Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 4 Bài 15 (có đáp án): Ôn tập giữa học kì 2 - Cánh diều
Với 25 câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 4 Bài 15: Ôn tập giữa học kì 2 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Cánh diều sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 4.
Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 4 Bài 15 (có đáp án): Ôn tập giữa học kì 2 - Cánh diều
Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4 SỰ SẺ CHIA BÌNH DỊ Thanh đứng xếp hàng ở bưu điện để mua tem gửi thư. Ngay sau Thanh là một người phụ nữ với hai đứa con còn rất nhỏ. Hai đứa nhỏ khóc lóc, không chịu đứng yên trong hàng. Bà mẹ trông cũng mệt mỏi và nhếch nhác như mấy đứa trẻ. Thấy thế, Thanh liền nhường chỗ của mình cho bà. Bà cảm ơn rồi vội vã bước lên. Nhưng đến lượt Thanh thì bưu điện đóng cửa. Khi đó Thanh cảm thấy thực sự rất bực mình và hối hận vì đã nhường chỗ cho người khác. Chợt người phụ nữ quay sang Thanh nói: “Tôi cảm thấy rất ái ngại! Chỉ vì nhường chỗ cho tôi mà cô lại gặp khó khăn như vậy. Cô biết không, nếu hôm nay tôi không gửi phiếu thanh toán tiền gas, thì công ti điện và gas sẽ cắt hết nguồn sưởi ấm của gia đình tôi.” Thanh sững người, không ngờ rằng chỉ đơn giản bằng một hành động nhường chỗ của mình, Thanh đã giúp người phụ nữ ấy và hai đứa trẻ qua được một đêm giá rét. Thanh rời khỏi bưu điện với niềm vui trong lòng. Thanh không còn có cảm giác khó chịu khi nghĩ đến việc lại phải lái xe đến bưu điện, tìm chỗ đậu xe và đứng xếp hàng nữa mà thay vào đó là cảm giác thanh thản, phấn chấn. Kể từ ngày hôm đó, Thanh cảm nhận được sự quan tâm của mình đến mọi người có giá trị như thế nào. Thanh bắt đầu biết quên mình đi và biết chia sẻ với người khác vì Thanh nhận ra đôi khi chỉ một cử chỉ nhỏ, bình dị của mình cũng có thể làm ấm lòng, làm thay đổi hoặc tạo nên sự khác biệt và ý nghĩa cho cuộc sống của một người khác. Ngọc Khánh
|
Câu 1: Vì sao nhân vật “Thanh” trong câu chuyện lại nhường chỗ xếp hàng cho mẹ con người phụ nữ đứng sau?
A. Vì thấy mình chưa vội lắm.
B. Vì người phụ nữ trình bày lí do của mình và xin được nhường chỗ.
C. Vì trên xe còn nhiều chỗ trống
D. Vì thấy hoàn cảnh của mẹ con người phụ nữ thật đáng thương.
Câu 2: Sau khi nhường chỗ, vì sao nhân vật “Thanh” lại cảm thấy bực mình và hối hận?
A. Vì thấy mẹ con họ không cảm ơn mình.
B. Vì thấy mãi không đến lượt mình.
C. Vì bưu điện chỉ làm việc đến mẹ con người phụ nữ là họ đóng cửa.
D. Vì trên xe không còn chỗ ngồi nào
Câu 3: Việc gì xảy ra khiến nhân vật “Thanh” lại rời khỏi bưu điện với “niềm vui trong lòng”?
A. Vì biết rằng việc làm của mình đã giúp cho một gia đình tránh được một đêm đông giá rét.
B. Vì đã không phải quay lại bưu điện vào ngày hôm sau.
C. Vì đã mua được tem thư.
C. Vì bưu điện vô cùng đẹp và anh ấy thấy xúc động
Câu 4: Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
A. Cần phải biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ người khác.
B. Muốn được người khác quan tâm, cần phải biết quan tâm giúp đỡ người khác.
C. Giúp đỡ người khác sẽ được trả ơn.
D. Chúng ta cần giữ nguyên chỗ ngồi
Câu 5: Từ nào viết sai chính tả?
A. con nai
B. hẻo lánh
C. lo toan
D. lo ấm
Câu 6: Từ nào viết sai?
A. Bắc Kinh
B. An-đrây-ca
C. Ga-vrốt
D. Cô-péc-Ních
Câu 7: Tìm trạng ngữ trong câu sau:
Khi mùa hè đến, hoa phượng đỏ rực.
A. Khi mùa hè đến
B. mùa hè
C. hoa phượng
D. hoa phượng đỏ
Câu 8: Câu dưới đây thuộc kiểu câu gì?
Đã sang tháng ba, đồng cỏ vẫn giữ nguyên vẻ đẹp như hồi đầu xuân.
A. Câu hỏi
B. Câu cảm thán
C. Câu kết bài
D. Câu trần thuật
Câu 9: Xác định trạng ngữ trong câu sau:
Đã sang tháng ba, đồng cỏ vẫn giữ nguyên vẻ đẹp như hồi đầu xuân
A. Đã sang tháng ba
B. đồng cỏ
C. vẫn giữ nguyên vẻ đẹp
D. mùa xuân
Câu 10: Xác định chủ ngữ trong câu dưới đây?
Đã sang tháng ba, đồng cỏ vẫn giữ nguyên vẻ đẹp như hồi đầu xuân.
A. vẫn giữ nguyên
B. đồng cỏ
C. sang tháng ba
D. hồi đầu xuân
Câu 11: Xác định vị ngữ trong câu dưới đây:
Đã sang tháng ba, đồng cỏ vẫn giữ nguyên vẻ đẹp như hồi đầu xuân.
A. đã sang tháng ba
B. đồng cỏ
C. vẫn giữ nguyên
D. vẫn giữ nguyên vẻ đẹp như hồi đầu xuân
Câu 12: Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ tranh cãi nhau về điều gì?
A. Tác dụng của nước.
B. Hình dáng của nước.
C. Mùi vị của nước.
D. Màu sắc của nước
Câu 13: Ý kiến của Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ về hình dáng của nước có gì giống nhau?
A. Nước có hình chiếc cốc.
B. Nước có hình cái bát.
C. Nước có hình như vật chứa nó.
D. Nước có hình cái chai.
Câu 14: Lời giải thích của bác Tủ Gỗ giúp ba bạn Bát Sứ, Cốc Nhỏ và Chai Nhựa hiểu được điều gì về hình dáng của nước?
A. Nước không có hình dáng cố định.
B. Nước có hình dáng giống với vật chứa đựng nó.
C. Nước tồn tại ở thể rắn và thê lỏng và khí
D. Nước tồn tại ở thể thể lỏng và thể khí.
Câu 15: Vì sao ba bạn Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ đã tranh cãi gay gắt?
A. Các bạn không giữ được bình tĩnh khi có ý kiến khác mình.
B. Các bạn không nhìn sự việc từ góc nhìn của người khác.
C. Các bạn không có hiểu biết đầy đủ về điều đang được bàn luận.
D. Cả ba ý trên.
Câu 16: Câu “Bác Tủ Gỗ lúc này mới lên tiếng.” thuộc mẫu câu nào?
A. Ai làm gì?
B. Ai là gì?
C. Ai thế nào?
D. Không thuộc các mẫu câu trên
Câu 17: Dấu gạch ngang trong câu sau có tác dụng gì?
- Bác Tủ Gỗ ơi, nước thì có hình gì bác nhỉ?
A. Đánh dấu phần chú thích trong câu.
B. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
C. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
D. Cả ba ý trên.
Câu 18: Xác định chủ ngữ trong câu: “Cô chủ nhỏ lúc nào cũng dùng tôi để đựng nước uống."
A. Tôi
B. Cô chủ nhỏ
C. Cô chủ nhỏ lúc nào cũng dùng tôi
D. Nước uống
Câu 19: Chuyển câu khiến của bác Tử Gỗ “Các cháu đừng cãi nhau nữa!” thành câu cầu khiến mới bằng cách sử dụng từ cầu khiến khác.
A. Sao mọi người cãi nhau?
B. Mọi người đừng cãi nhau.
C. Mọi người cãi nhau đi!
D. Thôi đừng cãi nhau nữa các cháu ơi!
Câu 20: Nết là một cô bé?
A. Thích chơi hơn thích học.
B. Có hoàn cảnh bất hạnh.
C. Yêu mến cô giáo.
D. Thương chị.
Câu 21: Hoàn cảnh của bạn Nết có Nết sinh ra đã bất hạnh với bàn chân trái thiếu ba ngón. Càng lớn, đôi chân Nết lại càng teo đi và rồi Nết phải bò khi muốn di chuyển.
gì đặc biệt?
A. Bị tật bẩm sinh và càng lớn đôi chân càng teo đi.
B. Gia đình Nết khó khăn không cho bạn đến trường.
C. Nết mồ côi cha mẹ từ nhỏ.
D. Nết học yếu nên không thích đến trường.
Câu 22: Vì sao cô giáo lại biết được hoàn cảnh của Nết mà giúp đỡ bạn?
A. Vì cô gặp Nết đang ngồi xe lăn trên đường đi dạy về .
B. Vì Na đã kể cho cô nghe về hoàn cảnh của chị mình.
C. Vì ba mẹ đến trường kể cho cô nghe và xin cho Nết đi học.
D. Vì cô đọc được hoàn cảnh của nết trên báo.
Câu 23: Cô giáo đã làm gì để giúp Nết?
A. Mua cho bạn một chiếc xe lăn.
B. Cho Nết sách vở để đến lớp cùng bạn.
C. Đến nhà dạy học, kể cho học trò nghe về Nết, xin cho Nết vào học lớp Hai
D. Nhờ học sinh trong lớp kèm cặp cho Nết việc học ở nhà cũng như ở trường.
Câu 24: Em học được điều gì từ bạn Nết qua câu chuyện trên?
A. Không thích đi học thì nghỉ học
B. Tẩy chay bạn học
C. Đố kị khi người khác được đi học
D. Nên có tinh thần ham học, chăm chỉ học hỏi
Câu 25: Câu: “Na vẽ một cô gái đang cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái.” thuộc kiểu câu kể nào?
A. Ai làm gì?
B. Ai thế nào?
C. Ai ở đâu?
D. Ai là gì?
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều có đáp án hay khác:
- Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 4 Bài 13: Niềm vui lao động
- Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 4 Bài 14: Bài ca giữ nước
- Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 4 Bài 16: Tuổi nhỏ chí lớn
- Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 4 Bài 17: Khám phá thế giới
- Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 4 Bài 18: Vì cuộc sống con người
- Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 4 Bài 19: Ôn tập cuối năm học
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 4 hay khác:
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều
- Giải lớp 4 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 4 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 4 Chân trời sáng tạo (các môn học)
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Soạn, giải Tiếng Việt lớp 4 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều Tập 1 và Tập 2 (NXB Đại học Sư phạm).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Bài tập cuối tuần lớp 4 Toán, Tiếng Việt (có đáp án)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 - Cánh diều
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Toán lớp 4 - Cánh diều
- Giải Vở bài tập Toán lớp 4 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh lớp 4 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Family and Friends
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Wonderful World
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Explore Our World
- Giải sgk Đạo đức lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ lớp 4 - Cánh diều