịch sự? (0,5 điểm)
A. Ngày cuối tuần, mọi người cùng nhau vào công viên chơi vui vẻ thân thiện với nhau.
B. Các xe dùng nhiên liệu chiết xuất từ trái cây để không gây ô nhiễm cho mọi người xung quanh.
C. Chào hỏi thân thiện với người nước ngoài, người bán hàng không mời ép khách, trẻ em nói năng lễ phép.
Câu 4: Bạn nhỏ sẽ làm gì để thành phố tương lai đẹp hơn? (0,5 điểm)
A. Trồng nhiều cây và hoa
B. Giữ vệ sinh chung và cư xử hòa nhã với mọi người
C. Bảo vệ môi trường
Câu 5: Em có mong muốn nơi em đang ở giống như thành phố tương lai không? Vì sao? (1 điểm)
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
Câu 6: Hãy ghi lại những việc mà em sẽ làm để nơi em ở sạch, đẹp, văn minh hơn. (1 điểm)
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
Câu 7: Bộ phận gạch chân trong câu “Ngày cuối tuần, mọi người thường đi chơi trong công viên.” trả lời cho câu hỏi nào? (0,5 điểm)
A. Ở đâu?
B. Khi nào?
C. Vì sao?
Câu 8. Xếp các từ sau: Thành phố, thân thiện, bầu trời, hòa nhã, công viên vào 2 nhóm (0,5 điểm)
Từ chỉ sự vật ...................................................... ...................................................... |
Từ chỉ đặc điểm ...................................................... ....................................................... |
Câu 9. Đặt một câu theo mẫu Ai thế nào? để nói về quê hương của em. (1 điểm)
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
I. Chính tả (4 điểm): Nghe – viết
Người thầy năm xưa
Ngày đầu vào lớp học mới, tôi đứng rụt rè ở cửa lớp vì e sợ thầy, không quen bạn. Thầy nhìn thấy tôi và hỏi han ân cần. Nhìn ánh mắt trìu mến và cầm bàn tay ấm áp của thầy, tôi bước vào lớp trong sự yên tâm lạ thường. Được thầy dạy dỗ, tôi càng thấy yêu quý thầy hơn. Thầy tận tụy trong từng bài giảng, từng giờ đến lớp.
II. Tập làm văn (6 điểm):
Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn kể về người lao động ở trường em.
Gợi ý:
- Em nói về ai?
- Cô, bác đó làm việc gì trong trường?
- Cô ,bác đó giúp em và các bạn em những gì?
- Em muốn nói gì và làm gì để thể hiện lòng biết ơn đối với cô, bác đó?
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2 - Cánh diều
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng việt lớp 2
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
I. Kiểm tra đọc thành tiếng (4 điểm)
GV kiểm tra từng học sinh trong các tiết kiểm tra đọc theo hướng dẫn KTĐK cuối Học kì II môn Tiếng Việt Lớp 2.
II. Kiểm tra đọc hiểu (6 điểm)
Đọc thầm bài văn sau:
HƯƠU CAO CỔ
1. Không con vật nào trên Trái Đất thời nay có thể sánh bằng với hươu cao cổ về chiều cao. Chú hươu cao nhất cao tới gần 6 mét, tức là chú ta có thể ngó được vào cửa sổ tầng hai của một ngôi nhà.
2. Chiếc cổ dài của hươu cao cổ giúp hươu với tới những cành lá trên cao và dễ dàng phát hiện kẻ thù. Nó chỉ bất tiện khi hươu cúi xuống thấp. Khi đó, hươu cao cổ phải xoạc hai chân trước thật rộng mới cúi được đầu xuống vũng nước để uống.
3. Hươu cao cổ không bao giờ tranh giành thức ăn hay nơi ở với bất kì loài vật nào. Trên đồng cỏ, hươu cao cổ sống hoà bình với nhiều loài vật ăn cỏ khác như linh dương, đà điểu, ngựa vằn,...
(Theo sách Bí ẩn thế giới loài vật)
* Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu bài tập dưới đây.
Câu 1: Hươu cao cổ cao như thế nào? (0,5 điểm)
A. Rất cao
B. Cao bằng ngôi nhà
C. Cao 16m
D. Con hươu cao cổ cao nhất cao đến 6m, tức là có thể ngó được vào cửa sổ tầng 2 của một ngôi nhà.
Câu 2: Hươu cao cổ sống với các loài vật khác như thế nào? (0,5 điểm)
A. Sống theo đàn
B. Luôn tranh chấp với các loài vật khác
C. Sống một mình
D. Hươu cao cổ sống hòa bình với các loài vật ăn cỏ khác, không bao giờ chúng giành thức ăn hay nơi ở với bất kì loài vật nào
Câu 3: Trong bài, tác giả có nhắc tới hươu cao cổ sống hoà bình với nhiều loài vật nào? (0,5 điểm)
A. Tất cả các loài động vật ăn cỏ, ăn thịt
B. Chỉ sống hòa bình với hổ, cáo
C. Hươu cao cổ sống hoà bình với nhiều loài vật ăn cỏ khác như linh dương, đà điểu, ngựa vằn,...
D. Hươu cao cổ sống hoà bình với nhiều loài như chim, ngựa, bò tót
Câu 4: Em có muốn trở thành một người nông dân không? vì sao? (1 điểm)
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
Câu 5: Gạch chân dưới từ ngữ chỉ thiên nhiên. (1 điểm)
biển, xe máy, trời, tủ lạnh
túi ni-lông, rừng, dòng sông
Câu 6: Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi Ở đâu? (0,5 điểm)
a) Đại bàng chao lượn trên nền trời xanh thẳm.
b) Trên mặt hồ, bầy thiên nga trắng muốt đang bơi lội.
c) Ven hồ, những con chim kơ-púc hót lên lanh lảnh.
Câu 7: Sắp xếp các từ sau thành câu viết lại: (1 điểm)
Đàn trâu thung thăng giữa cánh đồng gặm cỏ.
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
I. Chính tả (4 điểm): Nghe – viết
Con sóc
Trong hốc cây có một chú sóc. Sóc có bộ lông màu xám nhưng dưới bụng lại đỏ hung, chóp đuôi cũng đỏ. Đuôi sóc xù như cái chổi và hai mắt tinh anh. Sóc không đứng yên lúc nào, thoắt trèo, thoắt nhảy.
Theo Ngô Quân Miện
II. Tập làm văn (6 điểm):
Đề bài: Viết đoạn văn ngắn về một mùa em yêu thích.
Gợi ý:
- Nơi em ở có mấy mùa? Đó là những mùa nào?
- Em thích mùa nào?
- Mùa đó có gì đặc biệt?
- Em thích làm gì trong mùa đó?
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2 - Cánh diều
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng việt lớp 2
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
I. Kiểm tra đọc thành tiếng (4 điểm)
GV kiểm tra từng học sinh trong các tiết kiểm tra đọc theo hướng dẫn KTĐK cuối Học kì II môn Tiếng Việt Lớp 2.
II. Kiểm tra đọc hiểu (6 điểm)
Đọc thầm văn bản sau:
THƯ TRUNG THU
(Trích)
Mỗi năm, đến tết Trung thu, Bác càng nhớ các cháu.
Các cháu gửi thư cho Bác nhiều lắm. Bác rất vui. Nhưng vì Bác bận quá, không trả lời riêng cho từng cháu được. Nhân dịp tết Trung thu, Bác gửi các cháu thư này:
Ai yêu nhi đồng Bằng Bác Hồ Chí Minh? Tính các cháu ngoan ngoãn Mặt các cháu xinh xinh. Mong các cháu cố gắng Thi đua học và hành, |
Tuổi nhỏ làm việc nhỏ Tùy theo sức của mình, Để tham gia kháng chiến, Để gìn giữ hòa bình. Các cháu hãy xứng đáng Cháu Bác Hồ Chí Minh. Hôn các cháu Hồ Chí Minh |
* Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu bài tập dưới đây.
Câu 1: Bác Hồ gửi bức thư trên cho ai ? (0,5 điểm)
A. Bác Hồ gửi bức thư trên cho Thiếu nhi.
B. Bác Hồ gửi bức thư trên cho Thanh Niên.
C. Bác Hồ gửi bức thư trên cho Toàn dân.
D. Bác Hồ gửi bức thư trên cho Hội Người cao tuổi.
Câu 2: Mỗi Tết Trung thu Bác Hồ nhớ tới ai ? (0,5 điểm)
A. Bác nhớ tới toàn thể người dân.
B. Bác nhớ tới quê hương.
C. Bác nhớ tới thiếu nhi.
D. Bác nhớ tới cha mẹ, gia đình.
Câu 3: Câu thơ nào cho biết Bác Hồ rất yêu thiếu nhi ? (0,5 điểm)
A. Mong các cháu cố gắng
Thi đua học và hành.
B. Ai yêu các nhi đồng
Bằng Bác Hồ Chí Minh ?
C. Tuổi nhỏ làm việc nhỏ
Tùy theo sức của mình
D. Các cháu hãy xứng đáng
Cháu Bác Hồ Chí Minh.
Câu 4: Bác Hồ khuyên thiếu nhi điều gì ? (1 điểm)
A. Mong các cháu cố gắng
Thi đua học và hành.
B. Tuổi nhỏ làm vệc nhỏ
Tuỳ theo sức của mình.
C. Để tham gia kháng chiến,
Để gìn giữ hoà bình.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 5: Câu văn: “Bác Hồ viết thư cho thiếu nhi .” thuộc kiểu câu nào dưới đây ? (1 điểm)
A. Ai - làm gì ?
B . Ai - thế nào ?
C . Ai - là gì ?
Câu 6: Bộ phận gạch chân trong câu: “Tết Trung thu, Bác gửi các cháu thư này.” trả lời cho câu hỏi nào ? (0,5 điểm)
A. Vì sao ?
B. Để làm gì ?
C. Khi nào ?
D. Là gì ?
Câu 7: Từ nào trong câu: “Mong các cháu cố gắng” cho biết câu đó là một lời khuyên (0,5 điểm)
A. Mong
B. Cố gắng
C. Các cháu
D. Tất cả các đáp trên
Câu 8: Các từ ngữ sau: ngoan, xinh, chăm chỉ thuộc nhóm từ chỉ: (0,5 điểm)
A. Từ ngữ chỉ sự vật.
B. Từ ngữ chỉ hoạt động.
C. Từ ngữ chỉ đặc điểm.
Câu 9: Em hãy viết một câu nói về tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi. (1 điểm)
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
Câu 10: Qua bức thư em hiểu được điều gì ? (0,5 điểm)
A. Bác Hồ rất yêu các cháu thiếu nhi.
B. Bác Hồ mong thiếu nhi tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tuỳ theo sức của mình.
C. Bác Hồ mong thiếu nhi cố gắng đóng góp sức mình để tham gia kháng chiến và gìn giữ hoà bình.
D. Tất cả các ý trên.
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
I. Chính tả (4 điểm): Nghe – viết
Chuyện bốn mùa
Các cháu mỗi người một vẻ. Xuân làm cho cây lá tươi tốt. Hạ cho trái ngọt, hoa thơm. Thu làm cho trời xanh cao, cho học sinh nhớ ngày tựu trường. Đông ấp ủ mầm sống để xuân về cây cối đâm chồi nảy lộc.
II. Tập làm văn (6 điểm):
Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 4 đến 5 câu) kể về một người lao động ở trường em.
Gợi ý:
- Người đó tên là gì ?
- Người đó bao nhiêu tuổi ?
- Người đó làm nghề gì ?
- Tình cảm của em với người đó như thế nào ?
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2 - Cánh diều
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng việt lớp 2
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 5)
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
I. Kiểm tra đọc thành tiếng (4 điểm)
GV kiểm tra từng học sinh trong các tiết kiểm tra đọc theo hướng dẫn KTĐK cuối Học kì II môn Tiếng Việt Lớp 2.
II. Kiểm tra đọc hiểu (6 điểm)
Đọc thầm bài văn sau:
MÂY ĐEN VÀ MÂY TRẮNG
Trên bầu trời cao rộng, mây đen và mây trắng đang rong ruổi theo gió. Mây trắng xốp, nhẹ, bồng bềnh như một chiếc gối bông xinh xắn. Mây đen vóc dáng nặng nề, đang sà xuống thấp. Thấy mây đen bay thấp, mây trắng rủ:
- Chúng mình bay lên cao đi! Bay cao thú vị lắm!
- Anh bay lên đi! – Mây đen nói – Tôi còn phải mưa xuống, ruộng đồng đang khô cạn vì hạn hán, muôn loài đang mong chờ tôi.
Mây trắng ngạc nhiên hỏi:
- Làm mưa ư? Anh không sợ tan biến hết hình hài à?
Nói rồi mây trắng bay vút lên. Nó bị gió cuốn tan biến vào không trung.
Mây đen sà xuống thấp rồi hóa thành mưa rơi xuống ruộng đồng, cây cỏ,…Con người và vạn vật reo hò đón mưa. Mưa tạnh, nắng lên rực rỡ. Nước ở ruộng đồng bốc hơi, bay lên, rồi lại kết lại thành những đám mây đen. Những đám mây đen hóa thành mưa rơi xuống…Cứ như thế, mây đen tồn tại mãi mãi.
(Theo ngụ ngôn chọn lọc)
* Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu bài tập dưới đây.
Câu 1: Trong câu chuyện, những sự vật nào được coi như con người? (0,5 điểm)
A. Mây trắng và bầu trời
B. Mây trắng và mây đen
C. Nắng và gió
Câu 2: Mây trắng rủ mây đen đi đâu? (0,5 điểm)
A. Rong ruổi theo gió
B. Bay lên cao
C. Sà xuống thấp
Câu 3: Vì sao mây trắng lại muốn rủ mây đen bay lên cao? (0,5 điểm)
A. Vì mây trắng không thích bay chậm
B. Vì mây trắng sợ tan biến khi bay thấp
C. Vì mây trắng muốn mây đen bay cùng mình
Câu 4: Vì sao mây đen không nghe theo mây trắng? (0,5 điểm)
A. Vì mây đen thích ngắm cảnh ruộng đồng, cây cỏ
B. Vì mây đen không thích bay lên cao
C. Vì hạn hán, mây đen muốn làm mưa giúp người
Câu 5: Dòng nào dưới đây cho thấy mây đen đem lại niềm vui cho con người và vạn vật? (1 điểm)
A. Con người và vạn vật reo hò đón mưa
B. Nó bị gió cuốn tan biến vào không trung
C. Mưa tạnh, nắng lên rực rỡ
Câu 6: Nói lời cảm ơn của em đối với anh mây đen. (1 điểm)
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
Câu 7: Tìm các từ chỉ đặc điểm trong câu dưới đây: (0,5 điểm)
Đám mây xốp trông như một chiếc gối bông xinh xắn.
Câu 8: Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm từ phù hợp: (1 điểm)
bầu trời, sà xuống, ruộng đồng, reo hò, mây trắng
- Từ chỉ sự vật:................................................................................................
- Từ chỉ hoạt động:................................................................................................
Câu 9: Kết hợp từ ngữ cột A với từ ngữ cột B để tạo thành câu: (1 điểm)
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
I. Chính tả (4 điểm): Nghe – viết
Bản em
Bản em trên chóp núi
Sớm bồng bềnh trong mây
Sương rơi như mưa dội
Trưa mới thấy Mặt Trời….
Nhìn xuống sâu thung lũng
Nắng như rót mật vàng
Thác trắng tung dải lụa
Ngô xanh hai sườn non…
(Nguyễn Thái Vận)
II. Tập làm văn (6 điểm):
Đề bài: Viết 4 – 5 câu về một đồ vật, đồ chơi em yêu thích.
Gợi ý:
- Giới thiệu tên đồ vật, đồ chơi
- Đặc điểm về hình dạng, màu sắc,…của đồ vật, đồ chơi đó
- Công dụng của đồ vật đó
- Tình cảm của em về đồ vật đó
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề thi Tiếng việt lớp 2 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng truy cập tailieugiaovien.com.vn
Xem thêm đề thi Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều hay khác:
Bộ 7 Đề thi Tiếng Việt lớp 2 Học kì 1 Cánh diều năm 2024 tải nhiều nhất
Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều năm 2024 có ma trận (10 đề)
Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều có đáp án (5 đề)
Bộ 7 Đề thi Tiếng Việt lớp 2 Giữa kì 2 Cánh diều năm 2024 tải nhiều nhất
Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều năm 2024 có ma trận (10 đề)
Bộ 7 Đề thi Tiếng Việt lớp 2 Học kì 2 Cánh diều năm 2024 tải nhiều nhất
Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều năm 2024 có ma trận (10 đề)
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Đề thi Toán, Tiếng Việt lớp 2 có đáp án được biên soạn bám sát nội dung chương trình sách giáo khoa Toán, Tiếng Việt lớp 2 của các bộ sách mới.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 2
- Giáo án Tiếng Việt lớp 2
- Giáo án Toán lớp 2
- Giáo án Tiếng Anh lớp 2
- Giáo án Đạo đức lớp 2
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 2
- Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 2
- Giáo án Âm nhạc lớp 2
- Giáo án Mĩ thuật lớp 2
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi Tiếng Việt lớp 2 (cả ba sách)
- Đề thi Toán lớp 2 (cả ba sách)
- Đề thi Tiếng Anh lớp 2 (cả ba sách)
- Toán Kangaroo cấp độ 1 (Lớp 1, 2)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 (cả ba sách)
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 2 (cả ba sách)
- Bài tập Tiếng Việt lớp 2 (hàng ngày)
- Bài tập Toán lớp 2 (hàng ngày)
- Bài tập Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức
- Bài tập Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều
- Bài tập Toán lớp 2 Kết nối tri thức
- Bài tập Toán lớp 2 Cánh diều
- Đề cương ôn tập Toán lớp 2
- Ôn hè Toán lớp 2 lên lớp 3
- Ôn hè Tiếng Việt lớp 2 lên lớp 3