10 Đề thi Cuối Học kì 2 Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức năm 2024 có ma trận
Với bộ 10 Đề thi Cuối học kì 2 Tiếng Việt lớp 2 năm 2024 có ma trận, chọn lọc sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong bài thi Học kì 2 Tiếng Việt 2.
10 Đề thi Cuối Học kì 2 Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức năm 2024 có ma trận
Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Ma trận đề thi học kì II môn Tiếng Việt 2 – Kết nối tri thức
STT |
Chủ đề |
Mức 1 Nhận biết |
Mức 2 Thông hiểu |
Mức 3 Vận dụng |
Mức 4 Vận dụng cao |
Tổng |
||||||
1 |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||||
Đọc |
Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi |
Số câu |
|
1 |
|
1 |
|
|
|
|
2 |
|
Số điểm |
|
1 |
|
1 |
|
|
|
|
2 |
|||
Đọc hiểu |
Số câu |
2 |
|
2 |
|
1 |
|
|
|
5 |
||
Số điểm |
1 |
|
1 |
|
1 |
|
|
|
3 |
|||
2 |
Viết |
Nghe viết |
Số câu |
|
|
|
1 |
|
|
|
|
1 |
Số điểm |
|
|
|
2 |
|
|
|
|
2 |
|||
Tập làm văn |
Số câu |
|
|
|
|
|
1 |
|
|
1 |
||
Số điểm |
|
|
|
|
|
3 |
|
|
3 |
|||
Tổng số câu |
9 điểm |
|||||||||||
Tổng số điểm |
10 điểm |
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng việt lớp 2
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
A. Đọc
I. Đọc hiểu
Đánh cá đèn
Chiều hôm ấy, bãi biển tấp nập hẳn lên. Ai cũng muốn xem các đội thuyền ra khơi đánh cá đèn. Lũ trẻ cũng theo ra bãi.
Các thuyền nổ máy ran ran rồi vọt ra khơi, trườn nhanh qua vùng sóng lừng. Nắng chiều tỏa ánh vàng hoe. Màu cầu vồng hiện lên trên bụi nước đầu sóng. Mặt trời lặn. Màn đêm buông xuống. Đèn điện trên các thuyền bật sáng rực rỡ. Vài tiếng đồng hồ sau, thấy ánh đèn, cá kéo về đen đặc. Những con mối, con nục nổi lên, cuốn vào nhau lúc nhúc. Dưới ánh điện, mắt chúng sáng rực cả một vùng như trận mưa tàn lửa… Mỗi thuyền chỉ đánh bốn mẻ lưới mà chở không hết cá, phải đùn vào lưới thả xuống nước kéo về. Thuyền nào cũng no, lặc lè trên sóng.
(Bùi Nguyên Khiết)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
1. Các đội thuyền bắt đầu ra khơi đánh cá đèn vào lúc nào?
a- Lúc nắng chiều tỏa ánh vàng hoe
b- Lúc mặt trời vừa mới bứt đầu lặn
c- Lúc màn đêm vừa buông xuống
2. Dòng nào dưới đây nêu đúng những từ ngữ tả cá biển về rất nhiều khi đèn điện bật sáng trên các thuyền? (Đoạn 2)
a- Kéo về đen đặc; thuyền chở không hết cá
b- Cuốn vào nhau lúc nhúc; lặc lè trên sóng
c- Kéo về đen đặc; cuốn vào nhau lúc nhúc
3. Khi thuyền chở không hết cá, mọi người trên thuyền đã làm gì?
a- Đùn cá vào lưới thả trên biển để nuôi
b- Đùn cá vào lưới thả xuống nước kéo về
c- Đùn cá vào lưới đưa sang thuyền khác
4. Dòng nào gợi tả con thuyền chở nhiều cá?
a- Nổ máy ran ran
b- Trườn qua sóng lừng
c- Lặc lè trên sóng
II. Tiếng việt
1. Viết lại các từ ngữ sau khi đã điền đúng
a) tr hoặc ch
- leo …èo/…….. - ….ống đỡ/………. |
- hát ….èo/……… -…..ống trải/…….. |
b) ong hoặc ông
tr……nom/………. tr……sáng/……..
c) rả hoặc rã
tan……../………. kêu ra………/………..
2. Gạch dưới từ trái nghĩa với từ in đậm trong mỗi câu tục ngữ sau:
(1) Trên kính dưới nhường
(2) Hẹp nhà rộng bụng
(3) Việc nhỏ nghĩa lớn
(4) Áo rách khéo vá hơn lành vụng may
(5) Áo rách khéo vá hơn lành vụng may
3. Đặt câu với mỗi từ chỉ nghề nghiệp:
a) nông dân:………………………………………………
b) công nhân:…………………………………………….
c) bác sĩ:…………………………………………………
B. Viết:
I. Chính tả: Đánh cá đèn (từ Các thuyền nổ máy ran ran rồi vọt ra khơi đến hết)
II. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) kể về công việc của một người mà em biết.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng việt lớp 2
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
A. Đọc – hiểu
Tình thương của Bác
Đêm giao thừa năm ấy, Bác Hồ đến thăm một gia đình lao động nghèo ở Hà Nội. Anh cán bộ đến trước nói với chị Chín:
- Chị ở nhà, có khách đến thăm Tết đấy!
Lát sau, Bác bước vào nhà. Chị Chín sửng sốt nhìn Bác. Mấy cháu nhỏ kêu lên “Bác Hồ, Bác Hồ!”, rồi chạy lại quanh Bác.
Lúc này chị Chín mới chợt tỉnh, vội chạy lại ôm choàng lấy Bác, khóc nức nở.
Chờ cho chị bớt xúc động, Người an ủi:
- Năm mới sắp đến, Bác đến thăm nhà, sao thím lại khóc?
Tuy cố nén nhưng chị Chín vẫn thổn thức, nói:
- Có bao giờ...có bao giờ Chủ tịch nước lại tới thăm nhà chúng con. Được thấy Bác đến nhà, con cảm động quá!
Bác trìu mến nhìn chị Chín và các cháu rồi nói:
- Bác không thăm những người như mẹ con thím thì còn thăm ai?
(Theo Phạm Thị Sửu – Lê Minh Hà)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
1. Lúc Bác mới bước vào nhà, thái độ của chị Chín thế nào?
a- Sửng sốt
b- Chợt tỉnh
c- Xúc động
2. Vì sao khi được gặp Bác, chị Chín lại khóc nức nở?
a- Vì chị thấy nhà mình còn nghèo khổ quá
b- Vì chị quá xúc động khi Bác đến thăm nhà
c- Vì chị thấy Bác Hồ thương mẹ con chị quá
3. Câu “Bác không thăm những người như mẹ con thím thì còn thăm ai?” ý nói gì?
a- Bác luôn quan tâm đến những người phụ nữ nghèo
b- Bác luôn quan tâm đến các cháu thiếu nhi nghèo
c- Bác luôn quan tâm đến những gia đình lao động nghèo
4. Bộ phận in đậm trong câu “Chị Chín khóc nức nở vì xúc động” trả lời cho câu hỏi nào?
a- Như thế nào?
b- Vì sao?
c- Để làm gì?
B. Viết:
I. Chính tả
Cháu thăm nhà Bác
Cháu vào thăm nhà Bác
Trời vui nên nắng tràn
Vườn vui hoa nở khắp
Ngan ngát mùi phong lan.
Ngôi nhà sàn xinh xinh
Dưới bóng cây vú sữa
Không gian đầy tiếng chim
Mặt hồ xôn xao gió.
Gió động cửa nhà sàn
Ngỡ Bác ra đón cháu…
(Vân Long)
II. Viết đoạn văn tả một đồ dùng trong gia đình
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng việt lớp 2
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
A. Đọc
I. Đọc hiểu
Cây chuối mẹ
Mới ngày nào nó chỉ là cây chuối non mang tàu lá nhỏ xanh lơ, dài như lưỡi mác đâm thẳng lên trời. Hôm nay, nó đã là cây chuối to, đĩnh đạc, thân bằng cột nhà. Các tàu lá ngả ra mọi phía như những cái quạt lớn, quạt mát cả góc vườn xanh thẫm. Cổ nó mập tròn, rụt lại. Vài chiếc lá ngắn cũn cỡn, lấp ló hiện ra báo cho mọi người biết: hoa chuối ngoi lên ngọn rồi đấy.
Cái hoa thập thò, hoe hoe đỏ như một mầm lửa non. Hoa ngày càng to thêm, nặng thêm, khiến cây chuối nghiêng về một phía. Khi cây mẹ bận đơm hoa kết quả thì các cây non cứ lớn nhanh hơn hớn.
Để làm buồng, cây mẹ phải đưa hoa chúc xuôi sang một phía. Lẽ nào nó để cái hoa to, buồng quả lớn đè giập đứa con đứng bên cạnh? Không, cây chuối mẹ khẽ khàng ngả hoa sang cái khoảng trống không có đứa con nào.
(Theo Phạm Đình Ân)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
1. Chi tiết nào cho thấy hoa chuối đã ngoi lên ngọn? (Đoạn 1)
a- Tàu lá dài như lưỡi mác đâm thẳng lên trời
b- Vài chiếc lá ngắn cũn cỡn lấp ló hiện ra
c- Các tàu lá ngả ra mọi phía như những cái quạt lớn
2. Vì sao cây chuối nghiêng về một phía?
a- Vì cây mẹ ngày càng yếu đuối
b- Vì cây con lớn nhanh dưới gốc
c- Vì hoa chuối ngày càng to và nặng
3. Cây chuối mẹ ngả hoa sang khoảng đất trống để làm gì?
a- Để cái hoa to, buồng quả lớn phát triển được dễ dàng
b- Để buồng quả không đè giập đứa con đứng bên cạnh
c- Để buồng quả không đè giập những chiếc lá xanh lơ
4. Qua hình ảnh cây chuối mẹ, tác giả muốn ca ngợi điều gì?
a- Tình mẫu tử sâu nặng
b- Tình gia đình sâu nặng
c- Tình yêu thương đồng loại
II. Tiếng việt
1. Viết lại các từ ngữ sau khi đã điền đúng
a) l hoặc n
- hoa ….ở/………. - khoai ….ang/…….. |
- núi…..ở/…… - nở……ang/……… |
b) ên hoặc ênh
- b…..vực/……….. - mũi t…../……… |
- b….. cạnh/…….. - nhẹ t……./……. |
c) uơ hoặc ua
- thu……cuộc/……. - h……. vòi/……… |
- th…….nhỏ/………. - l…….vàng/………. |
2. a) Gạch dưới các từ ngữ trả lời cho câu hỏi để làm gì? trong mỗi câu sau:
(1) Ông em trồng cây na để con cháu có quả ăn
(2) Em trồng cây cúc vạn thọ để lấy hoa ướp trà
(b) Viết tiếp vào chỗ trống từ ngữ thích hợp trả lời cho câu hỏi để làm gì?
(1) Chúng em trồng nhiều cây xanh……………………………………
…………………………………………………………………………
(2) Toàn trường em trồng nhiều hoa……………………………………
…………………………………………………………………………..
B. Viết:
I. Chính tả
Quả sầu riêng
Sầu riêng có họ hàng xa với mít nhưng quả bé hơn. Gai quả sầu riêng vừa to vừa dài, cứng và sắc. Vỏ dày như vỏ quả mít nhung cứng và rất dai.
Khi quả chín muồi, vỏ sầu riêng tự tách ra thành bốn hoặc năm mảnh theo chiều dọc, để lộ những múi sầu riêng béo ngậy, nằm gối lên nhau trong các khe hở. Cơm (còn gọi là cùi) sầu riêng màu ngà hoặc màu mỡ gà bọc quanh hạt. Cơm càng dày thì càng ngọt, béo và thơm.
(Theo Phạm Hữu Tùng)
II. Giới thiệu về cô giáo đã dạy em năm học lớp 1
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng việt lớp 2
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
A. Đọc
I. Đọc hiểu
Buổi sớm mùa hè trong thung lũng
Rừng núi còn chìm đắm trong màn đêm. Trong bầu không khí đầy hơi ẩm và lành lạnh, mọi người đang ngon giấc trong những chiếc chăn đơn. Bỗng một con gà trống vỗ cánh phành phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu bản. Tiếp đó, rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran.Mấy con gà rừng trên núi cũng thức dậy gáy te te.
Trên mấy cây cao cạnh nhà, ve đua nhau kêu ra rả. Ngoài suối, tiếng chim cuốc vọng vào đều đều..Bản làng đã thức giấc. Đó đây, ánh lửa hồng bập bùng trên các bếp. Ngoài bờ ruộng đã có bước chân người đi, tiếng nói chuyện rì rầm, tiếng gọi nhau í ới.
(Hoàng Hữu Bội)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
1. Dòng nào dưới đây nêu đúng tên các con vật được tả trong bài?
a- Gà trống, gà rừng, ve, chim cuốc
b- Gà trống, gà mái, ve, chim cuốc
c- Gà trống, gà mái, gà rừng, chim cuốc
2. Tiếng gà gáy sớm mùa hè vùng cao được tả qua những từ nào? (Đoạn)
a- Phành phạch, râm ran, te te
b- Lanh lảnh, râm ran, te te
c- Lanh lảnh, phành phạch, te te
3. Sau tiếng gà gáy, những âm thanh nào cho thấy bản làng đã thức giấc?
a- Tiếng gọi nhau í ới, tiếng chim cuốc đều đều
b- Tiếng gà gáy râm ran, tiếng nói chuyện rì rầm
c- Tiếng nói chuyện rì rầm, tiếng gọi nhau í ới
4.Cảnh sáng sớm ở vùng cao được tác giả chú trọng miêu tả điều gì?
a- Những hình ảnh nổi bật
b- Những âm thanh nổi bật
c- Những sự việc diễn ra
II. Tiếng việt
1. Viết lại các câu dưới đây sau khi điền vào chỗ trống:
a) s hoặc x
(1) Phía…a…a, đàn chim…..ẻ thi nhau …à…uống cánh đồng mới gặt
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
(2) Các cháu….ay…ưa nghe bà kể chuyện ngày….ửa ngày…ưa
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
b) in hoặc iên
Hàng ngh…con k…. lũ lượt tha mồi về tổ đông ngh….nghịt.
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
c) im hoặc iêm
Trái t…bé dạt dào n….vui khi bầy ch….về làm tổ trong vườn
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
2. Tìm các từ ngữ có tiếng thợ chỉ nghề nghiệp rồi viết vào chỗ trống
M: thợ nề
(1)………. (4)………. |
(2)……….. (5)……….. |
(3)………. (6)………. |
3. Đặt câu với mỗi từ nói về truyền thống của dân tộc Việt Nam
a) cần cù:…………………………………………………
b) dũng cảm:………………………………………………
c) đoàn kết:………………………………………………...
B. Viết:
I. Chính tả
Bóc lịch - Bế Kiến Quốc
Em cầm tờ lịch cũ
Ngày hôm qua đâu rồi
Ra ngoài sân hỏi bố
Xoa đầu em bố cười
Ngày hôm qua ở lại
Trong hạt lúa mẹ trồng
Cánh đồng chờ gặt hái
Chín vàng màu ước mong
Ngày hôm qua ở lại
Trên cành hoa trong vườn
Nụ hồng lớn thêm mãi
Đợi đến ngày tỏa hương
Ngày hôm qua ở lại
Trong vở hồng của con
Con học hành chăm chỉ
Là ngày qua vẫn còn .
II. Viết đoạn văn giới thiệu một đồ vật được làm từ tre hoặc gỗ
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng việt lớp 2
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 5)
A. Đọc
I. Đọc hiểu
Nhà bác học và bà con nông dân
Hôm ấy, tiến sĩ nông học Lương Định Của cùng cán bộ xuống xem xét tình hình nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên.
Thấy bà con nông dân đang cấy lúa trên những thửa ruộng ven đường, bác Của bảo dừng xe, lội xuống ruộng trò chuyện với mọi người. Bác khuyên bà con nên cấy ngửa tay để rễ mạ ăn nông, cây lúa dễ phát triển. Lúc cấy cần chăng dây cho thẳng hàng để sau này dễ dùng cào cải tiến làm cỏ sục bùn….
Rồi bác cười vui và nói với mọi người:
- Nào, ai cấy nhanh nhất xin mời cấy thi với tôi xem kĩ thuật cũ và kĩ thuật mới đằng nào thắng, nghe!
Thế là cuộc thi bắt đầu. Chỉ ít phút sau, bác đã bỏ xa cô gái cấy giỏi nhất vài mét. Lúa bác cấy vừa đều vừa thẳng hàng. Thấy vậy, ai nấy đều trầm trồ, thán phục nhà bác học nói và làm đều giỏi.
(Theo Nguyễn Hoài Giang)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
1. Bác Của khuyên bà con nông dân nên cấy lúa thế nào?
a- Cấy ngửa tay để rễ mạ ăn nông, lúa dễ phát triển
b- Cấy ngửa tay để rễ mạ ăn sâu, lúa dễ phát triển
c- Cấy úp tay để rễ mạ ăn nông, lúa mau phát triển
2. Bác Của khuyên bà con khi cấy cần chăng dây để làm gì?
a- Để cấy cho thẳng hàng, sau này dễ lội ruộng đi lại làm cỏ sục bùn
b-Để cấy cho thẳng hàng, sau này dễ dùng cào cải tiến làm cỏ sục bùn
c- Để cấy cho thẳng hàng, sau này dễ dùng máy gặt lúa ngay tại ruộng
3. Kết quả thi cấy giữa bác Của và cô gái cấy giỏi nhất ra sao?
a- Bác Của cấy đều, nhanh, bỏ xa cô gái hơn chục mét
b- Bác Của cấy đều, thẳng hàng, bỏ xa cô gái vài mét
c- Bác Của cấy nhanh, thẳng hàng, vượt lên trước cô gái.
4. Bà con nông dân trầm trồ, thán phục bác Của về điều gì?
a- Nhà bác học nói về cấy lúa rất giỏi
b- Nhà bác học cấy lúa nhanh và giỏi
c- Nhà bác học nói và làm đều giỏi
II. Tiếng việt
1. Viết lại các từ ngữ sau khi đã điền đúng:
a) l hoặc n
- nỗi …iềm/…….. -…..ương rẫy/……… |
- cái……iềm/………. -……..ương thực/…….. |
b) v hoặc d
-….ỗ tay/………. - sách……ở/…….. |
-….ỗ dành/…… -…..ở dang/…… |
c) it hoặc ich
- t……tắc/…….. - vở k……./………. |
- xa t……./……. - đen k…../……. |
2. Xếp các từ sau thành từng cặp có nghĩa trái ngược nhau (từ trái nghĩa):
nhỏ, tối, chìm, cuối cùng, ít, to, sáng, đầu tiên, nổi, nhiều.
M: to/ nhỏ
-………./……….. |
-………../………. |
-………./………. |
-………../………. |
3. Đặt dấu chấm hoặc dấu phẩy vào chỗ chấm rồi chép lại đoạn sau:
Xóm làng tưng bừng mở hội mừng xuân….Nhiều hình thức hội hè vui chơi diễn ra sôi nổi, như: đấu võ dân tộc…đua thuyền…đấu cờ tướng…thi hát xướng… ngâm thơ.
B. Viết:
I. Chính tả
Cái trống trường em
Thanh Hào
Cái trống trường em
Mùa hè cũng nghỉ
Suốt ba tháng liền
Trống nằm ngẫm nghĩ
Buồn không hả trống
Trong những ngày hè
Bọn mình đi vắng
Chỉ còn tiếng ve
Cái trống lặng yên
Nghiêng đầu trên giá
Chắc thấy chúng em
Nó mừng vui quá!
Kìa trống đang gọi
Tùng! Tùng! Tùng! Tùng!
Vào năm học mới
Giọng vang tưng bừng
II. Viết đoạn văn kể về một buổi đi chơi.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng việt lớp 2
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 6)
A. Đọc
I. Đọc hiểu
Về thăm nhà Bác
Về thăm nhà Bác, làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng
Có con bướm trắng lượn vòng
Có chùm ổi chín vàng ong sắc trời.
Ngôi nhà thuở Bác thiếu thời
Nghiêng nghiêng mái lợp bao đời nắng mưa
Chiếc giường tre quá đơn sơ
Võng gai ru mát những trưa nắng hè.
Làng Sen như mọi làng quê
Ngôi nhà lẫn với hàng tre bóng tròn
Kìa hàng hoa đỏ màu son
Kìa con bướm trắng chập chờn như mưa.
(Nguyễn Đức Mậu)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
1. Bài thơ tả cảnh gì?
a- Tả đường về thăm nhà Bác ở làng Sen
b- Tả khu vườn gần nhà Bác ở làng Sen
c- Tả cảnh vật của nhà Bác ở làng Sen
2. Tác giả dùng từ ngữ chỉ màu sắc để tả những sự vật nào ở nhà Bác?
a- Hoa râm bụt, con bướm, hàng tre
b- Hoa râm bụt, con bướm, chùm ổi
c- Hoa râm bụt, chùm ổi, hàng tre
3. Ngôi nhà và đồ đạc trong nhà Bác có những điểm gì nổi bật?
a- Đơn sơ, mộc mạc, rất cổ kính
b- Đơn sơ, mộc mạc, ấm tình người
c- Đơn sơ, giản dị, luôn mát mẻ
4. Dòng nào dưới đây nêu đúng ý nghĩa của bài thơ?
a- Phong cảnh làng Sen quê Bác đẹp đẽ, thơ mộng
b- Khu vườn nhà Bác ở làng Sen có nhiều cảnh đẹp
c- Nhà Bác thuở thiếu thời thật đơn sơ, giản dị
II. Tiếng việt
a) Ghép các từ ngữ và viết lại cho đúng chính tả:
trọn lựa/………….. chọn |
trọn vẹn/……… chọn |
trú ẩn/…………… chú |
trú trọng/……… chú |
b) Ghép tiếng ở cột A với tiếng thích hợp ở cột B rồi viết vào chỗ trống
A |
|
B |
chênh |
|
bệch |
tầng |
|
vết |
dấu |
|
lệch |
trắng |
|
trệt |
B. Viết:
I. Chính tả
Bướm và hoa hồng
Bướm em hỏi chị
- Chi ơi vì sao
Hoa hồng lại khóc ?
- Không phải đâu em
Đó là hạt ngọc
Người gọi là sương
Sao đêm gửi xuống
Tặng cô hoa hồng
II. Viết đoạn văn tả một đồ dùng trong gia đình.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng việt lớp 2
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 7)
A. Đọc
I. Đọc hiểu
Hai lần được gặp Bác
Lần đầu ra miền Bắc, Thu được gặp Bác Hồ. Bác hỏi:
- Cháu đã biết chữ chưa?
Thu xúc động trả lời:
- Thưa Bác, cháu chưa biết chữ. Nhà cháu nghèo, cha cháu mất sớm nên cháu không được đi học.
Bác nhìn Thu, hai dòng nước mắt rưng rưng.
Lần thứ hai ra miền Bắc, Thu lại được gặp Bác. Bác hỏi:
- Đồng bào miền Nam chiến đấu như thế nào?
Thu đứng lên thưa với Bác:
- Thưa Bác, đồng bào miền Nam đấu tranh rất anh hùng, không sợ gian khổ, không sợ hi sinh. Đồng bào chỉ lo sau này nước nhà thống nhất. Bác vào thăm, không được nhìn thấy Bác.
Thu ngước nhìn lên, Bác Hồ lại rưng rưng nước mắt.
(Theo Hồ Thị Thu)
Hồ Thị Thu: một thiếu niên miền Nam đạt nhiều thành tích trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước, được hai lần ra thăm miền Bắc và gặp Bác Hồ kính yêu.
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
1. Lần đầu nghe Thu nói, Bác Hồ xúc động vì điều gì?
a- Vì Thu chưa biết chữ
b- Vì nhà Thu nghèo, cha mất sớm
c- Vì cả hai lí do trên
2. Thu thưa với Bác nỗi lo của đồng bào miền Nam là gì?
a- Không được nhìn thấy Bác vào thăm miền Nam
b- Không được nhìn thấy nước nhà trong ngày vui thống nhất
c- Không được nhìn thấy Bác Hồ trong ngày vui thống nhất
3. Theo em, lần thứ hai nghe Thu nói, vì sao Bác Hồ lại rưng rưng nước mắt?
a- Vì nghĩ đến gia đình của Thu
b- Vì nghĩ đến đồng bào miền Nam
c- Vì nghĩ đến nhân dân Việt Nam
4. Câu nào dưới đây của nhà thơ Tố Hữu nói đúng tình cảm của Bác Hồ được thể hiện trong câu chuyện?
a- Có phải mỗi lần ta gặp Bác/Bác vui như trẻ lại cùng ta?
b- Bác mong con cháu mau khôn lớn/Nối gót ông cha, bước kịp mình.
c- Bác ơi, tim Bác mênh mông thế/Ôm cả non sông, mọi kiếp người.
II. Tiếng việt
1. Gạch dưới các chữ viết sai chính tả (r/d/gi hoặc thanh hỏi/thanh ngã) rồi chép lại từng câu cho đúng
a) Dế Mèn tạm xa da đình để dong duổi trên đường, đi chu ru khắp thiên hạ.
b) Các bạn học sinh vẻ tranh, mổi người một vẽ, hay đáo đễ.
2. Chọn từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống:
Bác Hồ sống rất………….nhưng rất có…………… Sáng nào cũng vậy, cứ khoảng bốn rưỡi, năm giờ, khi sương mù còn bồng bềnh trên các ngọn cây, khe núi, Người đã dậy,…………………….chăn màn, rồi chạy xuống bờ suối……….. và tắm rửa. Sáng sớm, Bác thường tập………………….Bác chọn những quả núi quanh vùng cao nhất để………………..với đôi bàn chân không. Sau giờ tập, Bác tắm nước lạnh để luyện ………………với giá rét.
(Từ ngữ cần điền: chịu đựng, nền nếp, tập thể dục, giản dị, dọn dẹp, leo lên, leo núi)
3. Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào chỗ chấm rồi chép lại đoạn văn của Diệp Minh Châu:
Lúc ở chiến khu…Bác Hồ nuôi một con chó…..một con mèo và một con khỉ..Thông thường thì cả ba loài đó vốn chẳng ưa nhau….Không biết Bác dạy thế nào mà chúng lại quấn quýt nhau….không hề trêu chọc hay cắn nhau bao giờ.
B. Viết:
I. Chính tả
Thỏ con
Em nuôi một đôi thỏ,
Bộ lông trắng như bông,
Mắt tựa viên kẹo hồng
Đôi tai dài thẳng đứng
Nói sao hết sung sướng
Sớm học chiều hái rau
Thỏ lớn mau trông thấy
Thu qua rồi thu tới
Tính mới trọn một năm
Thỏ đẻ bốn năm lần
Em bán năm bảy bận
Tiền thỏ mua bút mực
Tiền thỏ may áo quần
II. Viết đoạn văn kể về công việc của một người
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng việt lớp 2
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 8)
A. Đọc hiểu
Mây trắng và mây đen
Trên bầu trời cao rộng, mây đen và mây trắng đơng rong ruổi theo gió. Mây trắng xốp, nhẹ, bồng bềnh như một chiếc gối bông xinh xắn. Mây đen vóc dóng nặng nề, đang sà xuống thấp.
Thấy mây đen bay thấp, mây trắng rủ:
- Chúng mình bay lên cao đi! Bay cao thú vị lắm!
- Anh bay lên đi! - Mây đen nói - Tôi còn phải mưa xuống, ruộng đồng đang khô cạn vì hạn hán, muôn loài đang mong chờ tôi.
Mây trắng ngạc nhiên hỏi:
- Làm mưa ư? Anh không sợ tan biến hết hình hài à?
Nói rồi mây trắng bay vút lên. Nó bị gió cuốn tan biến vào không trung.
Mây đen sà xuống thấp rồi hóa thành mưa rơi xuống ruộng đồng, cây cỏ,... Con người và vạn vật reo hò đón mưa. Mưa tạnh, nắng lên rực rỡ. Nước ở ruộng đồng bốc hơi, bay lên, rồi lại kết lại thành những đám mây đen. Những đóm mây đen hoá thành mưa rơi xuống... Cứ như thế, mây đen tồn tại mãi mãi.
Trả lời câu hỏi và thực hiện yêu cầu:
a. Trong câu chuyện, những sự vật nào được coi như con người:
A. mây đen và mây trắng
B. nắng và gió
C. bầu trời và ruộng đồng
b. Mây trắng rủ mây đen đi đâu
A. rong ruổi theo gió
B. bay lên cao
C. sà xuống thấp
c. Vì sao mây đen không theo mây trắng?
A. vì mây đen thích ngắm cảnh ruộng đồng cây cỏ
B. vì hạn hán, mây đen muốn làm mưa giúp người
C. vì mây đen sợ gió thổi làm tan biến mất hình hài
d. Câu nào cho thấy mây đen đem lại niềm vui cho con người và vạn vật?
e. Tìm các từ chỉ đặc điểm trong câu dưới đây:
Đám mây xốp, nhẹ trông như một chiếc gối bông xinh xắn.
B. Viết
1. Chính tả: Nghe – viết
Từ chú bồ câu đến in-tơ-nét
Con người có nhiều cách để trao đổi với nhau. Từ xa xưa, người ta đã biết huấn luyện bồ câu đưa thư. Những bức thư được buộc vào chân bồ câu. Bồ câu nhớ đường rất tốt. Nó có thể bay qua một chặng đường dài hàng nghìn cây số để mang thư đến đúng nơi nhận.
2. Viết đoạn văn tả một đồ dùng trong gia đình
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng việt lớp 2
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 9)
A. Đọc hiểu
THƯ GỬI BỐ NGOÀI ĐẢO
(Trích)
Bây giờ sắp tết rồi
Con viết thư gửi bố (…)
Tết con muốn gửi bố
Cái bánh chưng cho vui
Nhưng bánh thì to quá
Mà hòm thư nhỏ thôi
Gửi hoa lại sợ héo
Đường ra đảo xa xôi
Con viết thư gửi vậy
Hẳn bố bằng lòng thôi.
Ngoài ấy chắc nhiều gió
Đảo không có gì che
Ngoài ấy chắc nhiều sóng
Bố lúc nào cũng nghe.
Bố bảo: hàng rào biển
Là bố đấy, bố ơi
Cùng các chú bạn bố
Giữ đảo và giữ trời.
(Xuân Quỳnh)
1. Bạn nhỏ viết thư cho bố vào dịp nào?
2. Bố bạn nhỏ đang làm công việc gì ở đảo?
3. Bạn nhỏ đã gửi gì cho bố?
a. bánh chưng
b. hoa
c. thư
B. Viết
1. Chính tả: Nghe – viết: Thư gửi bố ngoài đảo (trích)
2. Viết đoạn văn kể về một buổi đi chơi
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng việt lớp 2
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 10)
A. Đọc hiểu
Cánh cam lạc mẹ
Cánh cam đi lạc mẹ
Gió xô vào vườn hoang
Giữa bao nhiêu gai góc
Lũ ve sầu kêu ran.
Chiều nhạt nắng trắng sương
Trời rộng xanh như bể
Tiếng cánh cam gọi mẹ
Khản đặc trên lối mòn
Bọ dừa dừng nấu cơm
Cào cào ngừng giã gạo
Xén tóc thôi cắt áo
Đều báo nhau đi tìm
Khu vườn hoang lặng im
Bỗng râm ran khắp lối
Có điều ai cũng nói
Cánh cam về nhà tôi.
NGÂN VỊNH
a. Chuyện gì xảy ra với cánh cam?
b. Những ai đã quan tâm, giúp đỡ cánh cam?
c. Họ đã làm gì và nói gì để an ủi cánh cam?
B. Viết
1. Chính tả: Nghe – viết Cánh cam lạc mẹ
2. Viết đoạn văn giới thiệu một đồ dùng học tập
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề thi Tiếng Việt lớp 2 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng truy cập tailieugiaovien.com.vn
Xem thêm đề thi Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức hay khác:
Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức có đáp án (5 đề)
Bộ 7 Đề thi Tiếng Việt lớp 2 Học kì 1 Kết nối tri thức năm 2024 tải nhiều nhất
Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức năm 2024 có ma trận (10 đề)
Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức có đáp án (5 đề)
Bộ 7 Đề thi Tiếng Việt lớp 2 Giữa kì 2 Kết nối tri thức năm 2024 tải nhiều nhất
Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức năm 2024 có ma trận (10 đề)
Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức có đáp án (10 đề)
Bộ 7 Đề thi Tiếng Việt lớp 2 Học kì 2 Kết nối tri thức năm 2024 tải nhiều nhất
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Đề thi Toán, Tiếng Việt lớp 2 có đáp án được biên soạn bám sát nội dung chương trình sách giáo khoa Toán, Tiếng Việt lớp 2 của các bộ sách mới.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 2
- Giáo án Tiếng Việt lớp 2
- Giáo án Toán lớp 2
- Giáo án Tiếng Anh lớp 2
- Giáo án Đạo đức lớp 2
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 2
- Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 2
- Giáo án Âm nhạc lớp 2
- Giáo án Mĩ thuật lớp 2
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi Tiếng Việt lớp 2 (cả ba sách)
- Đề thi Toán lớp 2 (cả ba sách)
- Đề thi Tiếng Anh lớp 2 (cả ba sách)
- Toán Kangaroo cấp độ 1 (Lớp 1, 2)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 (cả ba sách)
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 2 (cả ba sách)
- Bài tập Tiếng Việt lớp 2 (hàng ngày)
- Bài tập Toán lớp 2 (hàng ngày)
- Bài tập Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức
- Bài tập Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều
- Bài tập Toán lớp 2 Kết nối tri thức
- Bài tập Toán lớp 2 Cánh diều
- Đề cương ôn tập Toán lớp 2
- Ôn hè Toán lớp 2 lên lớp 3
- Ôn hè Tiếng Việt lớp 2 lên lớp 3