Với 29 câu hỏi trắc nghiệm Cô giáo nhỏ Tiếng Việt lớp 4 có đáp án chi tiết, chọn lọc
sách Cánh diều sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 4.
Trắc nghiệm Cô giáo nhỏ (có đáp án) - Cánh diều
Câu 1: Hơn một tháng nay, hễ cô giáo hỏi đến cuốn truyện tranh, Giên lại nói gì?
Quảng cáo
A. Cô đừng báo với nhà trường, em sẽ bị đuổi học mất.
B. Xin lỗi cô, em quên mang theo. Mai em sẽ mang ạ.
C. Xin lỗi cô, em quên mang theo. Cô đừng báo với nhà trường ạ.
D. Em phải để sách ở nhà cho bà, mẹ và các em của em học ạ!
Đáp án
C. Xin lỗi cô, em quên mang theo. Cô đừng báo với nhà trường ạ.
Hướng dẫn giải:
Học sinh chú ý đoạn văn sau:
Đã hơn một tháng nay, hễ tôi hỏi đến cuốn truyện tranh Giên mượn, em lại lúng búng: “Xin lỗi cô, em quên mang theo. Cô đừng báo với nhà trường ạ”.
Câu 2: Giên gọi nơi mình học là trường nhưng thực chất nó chỉ là
A. lớp dạy nghề.
B. trường bổ túc văn hóa.
C. lớp dạy chữ học phí thấp.
D. lớp dạy chữ miễn phí.
Đáp án
D. lớp dạy chữ miễn phí.
Hướng dẫn giải:
Từ bài đọc có chi tiết: Giên gọi là trường nhưng thực chất đây chỉ là lớp dạy chữ miễn phí ở một vùng quê châu Phi hẻo lánh.
Chọn lớp dạy chữ miễn phí.
Quảng cáo
Câu 3: Giên sống ở đâu?
A. Một vùng quê châu Phi trù phú.
B. Một thành phố phát triển ở châu Phi.
C. Một vùng quê châu Phi hẻo lánh.
D. Một vùng quê châu Mỹ nghèo khó.
Đáp án
C. Một vùng quê châu Phi hẻo lánh.
Hướng dẫn giải:
Từ bài đọc có chi tiết về vị trí ngôi trường của Giên: Giên gọi là trường nhưng thực chất đây chỉ là lớp dạy chữ miễn phí ở một vùng quê châu Phi hẻo lánh.
Giên sống ở một vùng quê châu Phi hẻo lánh.
Câu 4: Đa số trẻ em ở nơi Giên sống
A. được tới trường đầy đủ.
B. phải ở nhà bế em, nấu nướng hoặc ra đồng giúp cha mẹ.
C. nửa buổi phải làm các công việc trong gia đình, chỉ được đi học nửa buổi trong ngày.
D. phải thay cha mẹ làm tất cả mọi việc.
Đáp án
B. phải ở nhà bế em, nấu nướng hoặc ra đồng giúp cha mẹ.
Hướng dẫn giải:
Từ bài đọc có chi tiết: Đa số trẻ em ở đây phải ở nhà bế em, nấu nướng hoặc ra đồng giúp cha mẹ.
Chọn phải ở nhà bế em, nấu nướng hoặc ra đồng giúp cha mẹ.
Câu 5: Khi thấy Giên mãi không trả được sách, cô giáo đã làm gì?
Quảng cáo
A. Tìm đến nhà Giên để tìm hiểu lí do.
B. Gọi Giên ở lại sau giờ học, hỏi cho ra nhẽ.
C. Gọi điện cho gia đình Giên để hỏi.
D. Dò hỏi qua các học sinh trong lớp.
Đáp án
A. Tìm đến nhà Giên để tìm hiểu lí do.
Hướng dẫn giải:
Từ bài đọc có chi tiết: Tối hôm đó, mất hai giờ đồng hồ vượt qua những quãng đồng vắng, tối tăm, tôi mới tìm đến được xóm nhà Giên. Người ta chỉ cho tôi một túp lều.
Chọn Tìm đến nhà Giên để tìm hiểu lí do.
Câu 6: Thực chất Giên mượn cuốn truyện tranh về nhà để làm gì?
A. Cho cô bé hàng xóm mượn để học chữ.
B. Dạy chữ cho bà, mẹ và các em.
C. Đọc cho thật kĩ nội dung truyện.
D. Học cách vẽ tranh.
Đáp án
B. Dạy chữ cho bà, mẹ và các em.
Hướng dẫn giải:
Từ bài đọc có những chi tiết sau: Tôi nhìn qua khe cửa. Khoảng sáu, bảy đứa trẻ ngồi quanh bếp lửa. Cạnh chúng là một phụ nữ trẻ và một bà lão. Hai người lớn chụm môi cố vật lộn với mấy từ khó. Ngón tay họ dò trên chính cuốn sách mà Giên mượn về. Đám trẻ con đã đọc xong, ngóng cổ chờ hai người phụ nữ đánh vần nốt. “Cô giáo" Giên đang nhiệt tình chỉ bảo "học trò”.
Giên mượn cuốn truyện tranh về nhà để dạy chữ cho bà, mẹ và các em.
Câu 7: Bài đọc đã nói lên thực trạng gì ở các khu vực hẻo lánh của châu Phi?
A. Lạc hậu, nhiều người không biết chữ.
B. Còn nhiều lạc hậu nhưng đa số trẻ em được đến trường.
C. Đang trên đà phát triển ở nhiều lĩnh vực.
D. Người dân ghét học chữ, chỉ thích các công việc lao động chân tay.
Đáp án
A. Lạc hậu, nhiều người không biết chữ.
Hướng dẫn giải:
Từ bài đọc, có thể thấy:
- Cuộc sống của vùng quê nghèo hẻo lánh ở châu Phi còn lạc hậu, người lớn đa số không biết chữ, phần lớn trẻ em cũng không được đến trường, chỉ có số ít được đi học.
- Tuy vậy, không phải học ghét học chữ, mà là do điều kiện cuộc sống không cho phép. Khi có cơ hội được học chữ, các thành viên trong gia đình Giên đều rất hào hứng và cố gắng.
Chọn Lạc hậu, nhiều người không biết chữ.
Quảng cáo
Câu 8: Bài đọc mang tên "Cô giáo nhỏ". Vậy nhân vật nào trong bài là "cô giáo nhỏ"?
A. Mẹ của Giên.
B. Giên.
C. Cô giáo của Giên.
D. Bà của Giên.
Đáp án
B. Giên.
Hướng dẫn giải:
Giên chính là "cô giáo nhỏ" khi đã dạy chữ cho bà, cho mẹ và các em của mình.
Câu 9: Cô giáo của Giên đã nói gì khi hiểu vì sao Giên mãi chưa trả sách?
A. Xin lỗi Giên.
B. Trách Giên vì đã không nói thật.
C. Khen ngợi Giên.
D. Đề nghị cho Giên mượn thêm sách.
Đáp án:
A. Xin lỗi Giên.
Hướng dẫn giải:
Đoạn cuối bài đọc có chi tiết: Cũng như ở lớp, Giên lại thì thào: “Em xin lỗi cô.”. Nhưng rồi em tròn mắt ngạc nhiên trước câu trả lời nghẹn ngào của tôi: “Ồ không, Giên! Cô phải xin lỗi em mới đúng.”.
Khi cô giáo biết được lí do về cuốn sách, cô đã nói lời xin lỗi Giên.
Câu 10: Giên là một cô bé như thế nào?
A. Biết sống vì người khác.
B. Trung thực, thật thà.
C. Dũng cảm, gan dạ.
D. Ngây thơ, luôn nghĩ tốt cho mọi người.
Đáp án
A. Biết sống vì người khác.
Hướng dẫn giải:
Giên là cô bé biết sống vì người khác:
- Cô bé đã mượn sách về, nhận phần thiệt thòi hơn về mình khi cố gắng giữ quyển sách ở nhà để mọi người được học.
- Cô bé cố gắng vận dụng kiến thức và những gì mình được học để dạy lại cho các thành viên trong gia đình.
Câu 11:Trường học của Giên ở đâu?
A. Vùng quê châu Phi hẻo lánh.
B. Vùng nông thôn nghèo nàn.
C. Thành phố phồn vinh.
D. Đô thị phồn hoa.
Đáp án:
A. Vùng quê châu Phi hẻo lánh.
Hướng dẫn giải:
Học sinh chú ý đoạn văn sau:
Giên gọi là trường nhưng thực chất đây chỉ là lớp dạy chữ miễn phí ở một vùng quê châu Phi hẻo lánh. Đa số trẻ em ở đây phải ở nhà bế em, nấu nướng hoặc ra đồng giúp cha mẹ. Chỉ chừng hai chục em được đi học.
Câu 12:Ngôi trường này có gì đặc biệt?
A. Đa số trẻ em ở đây đều lười đi học.
B. Đa số trẻ em ở đây phải ở nhà bế em, nấu nướng hoặc ra đồng giúp mẹ.
C. Chỉ chừng hai chục em được đi học.
D. Cả B và C.
Đáp án:
B. Đa số trẻ em ở đây phải ở nhà bế em, nấu nướng hoặc ra đồng giúp mẹ.
Hướng dẫn giải:
Học sinh chú ý đoạn văn sau:
Giên gọi là trường nhưng thực chất đây chỉ là lớp dạy chữ miễn phí ở một vùng quê châu Phi hẻo lánh. Đa số trẻ em ở đây phải ở nhà bế em, nấu nướng hoặc ra đồng giúp cha mẹ. Chỉ chừng hai chục em được đi học.
Câu 13:Từ hẻo lánh có nghĩa là gì?
A. Cho phép hưởng một dịch vụ mà không phải trả tiền.
B. Trông chờ, mong đợi một điều gì đó.
C. (Nơi) xa, ít người qua lại.
D. Lúc mới sinh ra.
Đáp án:
C. (Nơi) xa, ít người qua lại.
Hướng dẫn giải:
Hẻo lánh có nghĩa là (nơi) xa, ít người qua lại.
Câu 14:Cô giáo mất bao lâu để đến xóm nhà Giên?
A. 1 giờ.
B. 2 giờ.
C. 3 giờ.
D. 4 giờ.
Đáp án:
B. 2 giờ.
Hướng dẫn giải:
Học sinh chú ý đoạn văn sau:
Tối hôm đó, mất hai giờ đồng hồ vượt qua những quãng đồng vắng, tối tăm, tôi mới tìm đến được xóm nhà Giên. Người ta chỉ cho tôi một túp lều. Tới sát cánh cửa đan bằng thân sậy khép hờ, tôi nghe thấy những tiếng ê a đánh vần.
Câu 15:Cô giáo nghe thấy gì khi tới sát cánh cửa nhà Giên?
A. Tiếng đàn.
B. Tiếng cãi nhau.
C. Tiếng ê a đánh vần.
D. Tiếng trẻ con khóc.
Đáp án:
C. Tiếng ê a đánh vần.
Hướng dẫn giải:
Học sinh chú ý đoạn văn sau:
Tối hôm đó, mất hai giờ đồng hồvượt qua những quãng đồng vắng, tối tăm, tôi mới tìm đến được xóm nhà Giên. Người ta chỉ cho tôi một túp lều. Tới sát cánh cửa đan bằng thân sậy khép hờ, tôi nghe thấy những tiếng ê a đánh vần.
Câu 16:Cô giáo đã chứng kiến việc gì lúc đến nhà Giên?
A. Khoảng sáu, bảy đứa trẻ ngồi quanh bếp lửa. Cạnh chúng là một phụ nữ trẻ và một bà lão.
B. Hai người lớn chụm môi cố vật lộn với mấy từ khó trên cuốn sách mà Giên mượn về.
C. Đám trẻ con đã đọc xong, ngóng cổ chờ hai người phụ nữ đánh vần nốt.
D. Tất cả các đáp án trên.
Đáp án:
D. Tất cả các đáp án trên.
Hướng dẫn giải:
Học sinh chú ý đoạn văn sau:
Tôi nhìn qua khe cửa. Khoảng sáu, bảy đứa trẻ ngồi quanh bếp lửa. cạnh chúng là một phụ nữ trẻ và một bà lão. Hai người lớn chụm môi cố vật lộn với mấy từ khó. Ngón tay họ dò trên chính cuốn sách mà Giên mượn về. Đám trẻ con đã đọc xong ngóng cổ chờ hai người phụ nữ đánh vần nốt. “Cô giáo” Giên đang nhiệt tình chỉ bảo “học trò”.
Câu 17:Mẹ của Giên cảm thấy như thế nào khi cô giáo đến nhà?
A. Hồi hộp.
B. Bất ngờ.
C. Ngạc nhiên.
D. Vui mừng.
Đáp án:
C. Ngạc nhiên.
Hướng dẫn giải:
Khi mẹ của Giên thấy cô giáo đến nhà gương mặt không giấu nổi vẻ ngạc nhiên.
Câu 18:Mẹ của Giên đã nói gì với cô giáo?
A. Cô giáo dạy chúng tôi đọc chữ đi.
B. Ông bà, cha mẹ rồi tới các anh chị tôi, không ai biết chữ cả. Tôi cũng không nốt.
C. Tôi biết chữ rồi đấy, tôi đọc cho cô giáo nghe thử nhé.
D. Tôi biết đọc rồi đấy, cô giáo thấy tôi giỏi không?
Đáp án:
B. Ông bà, cha mẹ rồi tới các anh chị tôi, không ai biết chữ cả. Tôi cũng không nốt.
Hướng dẫn giải:
Mẹ của Giên ra mở cửa, không giấu nổi vẻ ngạc nhiên.
- Ông bà, cha mẹ rồi tới các anh chị tôi, không ai biết chữ cả. Tôi cũng không nốt. – Bà mẹ trẻ nói.
Câu 19:Bà của Giên nói gì với cô giáo?
A. Từ cha sinh mẹ đẻ, có bao giờ tôi mơ được học chữ. Giờ tôi biết kha khá rồi đấy. Tôi đọc cô giáo nghe thử nhé.
B. Cô giáo nghe thử xem tôi đọc như thế nào đi.
C. Cô giáo xem tôi đọc tốt không.
D. Tôi không biết chữ.
Đáp án:
B. Cô giáo nghe thử xem tôi đọc như thế nào đi.
Hướng dẫn giải:
Học sinh chú ý đoạn văn sau:
Từ cha sinh mẹ đẻ, có bao giờ tôi được học chữ. Giờ tôi biết kha khá rồi đấy. Tôi đọc cô giáo nghe thử nhé. – Bà của Giên ngượng nghịu nhìn cuốn sách lấm lem nhọ nồi.
Câu 20:Cũng như ở lớp, Giên đã nói gì với cô giáo khi cô tới nhà?
A. Cô cho em mượn thêm mấy ngày nữa nhé.
B. Cô đừng báo với nhà trường ạ.
C. Em xin lỗi cô.
D. Em sẽ trả sách cho cô sau.
Đáp án:
C. Em xin lỗi cô.
Hướng dẫn giải:
Cũng như ở lớp, Giên lại thì thào: “Em xin lỗi cô”. Nhưng rồi em tròn mắt ngạc nhiên trước câu trả lời nghẹn ngào của tôi: “Ồ không, Giên! Cô phải xin lỗi em mới đúng.”.
Câu 21:Theo em, vì sao Giên không trả được sách đúng hạn?
A. Vì Giên làm mất sách.
B. Vì Giên muốn dùng cuốn sách đó dạy mọi người ở nhà đọc chữ.
C. Vì Giên quên không mang sách theo.
D. Vì Giên muốn tặng cuốn sách đó cho bạn.
Đáp án:
B. Vì Giên muốn dùng cuốn sách đó dạy mọi người ở nhà đọc chữ.
Hướng dẫn giải:
Giên không trả được sách đúng hạn vì Giên muốn dùng cuốn sách đó dạy mọi người ở nhà đọc chữ.
Câu 22:Vì sao cô giáo nghẹn ngào nói: “Ồ không, Giên! Cô phải xin lỗi em mới đúng.” khi Giên xin lỗi cô?
A. Vì cô giáo nhận ra sự tốt bụng của Giên.
B. Vì cô giáo thấy có lỗi khi trách mắng Giên.
C. Vì cô giáo bị cảm động, bất ngờ trước hành động của Giên.
D. Vì Giên đã làm một chuyện tốt.
Đáp án:
C. Vì cô giáo bị cảm động, bất ngờ trước hành động của Giên.
Hướng dẫn giải:
Cô giáo nghẹn ngào nói: “Ồ không, Giên! Cô phải xin lỗi em mới đúng.” Vì cô giáo bị cảm động, bất ngờ trước hành động của Giên.
Câu 23:Nội dung của câu chuyện là gì?
A. Ca ngợi những người trong hoàn cảnh khó khăn vẫn cố gắng học tập.
B. Ca ngợi sự ham học hỏi của con người trong hoàn cảnh khó khăn và sự tốt bụng của cô bé Giên.
C. Thể hiện sự khó khăn của người dân sống ở vùng quê châu Phi.
D. Ca ngợi lòng tốt của con người.
Đáp án:
B. Ca ngợi sự ham học hỏi của con người trong hoàn cảnh khó khăn và sự tốt bụng của cô bé Giên.
Hướng dẫn giải:
Câu chuyện kể về Giên – một học sinh nhỏ ở vùng quê châu Phi hẻo lánh. Giên đã trở thành một cô giáo nhỏ của gia đình, dạy mọi người viết và đọc. Giên là một cô bé tốt và chăm chỉ. Ca ngợi sự ham học hỏi của con người trong hoàn cảnh khó khăn và sự tốt bụng của cô bé Giên.
Câu 24:Em thấy Giên là người như thế nào?
A. Là một người tốt bụng, nhân ái, muốn chia sẻ kiến thức mình học được cho những người không có cơ hội học.
B. Là một người xấu tính, ích kỉ.
C. Là một người chỉ biết nghĩ cho bản thân mình, không quan tâm ai khác.
D. Là một người không biết giữ lời hứa, mượn sách xong không trả.
Đáp án:
A. Là một người tốt bụng, nhân ái, muốn chia sẻ kiến thức mình học được cho những người không có cơ hội học.
Hướng dẫn giải:
Qua câu chuyện em thấy Giên là một người tốt bụng, nhân ái, muốn chia sẻ kiến thức mình học được cho những người không có cơ hội học.
Câu 25:Hình ảnh “Cô giáo nhỏ” ở nhan đề là chỉ ai?
A. Cô giáo Giên.
B. Giên.
C. Mẹ Giên.
D. Bà Giên.
Đáp án:
B. Giên.
Hướng dẫn giải:
Câu chuyện kể về Giên – một học sinh nhỏ ở vùng quê châu Phi hẻo lánh. Giên đã trở thành một cô giáo nhỏ của gia đình, dạy mọi người viết và đọc. Giên là một cô bé tốt và chăm chỉ.
Câu 26:Câu chuyện trên muốn nhắn nhủ điều gì với chúng ta?
A. Hãy biết chia sẻ khó khăn với người khác.
B. Lòng tốt sẽ được báo đáp.
C. Cả A và B.
D. Mượn sách xong phải trả.
Đáp án:
C. Cả A và B.
Hướng dẫn giải:
Câu chuyện trên muốn nhắn nhủ với chúng ta rằng hãy biết chia sẻ khó khăn với người khác, lòng tốt sẽ được báo đáp.
Câu 27:Dòng nào dưới đây nhận xét đúng về câu chuyện?
A. Câu chuyện giúp chúng ta biết sự nghèo khó của người dân nơi vùng quê châu Phi.
B. Câu chuyện muốn nói với chúng ta rằng hãy biết quan tâm, giúp đỡ người khác.
C. Câu chuyện muốn khuyên chúng ta đừng vội vàng đánh giá một sự việc mà hãy tìm hiểu nguyên nhân của nó.
D. Tất cả các đáp án trên.
Đáp án:
D. Tất cả các đáp án trên.
Hướng dẫn giải:
Câu chuyện giúp chúng ta biết sự nghèo khó của người dân nơi vùng quê châu Phi. Qua đó muốn nói với chúng ta rằng hãy biết quan tâm, giúp đỡ người khác, muốn khuyên chúng ta đừng vội vàng đánh giá một sự việc mà hãy tìm hiểu nguyên nhân của nó.
Câu 28:Tìm danh từ trong câu dưới đây?
Tôi sát cánh cửa đan bằng thân sậy khép hờ.
A. Tôi.
B. Cánh cửa.
C. Thân sậy.
D. Cả B và C.
Đáp án:
D. Cả B và C.
Hướng dẫn giải:
Các danh từ xuất hiện trong câu đó là: cánh cửa, thân sậy.
Câu 29:Bài đọc nào dưới đây cũng có hình ảnh cô giáo?
A. Cái răng khểnh.
B. Đồng cỏ nở hoa.
C. Nhà phát minh 6 tuổi.
D. Những cái đinh.
Đáp án:
C. Nhà phát minh 6 tuổi.
Hướng dẫn giải:
- Cái răng khểnh: Câu chuyện kể về cậu bé có chiếc răng khểnh, nhưng bị tự ti vì bạn bè trêu chọc. Từ đó cậu bé ít khi cười hơn. Nhưng sau khi tâm sự với bố và cô giáo cậu bé đã tự tin hơn về chiếc răng khểnh và cười nhiều hơn trước.
- Đồng cỏ nở hoa: Văn bản đề cập đến Bống là một cô bé có tài hội họa. Điều đáng chú ý là Bống vẽ rất giống. Không chỉ vậy Bống còn có trí tưởng tượng rất phong phú. Nhờ vậy những bức tranh của em rất sinh động và được ông họa sĩ Phan khen.
- Nhà phát minh 6 tuổi: Văn bản đề cập đến câu chuyện thuở bé của Ma-ri-a. Cô là một cô bé thích quan sát. Cô rất thông minh khi đã phát hiện ra những điều mới lạ khi nhìn thấy nước trà rớt ra đĩa. Chính nhờ sự thông minh đó mà sau này Ma-ri-a trở thành giáo sư nhiều trường đại học danh tiếng của Mỹ và vinh dự được tặng Giải thưởng Nô-ben Vật lí.
- Những cái đinh: Câu chuyện kể về một cậu bé hay nổi nóng và bài học ý nghĩa mà cha cậu đã dạy qua những vết đinh. Bài học đã giúp cậu bé kiềm chế tính nóng của mình và giúp cậu bé hiểu ra nhiều điều trong cuộc sống.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều có đáp án hay khác:
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Loạt bài Soạn, giải Tiếng Việt lớp 4 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều Tập 1 và Tập 2 (NXB Đại học Sư phạm).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.