Trắc nghiệm Cau (có đáp án) - Cánh diều

Với 24 câu hỏi trắc nghiệm Cau Tiếng Việt lớp 4 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Cánh diều sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 4.

Trắc nghiệm Cau (có đáp án) - Cánh diều

Câu 1: Khổ thơ 1 có nội dung là gì?

Quảng cáo

A. Tả hình dáng của cây cau.

B. Tả hương vị của hoa, quả cau.

C. Nêu lợi ích của cây cau.

D. Ca ngợi phẩm chất của cây cau.

Câu 2: "Da bạc thếch" là để chỉ bộ phận nào của cây cau?

A. Vỏ cây.

B. Lá cây.

C. Hoa cau.

D. Quả cau.

Quảng cáo

Câu 3: "Muốn cao thì phải thẳng" nhắc nhở chúng ta về bài học gì?

A. Muốn vươn lên và thành công thì điều quan trọng là phải trung thực, ngay thẳng.

B. Muốn nhanh tăng chiều cao thì phải đứng thẳng lưng.

C. Người sống trung thực, thẳng thắn sẽ có chiều cao vượt trội hơn người khác.

D. Để thành công thì cần phải cố gắng và nỗ lực rất nhiều.

Câu 4: Nhờ đâu mà thân cây cau bền bỉ vượt qua bão tố?

A. Nhờ trải qua nhiều mưa nắng dãi dầu.

B. Nhờ sự bảo vệ của con người.

C. Nhờ cây có suy nghĩ và hành động giống con người.

D. Nhờ trải qua chiến tranh, bom đạn.

Câu 5: Phong tục nào của người Việt Nam đã được nhắc đến trong khổ thơ thứ 3?

Quảng cáo

A. Ăn trầu.

B. Dựng cây nêu.

C. Chơi cưỡi ngựa tàu cau.

D. Ăn bánh chưng vào ngày Tết.

Câu 6: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

A. Thơ lục bát.

B. Thơ sáu chữ.

C. Thơ năm chữ.

D. Thơ tự do.

Câu 7: Bài thơ Cau do ai sáng tác?

A. Bích Ngọc.

B. Tố Hữu.

C. Đặng Hấn.

D. Xuân Quỳnh.

Quảng cáo

Câu 8: Bài thơ Cau có mấy khổ thơ?

A. 2 khổ.

B. 3 khổ.

C. 4 khổ.

D. 5 khổ.

Câu 9: Câu thơ nào dưới đây tả hình dáng cây cau?

A. Dáng khiêm nhường, mảnh khảnh.

B. Da bạc thếch tháng ngày.

C. Thân bền khinh bão tố.

D. Cả A và B.

Câu 10: Câu thơ nào dưới đây nên lợi ích của cây cau?

A. Mà tấm lòng thơm thảo / Đỏ môi ngoại nhai trầu.

B. Thương yêu đàn em lắm / Cho cưỡi ngựa tàu cau.

C. Thân bền khinh bão tố / Nhờ nắng mưa dãi dầu.

D. Cả A và B.

Câu 11: Cây cau là nơi như nào?

A. Nơi cho mây dừng nghỉ.

B. Nơi chim về ấp trứng.

C. Cả A và B.

D. Nơi nắng chiếu ngang trời.

Câu 12: Mùi thơm ở câu dưới đây là mùi gì?

Tai lắng tiếng ríu ran

Thoảng thơm trong hơi thở

A. Mùi thơm của các loài hoa.

B. Mùi thơm của hoa cau.

C. Mùi thơm của cỏ cây.

D. Mùi thơm của trái cây chín.

Câu 13: Từ nào dưới đây chỉ âm thanh tiếng chim trong bài thơ?

A. Ríu ran.

B. Ra ràng.

C. Lao xao.

D. Cả A và B.

Câu 14: Từ khiêm nhường có nghĩa là gì?

A. Khiêm tốn trong quan hệ đối xử, sẵn sàng nhường cái hay cho người khác.

B. Tự tin giành phần thắng về mình.

C. Không chịu được khi người khác ức hiếp mình mà vùng lên đấu tranh.

D. Gắng sức đấu tranh bảo vệ quyền lợi của mình.

Câu 15: Từ bạc thếch có nghĩa là gì?

A. Màu trắng tinh tươm như mới.

B. Bạc phếch, phai màu đến mức ngả sang màu trắng đục, giống như bị mốc.

C. Màu trắng ngà.

D. Màu bạc sẫm.

Câu 16: Những từ ngữ nào tả hình dáng cây cau gợi cho em liên tưởng đến con người?

A. Khiêm nhường, mảnh khảnh.

B. Bền bỉ, khinh bão tố.

C. Dai dẳng, khéo léo.

D. Dẻo dai, khiêm nhường.

Câu 17: Những từ ngữ, hình ảnh nào miêu tả cây cau như một con người giàu tình thương yêu, sẵn sàng giúp đỡ người khác?

A. Tấm lòng son, thương yêu đàn em.

B. Sự hiếu thảo, tấm lòng son.

C. Tấm lòng thơm thảo, thương yêu đàn em.

D. Tấm lòng thơm thảo, thương yêu đàn em, nơi cho mây nghỉ, nơi cho chim ấp.

Câu 18: Nội dung của bài thơ là gì?

A. Thể hiện tình cảm của tác giả đối với cây cau.

B. Thể hiện cảm xúc của tác giả khi nhìn thấy cây cau.

C. Thể hiện tâm trạng của tác giả khi trồng cây cau.

D. Thể hiện sự yêu thích của tác giả đối với cây cau nhà mình.

Câu 19: Bài thơ được đọc với giọng thế nào?

A. Nhẹ nhàng, trầm lắng.

B. Tình cảm, tha thiết.

C. Vui tươi, hồn nhiên.

D. Hào hứng, dồn dập.

Câu 20: Câu thơ sau nói lên điều gì?

Chắc chim mới ra ràng

Ồ! Hoa cau đang nở!

A. Thông báo hoa cau đang nở.

B. Nêu lợi ích của cây cau.

C. Sự ngạc nhiên của tác giả khi thấy hoa cau nở.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 21: Qua hình ảnh cây cau, tác giả bài thơ muốn nói lên điều gì?

A. Cây cau có rất nhiều lợi ích và tác dụng.

B. Sống phải biết ngẩng cao đầu, hiên ngang. Phải biết hiếu thảo, yêu thương mọi người và rộng lượng.

C. Phải biết thương yêu mọi người xung quanh mình.

D. Cây cau rất cao lớn và ngay thẳng.

Câu 22: Em hiểu thế nào về bài học của cây cau “Muốn cao thì phải thẳng”?

A. Muốn làm người tử tế, được người ta kính trọng thì phải chính trực, ngay thẳng.

B. Trải qua khó khăn thì mới thành người được.

C. Phải thẳng thì mới có thể cao được.

D. Muốn phát triển được tốt, muốn đi được xa thì trước hết phải chính trực, ngay thẳng.

Câu 23: Câu thơ “Đỏ môi ngoại nhai trầu” có bao nhiêu danh từ?

A. 2 từ.

B. 3 từ.

C. 4 từ.

D. 5 từ.

Câu 24: Bài thơ nào dưới đây cũng nói về tình cảm của tác giả đối với thiên nhiên, cây cối xung quanh mình?

A. Tuổi ngựa của Xuân Quỳnh.

B. Điều kì diệu của Huỳnh Mai Liên.

C. Lên rẫy của Đỗ Toàn Diện.

D. Cả A và C.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 4 hay khác:

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn, giải Tiếng Việt lớp 4 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều Tập 1 và Tập 2 (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên