Top 100 Đề thi Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều (có đáp án)
Tuyển chọn 100 Đề thi Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều Học kì 1, Học kì 2 năm 2024 mới nhất có đáp án và lời giải chi tiết, cực sát đề thi chính thức gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì giúp học sinh lớp 4 ôn luyện và đạt điểm cao trong các bài thi Tiếng Việt lớp 4.
Đề thi Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều (có đáp án)
Xem thử Đề thi GK1 Tiếng Việt lớp 4 Xem thử Đề thi CK1 Tiếng Việt lớp 4 Xem thử Đề thi GK2 Tiếng Việt lớp 4 Xem thử Đề thi CK2 Tiếng Việt lớp 4
Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Đề thi Tiếng Việt lớp 4 Giữa kì 1 Cánh diều
Đề thi Tiếng Việt lớp 4 Học kì 1 Cánh diều
Đề thi Tiếng Việt lớp 4 Giữa kì 2 Cánh diều
Đề thi Tiếng Việt lớp 4 Học kì 2 Cánh diều
Đề cương ôn tập Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều
Xem thêm Đề thi Tiếng Việt lớp 4 cả ba sách:
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Trường Tiểu học .....
Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4
(Bộ sách: Cánh diều)
Thời gian làm bài: .... phút
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- GV cho học sinh đọc văn bản bài “Cái răng khểnh” (trang 9) Tiếng Việt 4 Tập 1 - (Cánh diều)
- Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Khi nghe bạn nhỏ giải thích người bố đã nói gì?
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
“ÔNG LÃO ĂN MÀY” NHÂN HẬU
Người ta gọi ông là “Ông lão ăn mày” vì ông nghèo và không nhà cửa. Thực ra, ông chưa hề chìa tay xin ai thứ gì.
Có lẽ ông chưa ngoài 70 tuổi nhưng công việc khó nhọc, sự đói rét đã làm ông già hơn ngày tháng. Lưng ông hơi còng, tóc ông mới bạc quá nửa nhưng đôi má hóp, chân tay khô đét và đen sạm. Riêng đôi mắt vẫn còn tinh sáng. Ông thường ngồi đan rổ rá trước cửa nhà tôi. Chỗ ông ngồi đan, đố ai tìm thấy một nút lạt, một cọng tre, một sợi mây nhỏ.
Một hôm, trời đang ấm bỗng nổi rét. Vừa đến cửa trường, thấy học trò tụ tập bàn tán xôn xao, tôi hỏi họ và được biết: dưới mái hiên trường có người chết.
Tôi hồi hộp nghĩ: “Hay là ông lão…”. Đến nơi, tôi thấy ngay một chiếc chiếu cuốn tròn, gồ lên. Tôi hỏi một thầy giáo cùng trường:
– Có phải ông cụ vẫn đan rổ rá phải không?
– Phải đấy! Ông cụ khái tính đáo để! Tuy già yếu, nghèo đói, ông cụ vẫn tự kiếm ăn, không thèm đi xin.
Chiều hôm sau, lúc tan trường, tôi gặp một cậu bé trạc mười tuổi, gầy gò, mặc chiếc áo cũ rách, ngồi bưng mặt khóc ở đúng chỗ ông lão mất đêm kia.
Tôi ngạc nhiên, hỏi:
– Sao cháu ngồi khóc ở đây?
– Bố mẹ cháu chết cả. Cháu đi đánh giầy vẫn được ông cụ ở đây cho ăn, cho ngủ. Cháu bị lạc mấy hôm, bây giờ về không thấy ông đâu…
Cậu bé thổn thức mãi mới nói được mấy câu. Tôi muốn báo cho cậu biết ông cụ đã chết nhưng sự thương cảm làm tôi nghẹn lời.
(Theo Nguyễn Khắc Mẫn)
Câu 1. Dòng nào dưới đây nêu đúng hai chi tiết cho thấy cậu bé đánh giày là một người sống có tình có nghĩa? (0,5 điểm)
A. Ngồi bưng mặt khóc ở chỗ ông cụ mất; thổn thức mãi mới nói được mấy câu.
B. Thổn thức mãi mới nói được mấy câu; đi đánh giày vẫn được ông cụ cho ăn.
C. Đi đánh giày vẫn được ông cụ cho ăn; ngồi bưng mặt khóc ở chỗ ông cụ mất.
D. Đi đánh giày bị lạc vẫn cố gắng tìm về khi nghe tin ông cụ mất.
Câu 2. Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ các chi tiết cho thấy “Ông lão ăn mày” là người có lòng tự trọng và biết thương người? (0,5 điểm)
A. Giữ thật sạch chỗ ngồi đan rổ rá; tự làm việc để kiếm ăn, không đi xin người khác; cho cậu bé mồ côi ăn nhờ, ngủ nhờ.
B. Chưa hề chìa tay xin ai thứ gì; ngồi đan rổ rá để kiếm sống; sống cùng với cậu bé đánh giày dưới mái hiên trường.
C. Giữ thật sạch chỗ ngồi đan rổ rá; cho cậu bé mồ côi ăn nhờ, ngủ nhờ; chết trong tấm chiếu cuốn tròn ở dưới mái hiên.
D. Dù chết đói cũng không chìa tay xin ai thứ gì.
Câu 3. Câu tục ngữ nào dưới đây phù hợp với ý nghĩa của câu chuyện trên? (0,5 điểm)
A. Chết vinh còn hơn sống nhục.
B. Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm.
C. Cây ngay không sợ chết đứng.
D. Đói cho sạch, rách cho thơm.
Câu 4. Em hãy tìm lời nói trực tiếp trong đoạn văn sau: (1 điểm)
Bác tự cho mình là “người lính vâng lệnh quốc dân ra mặt mặt trận”, là “đầy tớ trung thành của nhân dân”.
Ở Bác, lòng yêu mến nhân dân đã trở thành một sự say mê mãnh liệt. Bác nói:
“Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.”
................................................................................................ ................................................................................................ ................................................................................................
Câu 5. Em hãy tìm ra những sự vật được nhân hóa trong câu dưới đây và cho biết chúng được nhân hóa bằng cách nào? (1 điểm)
Từ đó, lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật sống với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả.
(Truyện Ngụ ngôn)
................................................................................................ ................................................................................................ ................................................................................................
Câu 6. Em hãy tìm các danh từ có trong câu sau: (1 điểm)
Xóm Bờ Giậu quanh năm vắng vẻ bỗng có thêm người tới định cư: cô hoa cúc áo.
................................................................................................ ................................................................................................
Câu 7. Đặt câu: (1,5 điểm)
a) Đặt câu có chứa danh từ riêng chỉ tên người.
................................................................................................ ................................................................................................
b) Đặt câu có chứa danh từ riêng chỉ tên địa phương.
................................................................................................ ................................................................................................
c) Đặt câu có chứa danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên.
................................................................................................ ................................................................................................
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Nghe – viết (4 điểm)
ĐIỀU DIỆU KÌ
(Trích)
Tớ bỗng phát hiện ra
Trong vườn hoa của mẹ
Lung linh màu sắc thế
Từng bông hoa tươi xinh.
Cũng giống như chúng mình
Ai cũng đều đáng mến
Và khi giọng hòa quyện
Dàn đồng ca vang lừng.
(Huỳnh Mai Liên)
2. Tập làm văn (6 điểm)
Em hãy viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về nhân vật bạn nhỏ trong câu chuyện “Cái răng khểnh”.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Trường Tiểu học .....
Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 4
(Bộ sách: Cánh diều)
Thời gian làm bài: .... phút
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- GV cho học sinh đọc văn bản bài “Người thu gió” (trang 57) Tiếng Việt 4 Tập 1 - (Cánh diều)
- Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Vì sao nhiều trường đại học của Mỹ khuyến khích sinh viên đọc cuốn sách viết về Uy-li-am?
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
BA CON BÚP BÊ ĐẦU TIÊN
Ngày đó, gia đình tôi còn rất nghèo. Ba làm thợ mộc, mẹ làm ở vườn ươm, nuôi anh trai tôi đi học và tôi – một con bé lên năm tuổi.
Anh em tôi không có nhiều đồ chơi: vài mẩu đồ gỗ ba cho để xếp hình, mấy lọn tơ rối làm tóc giả để chơi biểu diễn thời trang mẹ xin ở xưởng. Hôm nào mà ba mẹ không bắt ngủ trưa là tôi phóng vọt sang nhà cái Ngọc hàng xóm chơi ké. Nhà nó rất giàu, có nhiều đồ chơi và đương nhiên, có cả những con búp bê. Lúc nào tôi cũng mong ước có được một con búp bê như thế. Một hôm cha tôi bảo:
– Hôm nay là ngày Nô-en, trước khi ngủ, con hãy cầu nguyện xin ông già Nô-en cho con một con búp bê. Điều ước sẽ thành sự thật.
Sáng hôm sau, tôi hét toáng lên sung sướng khi thấy trong chiếc tất tôi treo ở đầu giường ló ra một cái đầu búp bê. Tôi dốc ngược chiếc tất ra, không phải là một đâu nhé, mà có tới ba em búp bê: một bé trai bằng gỗ, một bé gái bằng vải tóc xoăn bạch kim và một bé gái nhỏ mũm mĩm bằng giấy bìa bồi. Có một mẩu giấy nhỏ rơi ra từ em búp bê trai và anh tôi đã đọc cho tôi nghe những lời như sau:
“Bé Giang thân mến!
Dù cháu chỉ xin ông một con búp bê nhưng vì cháu là một em bé ngoan nên ông đã cho cháu một gia đình búp bê. Hãy luôn ngoan và hiếu thảo cháu nhé!
Ông già Nô-en”
Mười lăm năm sau, tôi đã lớn khôn, đã trưởng thành. Anh tôi cho tôi biết sự thật về sự ra đời của những con búp bê.
Thì ra chẳng có một ông già Nô-en áo đỏ nào tặng quà cho tôi, mà có tới ba ông già Nô-en mặc áo màu đỏ là ba, mẹ và anh tôi. Tối hôm ấy, ba đã tỉ mẩn gọt đẽo khúc gỗ thành con búp bê trai; mẹ cần mẫn chắp những mẩu vải vụn thành bé búp bê; còn anh tôi, loay hoay cả buổi tối để làm xong con búp bê bằng bìa bồi…
Những ông già Nô-en của con ơi, con thương mọi người nhiều lắm!
(Theo Nguyễn Thị Trà Giang)
Câu 1. Bạn nhỏ đã nhận được gì? (0,5 điểm)
A. Một con búp bê thật xinh.
B. Một gia đình búp bê.
C. Một chiếc tất chứa đầy đồ chơi đẹp.
D. Hai con búp bê.
Câu 2. Ai đã gửi món quà cho bạn nhỏ? (0,5 điểm)
A. Bố mẹ.
B. Bố, mẹ và anh trai.
C. Ông già Nô-en.
D. Những ông già Nô-en.
Câu 3. Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? (0,5 điểm)
A. Muốn được quà Nô-en hãy cầu nguyện xin ông gia Nô-en.
B. Muốn được quà Nô-en hãy là một người con ngoan hiếu thảo.
C. Thật là hạnh phúc khi được sống trong sự quan tâm, yêu thương của mọi người trong gia đình.
D. Hãy đặt chiếc tất ở đầu giường để nhận được quà từ ông già Nô-en.
Câu 4. Em hãy gạch chân dưới các động từ trong câu sau: (1 điểm)
Bỗng lúc đó có một nhà thông thái đi tới, hoa hồng và thanh kiếm bèn nhờ ông phân xử. |
Câu 5. Em hãy tìm câu chủ đề của đoạn văn sau: (1 điểm)
Chim én chao lượn từng đàn. Đây đó, trên cánh đồng đã xuất hiện những chú cò trắng phau phau nổi bật trên nền lúa xuân đang thì con gái. Tiếng hót trong trẻo của chim sơn ca làm cho đất trời thêm sinh khí. Cánh đồng làng mùa xuân thật đẹp!
................................................................................................ ................................................................................................ ................................................................................................
Câu 6. Gạch chân vào chủ ngữ của mỗi câu trong đoạn văn dưới đây: (1 điểm)
Vì đam mê thám hiểm, Y-éc-xanh sớm rời khỏi nước Pháp. Nhờ có ông, vùng đất cao nguyên Lâm Đồng đã được khám phá.
Câu 7. Tìm danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên, con vật, cây cối trong đoạn thơ sau: (1,5 điểm)
Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ,
Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ
Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió,
Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa.
(Anh Thơ)
Danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên |
Danh từ chỉ con vật |
Danh từ chỉ cây cối |
|
|
|
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Nghe – viết (4 điểm)
VẼ MÀU
(Trích)
Màu đỏ cánh hoa hồng
Nhuộm bừng cho đôi má
Còn màu xanh chiếc lá
Làm mát những rặng cây.
Bình minh treo trên mây
Thả nắng vàng xuống đất
Gió mang theo hương ngát
Cho ong giỏ mật đầy.
Bảo Ngọc
2. Tập làm văn (6 điểm)
Em hãy viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về nhân vật cậu bé Chôm trong câu chuyện “Những hạt thóc giống”.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Trường Tiểu học .....
Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 4
(Bộ sách: Cánh diều)
Thời gian làm bài: .... phút
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- GV cho học sinh đọc văn bản bài “Món quà” (trang 4) Tiếng Việt 4 Tập 2 - (Cánh diều)
- Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Chi định tặng Vy món quà gì trong dịp sinh nhật? Vì sao?
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
NHỮNG CHÚ CHÓ CON Ở CỬA HIỆU
Một cậu bé xuất hiện ở cửa hàng bán chó và hỏi người chủ cửa hàng: “Giá mỗi con chó là bao nhiêu vậy bác? ”
Người chủ cửa hàng trả lời: “Khoảng từ 30 tới 50 đô la một con.”
Cậu bé rụt rè nói: “Cháu có thể xem chúng được không ạ?”
Người chủ cửa hàng mỉm cười rồi huýt sáo ra hiệu. Từ trong chiếc cũi, năm chú chó con bé xíu như năm cuộn len chạy ra, duy chỉ có một chú bị tụt lại phía sau khá xa. Ngay lập tức, cậu bé chú ý tới chú chó chậm chạp, hơi khập khiễng đó. Cậu liền hỏi: “Con chó này bị sao vậy bác?”
Ông chủ giải thích rằng nó bị tật ở khớp hông và nó sẽ bị khập khiễng suốt đời. Nghe thế, cậu bé tỏ ra xúc động: “Đó chính là con chó cháu muốn mua.”
Chủ cửa hàng nói: “Nếu cháu thực sự thích con chó đó, ta sẽ tặng cho cháu. Nhưng ta biết cháu sẽ không muốn mua nó đâu.”
Gương mặt cậu bé thoáng buồn, cậu nhìn thẳng vào mắt ông chủ cửa hàng và nói: “Cháu không muốn bác tặng nó cho cháu đâu. Con chó đó cũng có giá trị như những con chó khác mà. Cháu sẽ trả bác đúng giá. Thực ra ngay bây giờ cháu chỉ có thể trả bác 2 đô la 37 xu thôi. Sau đó, mỗi tháng cháu sẽ trả dần bác 50 xu được không ạ?”
– Bác bảo thật nhé, cháu không nên mua con chó đó! – Người chủ cửa hàng khuyên. – Nó không bao giờ có thể chạy nhảy và chơi đùa như những con chó khác được đâu.
Ông vừa dứt lời, cậu bé liền cúi xuống vén ống quần lên, để lộ ra cái chân trái tật nguyền, cong vẹo được đỡ bằng một thanh kim loại. Cậu ngước nhìn ông chủ cửa hàng và khẽ bảo: “Chính cháu cũng chẳng chạy nhảy được mà, và chú chó con này sẽ cần một ai đó hiểu và chơi với nó.”
Đăn-Clát
Câu 1. Cậu bé khách hàng chú ý đến con chó nào? (0,5 điểm)
A. Chú chó con lông trắng muốt.
B. Chú chó con bé xíu như cuộn len.
C. Chú chó con chậm chạp, hơi khập khiễng.
D. Chú chó lớn, nhanh nhẹn nhất đàn.
Câu 2. Vì sao cậu bé không muốn người bán hàng tặng con chó đó cho cậu? (0,5 điểm)
A. Vì con chó đó bị tật ở chân.
B. Vì cậu cho rằng con chó đó cũng có giá trị ngang bằng những con chó mạnh
khỏe khác trong cửa hàng.
C. Vì cậu không muốn mang ơn người bán hàng.
D. Vì cậu bé không thiếu tiền.
Câu 3. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (0,5 điểm)
A. Hãy yêu thương chú chó bị tật ở chân.
B. Hãy đối xử bình đẳng với người khuyết tật.
C. Hãy nhận nuôi những chú chó khuyết tật.
D. Hãy chia sẻ và đồng cảm với người khuyết tật.
Câu 4. Tìm câu chủ đề trong đoạn văn dưới đây và cho biết vị trí của câu chủ đề đó: (1 điểm)
Yết Kiêu là một người có tài bơi lặn. Nghe tin quân Nguyên xâm lược đất Việt, ông xin nhà vua cho ra trận chỉ với vũ khí là búa và dùi sắt để giết giặc. Một lần, khi đục thuyền giặc, ông bị chúng bắt. Ông nhanh trí vờ dẫn địch đi bắt người đục thuyền, rồi nhân lúc chúng sơ ý, ông nhảy xuống biển sâu trốn thoát.
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
Câu 5. Gạch chân vào trạng ngữ của câu văn sau và cho biết trạng ngữ đó bổ thông tin gì cho câu: (1 điểm)
Sớm sớm, từng đàn chim gáy sà xuống những thửa ruộng vừa gặt quang.
................................................................................................
................................................................................................
Câu 6. Đặt 1 câu có trạng ngữ chỉ mục đích hoặc nguyên nhân và gạch chân dưới trạng ngữ đó: (1 điểm)
................................................................................................
................................................................................................
Câu 7. Dùng dấu “/” để ngăn cách hai thành phần chính trong các câu sau và ghi “CN” dưới chủ ngữ, “VN” dưới vị ngữ: (1,5 điểm)
a. Chim gáy tha thẩn, nhặt nhạnh cặm cụi sau người mót lúa.
................................................................................................
b. Con chim gáy hiền lành, béo núc.
................................................................................................
c. Những người lính và viên tướng đứng sững lại, nhìn chú lính nhỏ.
................................................................................................
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Nghe – viết (4 điểm)
BUỔI HỌC CUỐI CÙNG
(Trích)
Buổi học cuối cùng, mai cô giáo đã xa
Cả lớp em bỗng trang nghiêm hơn trước
Ai cũng cố ngoan hơn mà không bù đắp được
Những phút giây lười, nghịch để cô buồn.
Nguyễn Thị Mai
2. Tập làm văn (6 điểm)
Em hãy viết một bức thư thăm hỏi khi nghe tin quê bạn gặp bão lũ.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Trường Tiểu học .....
Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 4
(Bộ sách: Cánh diều)
Thời gian làm bài: .... phút
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- GV cho học sinh đọc văn bản bài “Trường Sa” (trang 59) Tiếng Việt 4 Tập 2 - (Cánh diều)
- Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Khổ thơ cuối cho em cảm nhận điều gì về cuộc sống của các chiến sĩ ở Trường Sa?
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
NIỀM TIN CỦA TÔI
Chưa bao giờ tôi nghĩ là mình có khả năng viết lách. Việc viết một bài thơ, một bài tiểu luận đối với tôi còn khó hơn cả việc “lên rừng, xuống biển”. Thế nhưng tôi lại rất yêu thích công việc này, nên quyết định tham gia một lớp học rèn luyện kĩ năng sáng tác.
Cuối khóa học, thầy giáo đề nghị mỗi học sinh phải viết một bài tiểu luận dài mười lăm trang với đề tài thuyết phục khách hàng mua sản phẩm. Tôi thật sự căng thẳng và lo lắng khi nghe yêu cầu đó.
Sau khi tôi đứng nói chuyện điện thoại cho một người bạn nhờ giúp đỡ, một người phụ nữ đã ái ngại nói với tôi:
– Cô triển khai đề tài đó không đúng rồi!
Rồi bà nhiệt tình hướng dẫn tôi cách xây dựng và phát triển dàn ý của một bài tiểu luận. Tôi đã học được những kĩ năng kinh nghiệm viết lách mà tôi chưa bao giờ biết đến. Tôi hỏi:
– Bà học cách viết ở đâu mà thông thạo vậy?
– Đó là nghề của tôi mà. Tôi là một biên tập viên, đang làm ở nhà xuất bản ở Ha-cua (Hacourt) .
Vào cái ngày tôi đưa cho bà bài luận dài mười lăm trang của mình, tôi lo lắng và hồi hộp một cách khó tả. Tôi quan sát rất kĩ từng biểu hiện trên khuôn mặt của bà khi bà đọc bài luận của tôi. Cuối cùng bà cũng đọc xong. Tôi nín thở chờ đợi…
– Nếu tôi là người chấm điểm, tôi sẽ cho cô điểm xuất sắc.
– Gì cơ? Bà nói thật chứ? – Tôi ngạc nhiên thốt lên.
– Đương nhiên rồi. Bài làm thật xuất sắc.
Đó là giây phút làm cuộc đời tôi thay đổi. Cảm giác tự tin như một luồng điện chạy khắp cơ thể. Tôi tin rằng những gì bà nói là sự thật.
Sau này, tôi đã viết thêm nhiều những cuốn sách, nhưng cuốn sách đầu tay của tôi là dành tặng riêng bà, dành tặng cho người đầu tiên khơi dậy những khả năng tiềm ẩn trong tôi, là người đã tạo cho tôi tự tin để thể hiện chính mình trên những trang viết.
Nhã Khanh
Câu 1. Điều gì đã khiến tác giả hoàn thành bài luận? (0,5 điểm)
A. Được một người bạn yêu sách giúp đỡ.
B. Được một người bạn cùng lớp giúp đỡ.
C. Được một biên tập viên giỏi hướng dẫn động viên.
D. Được thầy giáo hướng dẫn.
Câu 2. Điều gì đã khiến tác giả thay đổi hẳn cuộc đời và trở thành một nhà văn? (0,5 điểm)
A. Những lời động viên khen gợi của người biên tập viên.
B. Những kiến thức thu được sau khóa học.
C. Năng lực của chính tác giả.
D. Nhờ lời động viên của thầy giáo khóa học.
Câu 3. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (0,5 điểm)
A. Hãy biết khơi gợi những khả năng tiềm ẩn của người khác bằng những lời
động viên chân thành của mình.
B. Hãy luôn khen gợi người khác.
C. Hãy tự tin vào chính bản thân mình.
D. Hãy dũng cảm.
Câu 4. Nêu công dụng của dấu gạch ngang trong trường hợp sau: (1 điểm)
Để trồng cây trong chậu, em hãy làm theo các bước sau:
– Chuẩn bị đất, cho một phần đất vào chậu
– Dùng xẻng nhỏ xới đất cho đất tơi xốp
– Đặt cây vào chậu, cho nốt phần đất còn lại, dùng tay ấn nhẹ đất cho chắc gốc cây
– Tưới một chút nước vào gốc cây cho đất ẩm và gốc cây chắc hơn.
................................................................................................ ................................................................................................
Câu 5. Em hãy xác định các thành phần câu và ghi “TN” dưới trạng ngữ, “CN” dưới chủ ngữ, “VN” dưới vị ngữ: (1 điểm)
a) Nửa đêm, trời nổi cơn mưa lớn.
................................................................................................
b) Hè năm ngoái, em được bố mẹ dẫn đi du lịch Bắc Kinh.
................................................................................................
Câu 6. Đặt 1 câu có trạng ngữ chỉ thời gian hoặc nơi chốn và gạch chân dưới trạng ngữ đó: (1 điểm)
................................................................................................ ................................................................................................
Câu 7. Em hãy gạch chân vào từ ngữ không cùng loại với các từ còn lại và đặt câu với từ đó: (1,5 điểm)
a) nằm, ngồi, nói, hoa sen:
................................................................................................ ................................................................................................
b) uể oải, đọc, héo hon, tươi tỉnh:
................................................................................................ ................................................................................................
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Nghe – viết (4 điểm)
ĐÀN BÒ GẶM CỎ
(Trích)
Cả đàn bò rống lên sung sướng. Nhẫn cũng phải đứng dừng lại một bước, hai mắt sáng rực lên. Qua có mấy đêm mưa phùn mà cả khu đồi đã thay đổi hẳn bộ mặt. Một màu xanh non ngọt ngào, thơm ngát, trải ra mênh mông trên khắp các sườn đồi.
Theo Hồ Phương
2. Tập làm văn (6 điểm)
Em hãy viết bài văn tả chú chó mà em yêu thích.
Tham khảo đề thi Tiếng Việt lớp 4 bộ sách khác có đáp án hay khác:
Xem thêm đề thi lớp 4 Cánh diều có đáp án hay khác:
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Đề thi các môn lớp 4 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình sgk các môn lớp 4.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 4 (các môn học)
- Giáo án Toán lớp 4
- Giáo án Tiếng Việt lớp 4
- Giáo án Tiếng Anh lớp 4
- Giáo án Khoa học lớp 4
- Giáo án Lịch sử và Địa lí lớp 4
- Giáo án Đạo đức lớp 4
- Giáo án Công nghệ lớp 4
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 4
- Giáo án Tin học lớp 4
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Bộ đề thi Tiếng Việt lớp 4 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 có đáp án
- Bài tập Tiếng Việt lớp 4 (hàng ngày)
- Ôn hè Tiếng Việt lớp 4 lên lớp 5
- Bộ đề thi Toán lớp 4 (có đáp án)
- Toán Kangaroo cấp độ 2 (Lớp 3, 4)
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 4 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần lớp 4 (có đáp án)
- 24 Chuyên đề Toán lớp 4 (nâng cao)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 4
- Ôn hè Toán lớp 4 lên lớp 5
- Bộ đề thi Tiếng Anh lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Lịch Sử & Địa Lí lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Đạo Đức lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Tin học lớp 4 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học lớp 4
- Đề thi Công nghệ lớp 4