10 Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức năm 2024 (có đáp án)
Với bộ 10 Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 2 năm 2024 có đáp án, chọn lọc sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong bài thi Học kì 1 Tiếng Việt 2.
10 Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức năm 2024 (có đáp án)
Chỉ từ 150k mua trọn bộ đề thi Cuối học kì 1 Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
A. ĐỌC
I. Đọc bài văn và trả lời các câu hỏi sau:
Cây xấu hổ
Bỗng dưng, gió ào ào nổi lên. Có tiếng động gì lạ lắm. Những chiếc lá khô lạt xạt lướt trên cỏ. Cây xấu hổ co rúm mình lại.
Nó bỗng thấy xung quanh xôn xao. Nó hé mắt nhìn: Không có gì lạ cả. Bấy giờ, nó mới mở bừng những con mắt lá. Qủa nhiên, không có gì lạ thật.
Nhưng những cây cỏ xung quanh vẫn cứ xôn xao. Thì ra, vừa có một con chim xanh biếc, toàn thân lóng lánh như tự tỏa sáng không biết từ đâu bay tới. Chim đậu một thoáng trên cành thanh mai rồi lại bay đi. Các cây cỏ xuýt xoa: biết bao nhiêu con chim đã bay qua đây, chưa có con nào đẹp đến thế.
Càng nghe bạn bè trầm trồ, cây xấu hổ càng tiếc. Không biết bao giờ con chim xanh đó quay trở lại?
Theo Trần Hoài Dương
Câu 1: Nghe tiếng động lạ, cây xấu hổ đã làm gì?
A. Cây xấu hổ co rúm mình lại.
B. Cây xấu hổ vẫy cành lá.
C. Cây xấu hổ hé mắt nhìn.
D. Cây xấu hổ xôn xao.
Câu 2: Cây cỏ xung quanh xôn xao về chuyện gì?
A. Có con chim lạ bay đến.
B. Một con chim xanh biếc, toàn thân lóng lánh không biết từ đâu bay tới rồi lại vội bay đi ngay.
C. Có con chim chích chòe bay đến.
Câu 3: Cây xấu hổ nuối tiếc điều gì?
A. Vì chưa được bắt con chim.
B. Vì cây xấu hổ nhút nhát.
C. Vì chưa được nhìn thấy con chim xanh.
Câu 4: Tiếng lá khô lướt trên cỏ như thế nào?
A. Róc rách.
B. Lạt xạt.
C. Xôn xao.
Câu 5: Toàn thân con chim thế nào?
A. Lóng lánh.
B. Lập lòe.
C. Líu lo.
Câu 6: Trong câu: “Cây xấu hổ co rúm mình lại.” Từ chỉ hoạt động là:
A. Cây xấu hổ.
B. Co rúm.
C. Co rúm mình lại.
Câu 7: Câu văn nào cho biết cây xấu hổ rất mong con chim xanh quay trở lại?
........................................................................................................................................
B. VIẾT
Câu 1: Nghe – viết:
Em học vẽ
Hôm nay trong lớp học
Với giấy trắng, bút màu
Nắn nót em ngồi vẽ
Lung linh bầu trời sao.
Vẽ ông trăng trên sao
Rải ánh vàng đầy ngõ
Vẽ cánh diều no gió
Vi vu giữa trời xanh.
Câu 2:
a, Điền vào chỗ chấm c, k hay q:
….úc áo; |
…eo kiệt; |
tô …..anh; |
con ….ênh |
b, Điền vào chỗ chấm ang hay an:
s…. trọng |
lan c........ |
cái th....... |
th... tổ ong |
Câu 3:
a.
Tìm 2 từ chỉ sự vật:..........................................................................................
Tìm 2 từ chỉ hoạt động:...................................................................................
Tìm 2 từ chỉ đặc điểm:....................................................................................
b, Đặt một câu với từ ngữ vừa tìm được ở phần a.
....................................................................................................................................
Câu 4: Viết 3 - 4 câu về một đồ dùng học tập mà em yêu thích.
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
ĐÁP ÁN GỢI Ý
A. ĐỌC
Câu 1: A
Câu 2: B
Câu 3: C
Câu 4: B
Câu 5: A
Câu 6: B
Câu 7:
Càng nghe bạn bè trầm trồ, cây xấu hổ càng tiếc. Không biết bao giờ con chim xanh đó quay trở lại?
B. VIẾT
Câu 1:
a, Điền vào chỗ chấm c, k hay q:
Cúc áo |
Keo kiệt |
tô canh |
con kênh |
b, Điền vào chỗ chấm ang hay an:
sang trọng |
lan can |
cái thang |
than tổ ong |
Câu 2:
a.
- Tìm 2 từ chỉ sự vật: ô tô, máy bay
- Tìm 2 từ chỉ hoạt động: ăn, uống
- Tìm 2 từ chỉ đặc điểm: vui vẻ, ngoan ngoãn
b, Đặt một câu với từ ngữ vừa tìm được ở phần a.
- Mẹ mới mua ô tô
- Em đang ăn cơm
- Bạn Hằng tính cách rất vui vẻ.
Câu 3: Viết 3 - 4 câu về một đồ dùng học tập mà em yêu thích.
Mẫu 1:
Hôm qua, bạn Mai đã cho em một cục tẩy. Nó có hình chữ nhật và màu hồng. Bên ngoài, cục tẩy được bọc bởi một lớp giấy. Tẩy có mùi dâu rất thơm. Em rất thích món quà này. Nó sẽ giúp ích cho em trong học tập.
Mẫu 2:
Em vừa mua một chiếc thước kẻ mới. Nó được làm bằng gỗ và màu vàng. Chiều dài là 20cm, chiều ngang là 5cm. Mặt thước có in các vạch kẻ. Nó đã giúp em rất nhiều trong việc học tập. Em rất thích chiếc thước kẻ này.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
I. Đọc hiểu .
Cô giáo lớp em
Sáng nào em đến lớp
Cũng thấy cô đến rồi
Đáp lời “Chào cô ạ!”
Cô mỉm cười thật tươi
Cô dạy em tập viết
Gió đưa thoảng hương nhài
Nắng ghé vào cửa lớp
Xem chúng em học bài
Những lời cô giáo giảng
Ấm trang vở thơm tho
Yêu thương em ngắm mãi
Những điểm mười cô cho.
Tác giả: Nguyễn Xuân Sanh
Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
1. Hàng ngày bạn nhỏ đến lớp thì ai đã luôn đến trước rồi ?
A. Lớp trưởng B. Cô giáo C. Bạn cùng bàn
2. Khi bạn nhỏ chào cô giáo thì cô đã ứng xử lại thế nào ?
A. Cô mỉm cười thật tươi.
B. Cô tức giận
C. Cô tặng kẹo cho bạn nhỏ.
3. Ở khổ thơ thứ 2, cô giáo đã dạy bạn nhỏ làm gì?
A. Tập đọc. . B. Múa hát C. Tập viết
4. Em có yêu quý cô giáo của mình không ? vì sao ?
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
II. Luyện tập:
Bài 1. Điền vào chỗ chấm:
a. s hoặc x
……ấm sét nhận ……ét ….uất cơm ….ách túi
b) ng hay ngh
con …an. Suy ….. ĩ lắng ……e
c) uôt hay uôc
hiệu th… …lạnh b… .. l….. rau
Bài 2. Xếp các từ sau vào ô thích hợp trong bảng:
Công nhân, học sinh, viết bảng, nấu cơm, chủ tịch xã, bay , nhảy, ca hát , trông em, vận động viên, ông nội, quét nhà, dọn dẹp.
Người |
Hoạt động |
………………………………. |
……………………………….. |
………………………………. |
……………………………….. |
………………………………. |
……………………………….. |
Bài 3. Viết câu kiểu Ai thế nào để nói về:
a. Cái cặp sách:
…………………………………………………………………………………..
b. Cái bàn chải đánh răng:
…………………………………………………………………………………..
c. Cái cốc nước:
…………………………………………………………………………………..
Bài 4. Hãy viết những từ chỉ nghề nghiệp mà em biết :
…………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………..
Bài 5. Viết vào chỗ chấm bộ phận trả lời câu hỏi ở đâu trong câu sau:
-……………., các bạn học sinh đang chăm chú nghe giảng.
-………………….., những bông hồng đang tỏa ngát hương thơm.
- Có tiếng các bạn đang nô đùa ……………………….
ĐÁP ÁN
I. Đọc hiểu:
1. B
2. A
3. C
4. Em có yêu quý cô giáo của mình không ? vì sao ?
- Em rất yêu quý cô giáo của mình. Vì cô là người dạy em kiến thức và cũng là người dìu dắt em nên người
II. Luyện tập:
Bài 1. Điền vào chỗ chấm:
a. s hoặc x
sấm sét nhận xét xuất cơm xách túi
b) ng hay ngh
con ngan. Suy nghĩ lắng nghe
c) uôt hay uôc
hiệu thuốc lạnh buốt luộc. rau
Bài 2. Xếp các từ sau vào ô thích hợp trong bảng:
Công nhân, học sinh, viết bảng, nấu cơm, chủ tịch xã, bay , nhảy, ca hát , trông em, vận động viên, ông nội, quét nhà, dọn dẹp.
Người |
Hoạt động |
Công nhân, học sinh, chủ tịch xã, vận động viên, ông nội |
Viết bảng, nấu cơm, bay , nhảy, ca hát , trông em, quét nhà, dọn dẹp. |
Bài 3. Viết câu kiểu Ai thế nào để nói về:
a. Cái cặp sách:
→ Cặp sách có màu xanh rất đẹp
b. Cái bàn chải đánh răng:
→ Bàn chải giúp em đánh răng sạch sẽ
c. Cái cốc nước:
→ Cốc nước có màu trắng rất đẹp
Bài 4. Hãy viết những từ chỉ nghề nghiệp mà em biết :
Giáo viên, công an, bộ đội, kế toán, công nhân.
Bài 5. Viết vào chỗ chấm bộ phận trả lời câu hỏi ở đâu trong câu sau:
- Ở trường, các bạn học sinh đang chăm chú nghe giảng.
- Trong vườn, những bông hồng đang tỏa ngát hương thơm.
- Có tiếng các bạn đang nô đùa trên sân trường
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
I. Đọc thầm văn bản sau:
CHỮ A VÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN
Tôi là chữ A. Từ lâu, tôi đã nổi tiếng. Hễ nhắc đến tên tôi, ai cũng biết. Khi vui sướng quá, người ta thường reo lên tên tôi. Khi ngạc nhiên, sửng sốt, người ta cũng gọi tên tôi.
Tôi đứng đầu bảng chữ cái tiếng Việt. Trong bảng chữ cái của nhiều nước, tôi cũng được người ta trân trọng xếp ở đầu hàng. Hằng năm, cứ đến ngày khai trường, rất nhiều trẻ em làm quen với tôi trước tiên.
Tôi luôn mơ ước chỉ mình tôi làm ra một cuốn sách. Nhưng rồi, tôi nhận ra rằng, nếu chỉ một mình, tôi chẳng thể nói được với gì điều gì. Một cuốn sách chỉ toàn chữ A không thể là cuốn sách mà mọi người muốn đọc. Để có cuốn sách hay, tôi còn cần nhờ đến các bạn B, C, D, D, E,...
Chúng tôi luôn ở bên nhau và cần có nhau trên những trang sách. Các bạn nhỏ hãy gặp chúng tôi hằng ngày nhé!
(Theo Trần Hoài Dương)
Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: 1. Trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ A đứng ở vị trí nào?
A. Đứng đầu B. Đứng giữa C. Đứng cuối
2. Chữ A mơ ước điều gì ?
A. Được cô giáo khen.
B. Tự mình làm ra một cuốn sách.
C. Có thật nhiều tiền.
3. Chữ A nhận ra điều gì ?
A. Một mình chữ A không thể nói được gì cả. .
B. Chữ A có thể tự làm một cuốn sách.
C. Chữ A là chữ tuyệt vời nhất..
4. Chữ A muốn nhắn nhủ điều gì với các bạn? vì sao chúng ta cần chăm đọc sách ?
II. Luyện tập:
Bài 1.
a) Điền g/gh thích hợp vào chỗ chấm:
cô ... ai .…é thăm lúa ….ạo
b) ay hay ây
máy b…….. b…… ong thợ x…..
c) an hay ang
đ……gà màu v….. buôn b… ..
Bài 2. Tô màu vào hình ảnh của đồ vật mọi người cần sử dụng vào mùa đông và viết tên bên dưới đồ vật đó:
Bài 3. Viết câu kiểu Ai thế nào để nói về:
a. Cái cặp sách:
…………………………………………………………………………………..
b. Cái bàn chải đánh răng:
…………………………………………………………………………………..
c. Cái cốc nước:
…………………………………………………………………………………..
ĐÁP ÁN
I. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: 1. A
2. B
3. A
4.
Chúng tôi luôn ở bên nhau và cần có nhau trên những trang sách. Các bạn nhỏ hãy gặp chúng tôi hằng ngày nhé!
Cần chăm chỉ đọc sách vì đọc sách mang tới rất nhiều lợi ích.
II. Luyện tập:
Bài 1.
a) Điền g/gh thích hợp vào chỗ chấm:
cô gái ghé thăm lúa gạo
b) ay hay ây
máy bay bầy ong thợ xây
c) an hay ang
đàn gà màu vàng buôn bán
Bài 2. Tô màu vào hình ảnh của đồ vật mọi người cần sử dụng vào mùa đông và viết tên bên dưới đồ vật đó:
Bài 3. Viết câu kiểu Ai thế nào để nói về:
a. Cái cặp sách:
→ Cặp sách có màu xanh rất đẹp
b. Cái bàn chải đánh răng:
→ Bàn chải giúp em đánh răng sạch sẽ
c. Cái cốc nước:
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
I. Đọc thầm văn bản sau:
KHI TRANG SÁCH MỞ RA
(Nguyễn Nhật Ánh).
Khi trang sách mở ra
Khoảng trời xa xích lại
Bắt đầu là cỏ dại
Thứ đến là cánh chim
Sau nữa là trẻ con
Cuối cùng là người lớn
Trong trang sách có biển
Em thấy những cánh buồm
Trong trang sách có rừng
Với bao nhiêu là gió
Trang sách còn có lửa
Mà giấy chẳng cháy đâu
Trang sách có ao sâu
Mà giấy không hề ướt
Trang sách không nói được
Sao em nghe điều gì
Dạt dào như sóng vỗ
Một chân trời đang đi.
Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu
1. Sắp xếp các từ sau theo thứ tự xuất hiện ở khổ thơ đầu.
A. Cánh chim B. Cỏ dại C. Người lớn D. Trẻ con
2. Ở khổ thơ thứ 2 và thứ 3, bạn nhỏ thấy gì trong trang sách?
A. Lửa, biển, ao sâu, gió, mây
B. Trái đất, chim chóc, rừng, biển.
C. Biển, cánh buồm, gió, rừng, lửa, ao sâu.
3. Những tiếng có vần giống nhau ở khổ thơ thơ cuối là :
A. Trang , vàng B. Trang - đang C. Được - trang
4. Trang sách không nói được nhưng bạn nhỏ lại nghe thấy điều gì đó. Đó là điều gì ? Tại sao bạn nhỏ lại nghe được những điều ấy?
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
II. Luyện tập:
Bài 1. Điền g hay gh vào chỗ chấm:
- Lên thác xuống ………ềnh - Áo ……ấm đi đêm
- ……..an cóc tía - …….i lòng tạc dạ
- Nhiễu điều phủ lấy giá …….ương
Bài 2. Chọn vần trong ngoặc đơn điền vào chỗ chấm để tạo từ:
a. (au/ âu)
r……muống.; con tr…….; l ……nhà ; đoàn t…..; thi đ…
b. (ac/ăc)
rang l…….; b… …cầu; m… …áo.; đánh gi……
Bài 3. Nối từ ngữ chỉ sự vật với từ ngữ chỉ đặc điểm cho phù hợp:
Từ ngữ chỉ sự vật |
|
Từ ngữ chỉ đặc điểm |
Mái tóc bà |
ửng hồng |
|
Đôi mắt |
long lanh |
|
Hai má |
bạc trắng |
Bài 4. Gạch dưới từ ngữ chỉ đặc điểm có trong câu sau:
Toàn thân lợn đất nhuộm đỏ, hai tai màu xanh lá mạ, hai mắt đen lay láy.
Bài 5. Viết câu kiểu Ai thế nào để nêu đặc điểm về:
ĐÁP ÁN
I. Đọc thầm văn bản sau:
Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu
1. B, A, D, C
2. C
3. B
4. Trang sách không nói được nhưng bạn nhỏ lại nghe thấy điều gì đó. Đó là điều gì? Tại sao bạn nhỏ lại nghe được những điều ấy?
Mặc dù trang sách không nói được nhưng bạn nhỏ vẫn nghe thấy những điều đó vì đó là những thông điệp mà những trang sách muốn truyền tải tới bạn nhỏ. Bạn nhỏ đã đọc sách và cảm nhận.
II. Luyện tập:
Bài 1. Điền g hay gh vào chỗ chấm:
- Lên thác xuống ngềnh - Áo gấm đi đêm
- Gan cóc tía - ghi lòng tạc dạ
- Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Bài 2. Chọn vần trong ngoặc đơn điền vào chỗ chấm để tạo từ:
a. (au/ âu)
rau muống.; con trâu; lau nhà ; đoàn tàu; thi đậu
b. (ac/ăc)
rang lạc; bắc cầu; mắc áo.; đánh giặc
Bài 3. Nối từ ngữ chỉ sự vật với từ ngữ chỉ đặc điểm cho phù hợp:
Bài 4. Gạch dưới từ ngữ chỉ đặc điểm có trong câu sau:
Toàn thân lợn đất nhuộm đỏ, hai tai màu xanh lá mạ, hai mắt đen lay láy.
Bài 5. Viết câu kiểu Ai thế nào để nêu đặc điểm về:
a. Hoa sen : Hoa sen là loài hoa có mùi hương rất thơm
b. Con ong: Những con ong thật là chăm chỉ.
c. Con mèo: Chú mèo mướp rất chăm chỉ bắt chuột.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 5)
I. Luyện đọc văn bản và trả lời câu hỏi sau:
CUỐN SÁCH CỦA EM
Mỗi cuốn sách có một tên gọi. Tên sách là hàng chữ lớn ở khoảng giữa bìa sách, thường chứa đựng rất nhiều ý nghĩa. Qua tên sách, em có thể biết được sách viết về điều gì.
Người viết cuốn sách được gọi là tác giả. Tên tác giả thường được ghi vào phía trên của bìa sách.
Nơi các cuốn sách ra đời được gọi là nhà xuất bản. Tên nhà xuất bản thường được ghi ở phía dưới bìa sách.
Phần lớn các cuốn sách đều có mục lục thể hiện các mục chính và vị trí của chúng trong cuốn sách. thường được đặt ở ngay sau trang bìa, cũng có khi được đặt ở cuối sách.
Mỗi lần đọc một cuốn sách mới, đừng quên những điều này em nhé.
(Nhật Huy)
Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
1. Qua bài đọc em biết được điều gì về sách?
A. tên sách B. tác giả C. mục lục sách D. Tất cả các đáp án trên.
2. Em cần làm gì để giữ gìn những cuốn sách luôn mới?
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………….
II- Luyện tập
1. Điền vào chỗ chấm:
a. c hoặc k
thước ….ẻ
…ính trọng
….ắt giấy
câu ….á
b. bảy hay bẩy
đòn …..
thứ …..
2. Viết 3 từ ngữ:
a. Chỉ đồ dùng trong gia đình :
b. Chỉ đồ chơi:
c. Chỉ đồ dùng học tập:
3. Viết câu hỏi và câu trả lời về đồ vật em tìm được ở bài tập 7 (theo mẫu).
M: - Cái tủ lạnh dùng để làm gì ?
→ Cái tủ lạnh để bảo quản đồ ăn.
ĐÁP ÁN
I. Luyện đọc văn bản và trả lời câu hỏi sau:
1. D
2. Em cần làm gì để giữ gìn những cuốn sách luôn mới?
- Để sách luôn mới em cần giữ gìn sách cẩn thận, sạch sẽ.
II- Luyện tập
1. Điền vào chỗ chấm:
a. c hoặc k
thước kẻ
cắt giấy
kính trọng
câu cá
b. bảy hay bẩy
đòn bẩy
thứ bảy
2. Viết 3 từ ngữ:
a. Chỉ đồ dùng trong gia đình: Nồi, giường ngủ, tủ đồ
b. Chỉ đồ chơi: Búp bê, siêu nhân, gấu bông
c. Chỉ đồ dùng học tập: Bút chì, thước kẻ, cục tẩy
3. Viết câu hỏi và câu trả lời về đồ vật em tìm được ở bài tập 7 (theo mẫu).
1. Cái nồi dùng để làm gì?
→ Cái nồi để mẹ nấu canh.
2. Bút chì dùng để làm gì?
→ Bút chì để em viết bài
Xem thêm đề thi Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức hay khác:
Bộ 7 Đề thi Tiếng Việt lớp 2 Học kì 1 Kết nối tri thức năm 2024 tải nhiều nhất
Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức năm 2024 có ma trận (10 đề)
Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức có đáp án (10 đề)
Bộ 7 Đề thi Tiếng Việt lớp 2 Giữa kì 2 Kết nối tri thức năm 2024 tải nhiều nhất
Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức năm 2024 có ma trận (10 đề)
Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức có đáp án (10 đề)
Bộ 7 Đề thi Tiếng Việt lớp 2 Học kì 2 Kết nối tri thức năm 2024 tải nhiều nhất
Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức năm 2024 có ma trận (10 đề)
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Bộ đề thi năm học 2023-2024 các lớp các môn học được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm tổng hợp và biên soạn theo Thông tư mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được chọn lọc từ đề thi của các trường trên cả nước.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)