10 Đề thi Cuối Học kì 2 Tiếng Việt lớp 2 Chân trời sáng tạo năm 2024 có ma trận

Với bộ 10 Đề thi Cuối học kì 2 Tiếng Việt lớp 2 năm 2024 có ma trận, chọn lọc sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong bài thi Học kì 2 Tiếng Việt 2.

10 Đề thi Cuối Học kì 2 Tiếng Việt lớp 2 Chân trời sáng tạo năm 2024 có ma trận

Xem thử Đề HK2 TV2 CTST

Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi Tiếng Việt lớp 2 Cuối Học kì 2 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết:

Quảng cáo

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Toán lớp 2

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.

-  Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

SƯ TỬ VÀ KIẾN CÀNG

Tự xem mình là chúa tể rừng xanh, Sư Tử chỉ kết bạn với các loài vật to, khỏe. Nó cho rằng những con vật nhỏ vé chẳng mang lợi lộc gì. Một lần Kiến Càng đến, xin kết bạn, Sư Tử khinh thường đuổi Kiến đi.

Một hôm, tai Sư Tử như có trăm ngàn mũi kim châm chích. Nó nằm bẹp một chỗ, không thể ra khỏi hang kiếm ăn. Voi, Hổ, Báo, Gấu,…đến thăm nhưng đành bỏ về, vì không thể làm được gì để giúp Sư Tử khỏi đau đớn. Nghe tin, Kiến Càng không để bụng chuyện cũ, nó lặn lội vào tận hang thăm Sư Tử. Sau khi nghe Sư Tử kể bệnh tình. Kiến càng bèn bò vào tai Sư Tử và lôi ra một con rệp. Lập tức Sư Tử hết đau.

Quảng cáo

Sư Tử hối hận và rối rít xin lỗi Kiến Càng. Từ đó, Sư Tử coi Kiến Càng là người bạn thân thiết nhất.

Khoanh tròn đáp án đúng và trả lời câu hỏi:

Câu 1 (0,5 điểm): Các con vật trong câu chuyện trên sống ở đâu?

A. Sống trong sở thú

B. Sống trong rừng

C. Sống trong hang

Câu 2 (0,5 điểm): Con vật nào trong câu chuyện tự xem mình là “chúa tể rừng xanh”?

A. Voi

B. Gấu

C. Sư Tử

Câu 3 (0,5 điểm): Tại sao Sư Tử không kết bạn với Kiến Càng?

A. Vì nó cho rằng Kiến Càng bé nhỏ

B. Vì nó cho rằng Kiến Càng bé nhỏ và chỉ biết cắn kẻ khác.

C. Vì nó cho rằng Kiến Càng bé nhỏ, không đem lại lợi lộc gì cho nó

Quảng cáo

Câu 4 (0,5 điểm): Vì sao Sư Tử hối hận và xin lỗi Kiến Càng?

A. Vì Kiến Càng đã bắt một con rệp trong tai giúp nó

B. Vì Kiến Càng đã mang thức ăn cho nó

C. Vì Kiến Càng đã khen Sư Tử tài giỏi

Câu 5 (0,5 điểm): Sư Tử đã tỏ thái độ thế nào với Kiến Càng khi tai hết đau?

................................................................................................

Câu 6 (1,0 điểm): Qua câu chuyện trên, em học được ở Kiến Càng điều gì?

................................................................................................

Câu 7 (1,0 điểm): Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau:

a) nhỏ - ......................................

b) xinh đẹp - .............................

c) đen - .....................................

d) chăm chỉ - ............................

Quảng cáo

Câu 8 (0,5 điểm): Trong câu “Hai bên bờ sông, hoa phương vĩ nở đỏ rực”, bộ phận nào trả lời cho câu hỏi “Ở đâu”?

................................................................................................

Câu 9 (1,0 điểm): Đặt một câu nêu đặc điểm về một bạn trong lớp.

................................................................................................

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (4 điểm)

Ngôi nhà

Em yêu ngôi nhà

Hàng xoan trước ngõ

Hoa xoa xuyến nở

Như mây từng chùm.

 

Em yêu tiếng chim

Đầu hồi lảnh lót

Mái vàng thơm phức

Rạ đầy sân chơi.

 

Em yêu ngôi nhà

Gỗ tre mộc mạc

Như yêu đất nước

Bốn mùa chim ca,

2. Luyện tập (6 điểm)

Viết 4 – 5 câu về tình cảm của em với anh (chị hoặc em) của em.

Gợi ý:

- Giới thiệu tên anh (chị hoặc em) của em.

- Em và anh (chị hoặc em) thường cùng nhau làm gì?

- Tình cảm của em với anh (chị hoặc em) như thế nào?

GỢI Ý ĐÁP ÁN

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

Câu 1: (0,5 điểm)

B. Sống trong rừng

Câu 2: (0,5 điểm)

C. Sư Tử

Câu 3: (0,5 điểm)

C. Vì nó cho rằng Kiến Càng bé nhỏ, không đem lại lợi lộc gì cho nó

Câu 4: (0,5 điểm)

A. Vì Kiến Càng đã bắt một con rệp trong tai giúp nó

Câu 5: (0,5 điểm)

Sư Tử hối hận và rối rít xin lỗi Kiến Càng.

Câu 6: (1,0 điểm)

Bài học: nên có lòng vị tha, thương người, và không để bụng chuyện cũ.

Câu 7: (1,5 điểm)

a) nhỏ - to

b) xinh đẹp – xấu xí

c) đen – trắng

d) chăm chỉ - lười biếng

Câu 8: (1,0 điểm)

Bộ phận nào trả lời cho câu hỏi “Ở đâu”: hai bên bờ sông

Câu 9 (1,0 điểm):

Ví dụ: Bạn Cường học rất giỏi.

B. KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM)

1. Chính tả (4 điểm)

 - Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):

• 0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.

• 0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.

- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):

• Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm

• 2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;

• Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.

- Trình bày (0,5 điểm):

• 0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.

• 0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.

2. Luyện tập (6 điểm)

- Trình bày dưới dạng một đoạn văn, có số lượng câu từ 4 đến 5 câu, nói về tình cảm của em với anh (chị hoặc em) của em, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.

- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu.

Ma trận đề thi học kì II môn Tiếng Việt lớp 2– Chân trời sáng tạo

STT

Chủ đề

Mức 1 Nhận biết

Mức 2

Thông hiểu

Mức 3

Vận dụng

Mức 4

Vận dụng cao

Tổng

1

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc

Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi

Số câu


1


1





2

Số điểm


1


1





2

Đọc hiểu

Số câu

2


2


1




5

Số điểm

1


1


1




3

2

Viết

Nghe viết

Số câu




1





1

Số điểm




2





2

Tập làm văn

Số câu






1



1

Số điểm






3



3

Tổng số câu

9 điểm

Tổng số điểm

10 điểm

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Toán lớp 2

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

A. Đọc 

RÙA CON TÌM NHÀ

Có một chú rùa con, vừa mới nở được mấy ngày đã vội vàng đi tìm nhà của mình. Thấy tổ ong trên cây, tưởng đó là nhà của mình, Rùa Con vươn cổ lên hỏi: "Có phải nhà của tôi đây không?". Nhưng đàn ong bay túa ra làm Rùa Con sợ quá, thụt cổ vào nằm im như chết. Sau đó Rùa bò tới chân một bức tường. Thấy hang chuột, Rùa Con định chui vào thì một chú chuột ngăn lại: "Đây là nhà của chúng tôi. Không phải nhà của bạn đâu, Rùa ạ". Trông thấy dòng sông nhỏ, Rùa nghĩ: "Có lẽ nhà mình ở dưới nước". Thế là Rùa nhảy xuống sông. Bơi được một quãng ngắn, Rùa con đã mệt đứt cả hơi, đành bò lên bờ. Gặp ốc sên, Rùa lại hỏi: "Bạn có biết nhà tớ ở đâu không?" Ốc sên trả lời: "Ôi! Bạn hãy nhìn tớ đây rồi hãy nhìn lại lưng mình mà xem". Bấy giờ Rùa con mới quay đầu nhìn lại cái mai của mình. Rồi vừa tủm tỉm cười vừa nói với ốc sên: "Cảm ơn bạn nhé! Nhờ có bạn mà tớ đã tìm được nhà của mình rồi".

(Theo lời kể của Thanh Mai)

I. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

1. Nơi đầu tiên Rùa Con tưởng đó là nhà của mình là:

A. biển                  

B. tổ ong               

C. hang chuột        

D. sông

2. Ai đã giúp Rùa Con tìm được nhà?

A. Ong                  

B. Chuột                

C. Cá                     

D. Ốc Sên

3. Rùa con đã đi nhầm nhà mấy lần tất cả trong đoạn văn trên?

A.1                        

B.2                        

C.3                        

D.4

4. Hãy thử nghĩ xem nhà của rùa con ở đâu?

B. Viết

I. Chính tả

Tre
Tác giả: Nguyễn Bao

Đứng trên bờ ao
Tre nghiêng soi bóng
Mặt hồ gợn sóng
Tre thả thuyền trôi
Trưa hè nắng nôi
Tre chùm bóng mát
Buổi chiều gió hát
Võng tre êm đềm
Tre làm nôi êm
Ru em ngon giấc
Làm chông nhọn hoắt
Ngăn bước quân thù
Đường đi tới lớp
Vai rợp bóng tre
Sâu thẳm trời khuya
Ngọn tre cao vút
Treo ông trăng vàng
Soi khắp đường làng
Ngọn đèn không tắt.

Lắng nghe, lắng nghe
Rì rào khúc hát
Bốn mùa tiếng tre.

II. Tả chiếc cặp sách của em

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Toán lớp 2

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

A. Đọc 

QUÊ MÌNH ĐẸP NHẤT

Trong giấc mơ, Nguyên thấy mình và Thảo tình cờ gặp đám mây đang nằm ngủ trên đỉnh núi. Hai bạn nhẹ nhàng leo lên và nghĩ rằng đám mây sẽ cõng mình lên trời. Đám mây thức dậy, đưa hai bạn lên tận trời xanh. Xung quanh hai bạn là những đám mây nhiều sắc màu. Gần đó, cầu vồng lung linh, rực rỡ. Cả hai reo lên, thích thú:

- Ôi! Đẹp quá! Được một lúc, Thảo nói

- Ồ, trên này chẳng thú vị như mình tưởng. Tớ thích cánh đồng lúa vàng dưới kia hơn.

Nguyên tiếp lời: - Dưới ấy, biển xanh mênh mông. Tớ muốn nghe tiếng sóng vỗ êm êm như tiếng hát.

Thảo sụt sùi:

- Ôi, tớ đói! Tớ thèm bữa cơm chiều mẹ nấu quá! Cả hai nhìn nhau, lo lắng:

- Làm sao bây giờ? Đám mây đã bay đi mất rồi! May sao, chị gió tốt bụng đi ngang qua.

Nghe câu chuyện, chị liền nhờ đại bàng cõng hai bạn về lại quê nhà. Về đến nơi, cả Thảo và Nguyên cùng nói:

- Chỉ có quê mình là đẹp nhất!

Võ Thu Hương

I. Đọc – hiểu:

Dựa vào bài đọc trên, khoanh vào câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:

1. Nguyên và Thảo tình cờ gặp đám mây ở đâu?

A. trên đỉnh núi                         

B. trong giấc mơ                       

C. trên trời

2. Đám mây đưa hai bạn đi đâu đâu?

A. bay lên trời xanh                   

B. bay đến đồng lúa vàng          

C. bay lên đỉnh núi

3. Giấc mơ là của ai?

A. của chị Gió                           

B. của Nguyên và Thảo             

C. của đám mây

4. Vì sao hai bạn không muốn ở trên bầu trời nữa?

B. Viết

I. Chính tả 

Cây ngô
 
Tác giả: Nguyễn Lãm Thắng

Thanh thanh cao cao
Lá dài mỏng mảnh
Kẻ trước người sau
 Xếp hàng đều đặn

Như trong quân ngũ
Ngang dọc đàng hoàng
Ðiểm danh vừa đủ
 Cờ phất hiên ngang

Từ trong nách lá
Con lớn từng ngày
Bộ râu ngắn lại
 Áo che hạt dày

Nuôi con đã lớn
Thân gầy khô luôn
Một đời vất vả
 Một đời vì con.

II. Kể về ngày sinh nhật đáng nhớ của em.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Toán lớp 2

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

A. Đọc 

SÔNG HƯƠNG

Sông Hương là một bức tranh phong cảnh gồm nhiều đoạn mà mỗi đoạn đều có vẻ đẹp riêng của nó.

Bao trùm lên cả bức tranh là một màu xanh có nhiều sắc độ đậm nhạt khác nhau: màu xanh thẳm của da trời, màu xanh biếc của lá cây, màu xanh non của những bãi ngô, thảm cỏ in trên mặt nước.

Mỗi mùa hè tới, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ. Hương Giang bỗng thay chiếc áo xanh hằng ngày thành dải lụa đào ứng hồng cả phố phường.

Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trắng lung linh dát vàng.

Sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế, làm cho không khí thành phố trở nên trong lành, làm tan biến những tiếng ồn ào của chợ búa, tạo cho thành phố một vẻ đẹp êm đềm.

Theo Đất nước ngàn năm

I. Đọc – hiểu:

Dựa vào bài đọc trên, khoanh vào câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:

1. Sông Hương được so sánh với:

A. một bức tranh phong cảnh                                    

B. một bức tranh màu xanh

C. một bức tranh lụa màu hồng                                 

D. một bức tranh lung linh dát vàng

2. Những sự vật nào ở bên bờ sông Hương có màu xanh non?

A. bầu trời              

B. lá cây                 

C. bãi ngô              

D. thảm cỏ

3. Đối với Huế, sông Hương là:

A. Một đặc ân của thiên nhiên

B.Một dải lụa đào ửng hồng

C.Một đường trắng lung linh dát vàng

4. Vì sao khi mùa hè tới sông Hương lại trở thành một “dải lụa đào ửng hồng cả phố phường”?

B. Viết

I. Chính tả

Mẹ
 
Tác giả: Trần Quốc Minh

Lặng rồi cả tiếng con ve
Con ve cũng mệt vì trời nắng oi.
Nhà em vẫn tiếng ạ ời
Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru.
Lời ru có gió mùa thu
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về.
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
Đêm nay con ngủ giấc tròn
 Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

II. Kể về một đồ vật trong gia đình em

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Toán lớp 2

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

A. Đọc 

QUẢ TÁO CỦA BÁC HỒ

Năm 1946, Bác Hồ sang thăm nước Pháp. Nhân dân và thiếu nhi Pháp rất vui mừng phấn khởi. Họ tụ tập, vẫy tay và hoan hô Bác tại các nơi Bác đi qua hay đến thăm. Có một câu chuyện mà cho đến ngày nay nhân dân và thiếu nhi Pháp vẫn còn nhắc nhở với tất cả tấm lòng trìu mến, cảm phục. Đó là câu chuyện quả táo.

Hôm ấy, tòa thị chính Pa-ri mở tiệc lớn đón mừng Bác. Tiệc tan, mọi người ra phòng lớn uống nước, nói chuyện. Bác vui vẻ đứng dậy và cầm một quả táo đem theo. Nhiều người ngạc nhiên, nhiều con mắt tò mò chú ý. Tại sao vị khách quý như Bác lúc ăn tiệc xong lại còn lấy quả táo đem theo. Nhiều người chú ý xem Bác sẽ làm gì...

Bác ra đến ngoài cửa thì có một đám thiếu nhi ríu rít chạy tới chào. Bác tươi cười bế một em gái nhỏ lên hôn và đưa cho một quả táo. Mọi người bấy giờ mới vỡ lẽ và rất cảm động trước cử chỉ yêu thương của Bác. Ngày hôm sau, câu chuyện “Quả táo của Bác Hồ” được các báo đang lên trang nhất. Các báo chí còn kể lại rằng: Em bé gái sau khi nhận quả táo thì giữ khư khư trong tay, ai xin cũng không cho. Lúc về nhà em để quả táo lên bàn học. Cha mẹ bảo: “con ăn đi, kẻo để lâu sẽ hỏng không ăn được”. Nhưng em nhất định không ăn. Em nói: “Đó là quả táo Bác Hồ cho con, con sẽ giữ thật lâu để làm kỷ niệm”.

(Phỏng theo truyện Quả táo của Bác Hồ, Tuyển tập thơ văn cho thiếu nhi)

Câu: 1. Câu chuyện quả táo là câu chuyện về ai?

A. về nước Pháp                              

B. về nhân dân và thiếu nhi nước Pháp

C. về Bác Hồ

Câu 2: Ai là người đã nhận được quả táo của Bác Hồ?

A. Một người tham dự tiệc ở tòa thị chính Pa-ri.

B. một bé gái nhỏ

C. một bé trai nhỏ

Câu 3: Bạn nhỏ đã làm gì sau khi nhận được quả táo từ tay Bác?

A. Giữ khư khư trong tay                    

B. Để quả táo lên bàn học

C. Giữ thật lâu làm kỷ niệm

Câu 4: Em thích hình ảnh nào ở câu chuyện trên nhất? Vì sao?

B. Viết

I. Chính tả

Nghe thầy đọc thơ
 
Tác giả: Trần Đăng Khoa

Em nghe thầy đọc bao ngày
Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quanh nhà.
Mái chèo nghe vọng sông xa
Êm êm như tiếng của bà năm xưa.
Nghe trăng thở động tàu dừa
Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời.
Thêm yêu tiếng hát nụ cười
 Nghe thơ em thấy đất trời đẹp ra.

II. K về quê hương hoặc nơi em đang ở

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Toán lớp 2

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 6)

A. Đọc 

MỘT NGÀY Ở VƯỜN QUỐC GIA

Nhà tôi ở cạnh vườn quốc gia. Ba tôi là một tình nguyện viên của Trung tâm Bảo tồn voi. Chủ nhật, ba chở mía, dừa, chuối, gạo vào khu bảo tồn. Tôi được ba cho đi cùng.

Sau cơn mưa đầu mùa, suối chảy rì rầm, cây cỏ xanh tươi. Thỉnh thoảng có những đàn bướm rập rờn ven đường. Chẳng mấy chốc, chúng tôi đã đến nơi. Ba cùng các cô chú ở khu bảo tồn nhanh chóng chuyển đồ vào nhà kho.

Rồi ba cầm một bình sữa to đến chỗ chú voi con. Nhìn thấy ba, nó mừng rỡ chạy tới. Cặp mắt nhỏ sáng lên. Hai cái tai to như hai cái quạt luôn ve vẩy. Nó há miệng chờ ba cho uống sữa. Nó vừa uống, vừa đưa cái vòi dài hôn lên tay ba. Vẻ mặt nó hớn hở, trông thật đáng yêu.

Lúc tôi và ba ra về, chú voi con huơ vòi như để chào tạm biệt. Tôi mong chủ nhật sau lại được cùng ba đến nơi này.

Nguyễn Ả Khiên

II. Đọc – hiểu:

Dựa vào bài đọc trên, khoanh vào câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:

1. Ba bạn nhỏ làm tình nguyện viên ở đâu?

A. Vườn quốc gia               

B. Trung tâm Bảo tồn voi  

C. Vườn thú

2. Ba mang thứ gì đến chỗ chú voi con?

A. Mía              

B. Dừa             

C. Gạo             

D. Sữa

3. Hai cái tai của chú voi con được so sánh như?

A. hai cánh bướm rập rờn                

B. hai cái lá cọ                                 

C. hai cái quạt

4. Theo em, việc làm của ba bạn nhỏ và các cô chú tình nguyện viên nói lên điều gì?

B. Viết

I. Chính tả

Hoa
 
Sưu tầm

Vườn hoa tươi rực rỡ
Tràn ngập ánh nắng vàng,
Tươi như đàn em nhỏ
 Được thầy cô dạy dỗ.

Hoa hồng dành mừng cô
Hoa cúc mang tặng thầy,
Người chúng em yêu mến
Trông nên vườn hoa tươi.
Hoa ơi, tươi nữa lên
 Vui lòng thầy cô nhé!

Thầy cô ơi! Em biết
Đêm khuya em yên giấc,
Thầy cô còn soạn bài
Chuẩn bị cho ngày mai
 Dạy chúng em được tốt.

Biết ơn thầy cô giáo
Tất cả vì chúng em,
Điểm mười tươi trang vở,
 Đã ngoan, càng ngoan thêm.

II. Kể về lễ hội em đã đừng được tham dự 

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Toán lớp 2

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 7)

A. Đọc 

I. Đọc – hiểu

ĐẤT NƯỚC CHÚNG MÌNH

Việt Nam là đất nước tươi đẹp của chúng mình. Thủ đô nước mình là Hà Nội. Lá cờ Tổ quốc hình chữ nhật, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.

Việt Nam có những vị anh hùng có công lớn với đất nước như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Hồ Chí Minh,... Những con người ấy đã làm rạng danh lịch sử nước nhà.

Đất nước mình có ba miền Bắc, Trung, Nam với khí hậu khác nhau. Miền Bắc và miền Trung một năm có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Miền Nam có hai mùa: mùa mưa và mùa khô.

Trang phục truyền thống của người Việt Nam là áo dài. Áo dài thường được mặc trong dịp Tết hay lễ hội.

(Trung Sơn)

II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: 1. Miền nào ở nước ta có 2 mùa?

A. Miền Bắc                         

B. Miền Trung                      

C. Miền Nam

2. Thủ đô nước ta là?

A. Hà Nội                               

B. Thành phố Hồ Chí Minh    

C. Đà Nẵng

3. Áo dài thường được mặc vào các dịp nào?

A. Dịp lễ Tết                    

B. Ngày nhà giáo Việt Nam                                                 

C. Quốc khánh

4. Hãy tìm hiểu và viết lại ý nghĩa của lá cờ Tổ Quốc Việt Nam ta:

II. Tiếng việt

1. Ghi dưới các từ in đậm kí hiệu SV (nếu đó là từ chỉ sự vật), ĐĐ nếu đó là từ chỉ đặc điểm:

Lá cờ Tổ quốc hình chữ nhật, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.

2. Điền vào chỗ chấm iêu/ươu và thêm dấu thanh cho thích hợp:

- Con lạc đà có cái b…….rất to ở trên lưng.

- Chim kh…… là giống chim siêng hót, dạn người, hót được nhiều giọng và giọng hót rất vang.

- Bạn Mai lớp em có năng kh…….ca hát nổi trội.

- Em cùng bố mẹ đi mua quà b………ông bà.

B. Viết

I. Chính tả

TRƯỜNG SA THÂN YÊU

Mênh mông trời biển bao la

Một vùng biển đảo thật là thân thương.

Các anh ở đó biên cương

Cầm chắc tay súng ngăn phường xâm lăng.

Nối liền biển đảo xa xăm

Trường Sa yêu dấu tháng năm giữ gìn.

Toàn dân gửi trọn niềm tin

Để cho dân tộc bình yên tháng ngày.

Hòa bình hạnh phúc vui thay

Trường Sa yêu dấu hàng ngày bên anh.

Nguyễn Thị Loạt

II. Viết về người bạn thân của em

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Toán lớp 2

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 8)

A. Đọc 

LÊN THĂM NHÀ BÁC

Lên thăm nhà Bác hôm nay

Trắng ngân hoa huệ, hương bay dịu hiền

Tưởng trong truyện cổ cảnh tiên

Nhà sàn mát mẻ kề bên mặt hồ.

Từng đàn con chép, con rô

Tăm lay bóng nắng, nhớ giờ Bác ra.

Hàng rào dâm bụt, đơm hoa

Ngõ vào gợi nhớ quê nhà Bác xưa.

Bật đèn, đài nói sớm trưa

Tưởng như trong bức rèm thưa Bác ngồi...

Hằng Phương

II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: 1. Bác Hồ nuôi cá ở đâu?

A. ở trong chậu cá cảnh.

B. ở suối

C. ở trong ao                                                 

D. ở trong hồ

2. Những loài hoa nào dưới đây được nhắc đến trong đoạn thơ?

A. hoa huệ                                                     

B. hoa dâm bụt

C. hoa nhài                                                    

D. hoa lan

3. Trong đoạn thơ tác giả đã so sánh nhà Bác với:

A. Truyện cổ tích

B. Truyện ngụ ngôn 

C. Cảnh tiên

4. Hãy viết 2-3 câu thể hiện những điều em biết về quê hương của Bác Hồ:

B. Viết

I. Chính tả: Nghe – viết Lên thăm nhà Bác

II. Kể lại chuyến du dịch đáng nhớ của em cùng gia đình

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Toán lớp 2

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 9)

A. Đọc 

ĐẦM SEN

Đi khỏi dốc đê, lối rẽ vào làng, tự nhiên Minh cảm thấy rất khoan khoái dễ chịu. Minh dừng lại hít một hơi dài. Hương sen thơm mát từ cánh đồng đưa lên làm dịu hẳn cái nóng ngột ngạt của trưa hè.

Trước mặt Minh, đầm sen rộng mênh mông. Những bông sen trắng, sen hồng khẽ đu đưa nổi bật trên nền lá xanh mượt. Giữa đầm, mẹ con bác Tâm đang bơi chiếc mủng đi hái hoa sen cho tổ. Bác cẩn thận ngắt từng bông, bó thành từng bó, ngoài bọc một chiếc lá rồi để nhè nhẹ vào lòng thuyền. Minh chợt nhớ đến ngày giỗ ông năm ngoái. Hôm đó có bà ngoại em sang chơi. Mẹ nấu chè hạt sen, bà ăn tấm tắc khen ngon mãi. Lúc bà về, mẹ lại biếu một gói trà mạn ướp nhị sen thơm phưng phức.

(Tập đọc lớp 2 - 1980)

II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: 1. Những bông sen trong đoạn văn có màu gì?

A. Màu xanh         

B. Màu trắng         

C. Màu hồng         

D. Đáp án B và C đúng.

2. Giữa đầm, mẹ con bác Tâm đang làm gì?

A. hái hoa sen

B. bơi chiếc mủng đi tỉa hoa

C. chăm sóc cho những bông sen

3. Bà bạn Minh đã tấm tắc khen món gì ngon?

A. chè hoa sen                 

B. trà mạn ướp nhị sen    

C. chè hạt sen

4. Vì sao khi rẽ vào làng, bạn Minh đột nhiên cảm thấy khoan khoái dễ chịu?

B. Viết

I. Chính tả

Ngưỡng cửa
Tác giả: Vũ Quần Phương

Nơi này ai cũng quen
Ngay từ thời tấm bé
Khi tay bà, tay mẹ
 Còn dắt vòng đi men

Nơi bố mẹ ngày đêm
Lúc nào qua cũng vội
Nơi bạn bè chạy tới
 Thường lúc nào cũng vui

Nơi này đã đưa tôi
Buổi đầu tiên đến lớp
Nay con đường xa tắp
Vẫn đang chờ tôi đi

II. Kể và người giáo viên dạy em năm học lớp 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Toán lớp 2

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 10)

A. Đọc 

BÀI CA MÔI TRƯỜNG

Mẹ! mẹ ơi cô dạy

Bài bảo vệ môi trường

Mỗi khi đi tắm biển

Phải nhớ mang áo phao.

Không làm ồn gây ào

Không vứt rác bừa bãi

Vỏ bim bim bánh kẹo

Vỏ bánh gói, ni lông

Các bé nhớ nghe không

Phải bỏ vào thùng rác

Bỏ đúng nơi quy định

Để bảo vệ môi trường.

Giữ trong xanh nước biển 

Cho không khí trong lành 

Cho mực, tôm, cá, ghẹ… 

Phát triển và sinh sôi

Cung cấp cho con người 

Thức ăn giàu dinh dưỡng. 

Đồng thời giúp phát triển 

Tiềm lực về giao thông

Đường biển lại hàng không 

Tàu bè đi tấp nập

Người du lịch, nghỉ mát

Cảm thấy rất vừa lòng

Biển đẹp, nước lại trong.

Có công của bé đấy

Vì bé nhớ lời cô

Biết bảo vệ môi trường.

Nguyễn Thị Loạt

Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

1. Khi đi tắm biển, bé cần nhớ mang theo:

A. Bim bim             

B. Bánh kẹo             

C. Kính bơi              

D. Áo phao

2. Vỏ bim bim, bánh kẹo, bánh gói, ni lông phải được bỏ vào đâu?

A. gốc cây                      

B. thùng rác                    

C. túi quần, túi áo.

3. Loài vật nào sau đây được nhắc tới trong đoạn thơ?

A. Mực                      

B. Ốc                         

C. Cua                       

D. Sao biển

4. Tìm trong bài và viết lại lợi ích của biển mang lại cho con người:

5. Hãy kể những việc em đã làm để bảo vệ môi trường:

B. Viết

I. Chính tả

Làng tôi có lũy tre xanh

Có sông Tô Lịch chạy quanh xóm làng

Bên bờ vải nhãn hai hàng,

Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng.

II. Tả về người thân trong gia đình mà em yêu quý

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Toán lớp 2

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 11)

A. Đọc 

HỒ GƯƠM

Nhà tôi ở cách Hồ Gươm không xa. Từ trên gác cao nhìn xuống, hồ như một chiếc gương bầu dục lớn, sáng long lanh.

Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn. Mái đền lấp ló bên gốc đa già, rễ, lá xum xuê. Xa một chút là Tháp Rùa, đường rêu cổ kính, xây trên gò đất cỏ mọc xanh um. Có buổi, người ta thấy có con rùa lớn, đầu to như trái bưởi, nhô lên khỏi mặt nước. Nó như lắng nghe tiếng chuông đồng hồ trên tầng cao nhà bưu điện buông từng tiếng ngân nga trong gió. Tôi thầm nghĩ: Không biết có phải con rùa đã từng ngậm thanh kiếm của vua Lê thắng giặc đó không?

NGÔ QUÂN MIỆN

1. Trong đoạn văn, tác giả so sánh hồ Gươm với:

A. Một chiếc gương tròn sáng long lanh.

B. Một chiếc bầu dục nhỏ lấp lánh.

C. Một chiếc gương bầu dục lớn.

D. Một chiếc gương treo tường lớn.

2. Cầu Thê Húc dẫn vào đâu?

A. Giữa hồ                          

B. Đền Ngọc Sơn                

C. Tháp Rùa

3. Thanh kiếm được nhắc tới trong đoạn văn đã từng được dùng vào mục đích gì?

A. Để trả lại cho Rùa thần.

B. Để trao cho vua Lê.

C. Để trao cho vua Lê, giúp vua Lê đánh thắng giặc ngoại xâm.

4. Viết 2-3 câu kể về cảnh đẹp em thích nhất ở Hà Nội:

B. Viết

I. Chính tả

Ngôi nhà
Tác giả: Tô Hà

Em yêu nhà em
Hàng xoan trước ngõ
Hoa xao xuyến nở
 Như mây từng chùm.

Em yêu tiếng chim
Đầu hồi lảnh lót
Mái vàng thơm phức
 Rạ đầy sân phơi.

II. Kể về một chuyến đi dã ngoại của em

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề thi Tiếng Việt lớp 2 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng truy cập tailieugiaovien.com.vn

Xem thử Đề HK2 TV2 CTST

Xem thêm đề thi Tiếng Việt lớp 2 Chân trời sáng tạo hay khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Đề thi Toán, Tiếng Việt lớp 2 có đáp án được biên soạn bám sát nội dung chương trình sách giáo khoa Toán, Tiếng Việt lớp 2 của các bộ sách mới.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 2 các môn học
Tài liệu giáo viên