Trắc nghiệm Thanh âm của núi (có đáp án) - Kết nối tri thức

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Thanh âm của núi Tiếng Việt lớp 4 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 4.

Trắc nghiệm Thanh âm của núi (có đáp án) - Kết nối tri thức

* Nhận biết:

Câu 1. Đâu là nhạc cụ nổi tiếng của người Mông?

Quảng cáo

A. Đàn tranh.

B. Khèn.

C. Sáo trúc.

D. Trống đồng.

Câu 2. Người Mông phân bố ở vùng nào nước ta?

A. Tây Bắc

B. Đồng bằng sông Hồng

C. Tây Nguyên

D. Duyên hải miền Trung

Quảng cáo

Câu 3. Du khách thường có cảm nhận như thế nào về tiếng khèn của người Mông khi đến Tây Bắc?

A. sẽ thấy nhớ, thấy thương, thấy vấn vương trong lòng

B. âm thanh cây khèn của người Mông có thể làm đắm say cả những du khách khó tính nhất.

C. Cả A và B sai

D. Cả A và B đúng

Câu 4. Đâu là chất liệu để chế tác khèn của người Mông?

A. Nhựa

B. Sắt

C. Gỗ

D. Thép

Câu 5. Đâu là đặc điểm khèn của người Mông?

Quảng cáo

A. Chế tác bằng gỗ cùng sáu ống trúc lớn, nhỏ, dài, ngắn khác nhau

B. Sáu ống trúc được xếp khéo léo, song song trên thân khèn

C. Sáu ống trúc tượng trưng cho tình anh em tụ hợp

D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 6. Câu văn nào miêu tả hình dáng cây khèn?

A. Âm thanh cây khèn của người Mông có thể làm đắm say cả những du khách khó tính nhất.

B. Khèn của người Mông được chế tác bằng gỗ cùng sáu ống trúc lớn, nhỏ, dài, ngắn khác nhau.

C. Nhìn và tưởng tượng thêm một chút thấy chúng như dòng nước đang trôi.

D. Tiếng khèn gắn bó với người Mông mỗi khi lên nương, xuống chợ.

Câu 7. Đâu là lí do khèn trở thành báu vật của người Mông?

A. Nó là thứ âm thanh huyền diệu, gắn với lịch sử cho đến thời điểm hiện tại với người Mông.

B. Tiếng khèn gắn bó với họ ở mỗi nơi họ đi như khi lên nương, xuống chợ.

C. Tiếng khèn còn gắn với những tiếng cười nao nức khắp bản làng mỗi độ xuân về.

D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Quảng cáo

Câu 8. Ở câu văn "Nhìn và tưởng tượng thêm một chút thấy chúng như dòng nước đang trôi", tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Dấu hiệu để nhận biết biện pháp tu từ đó.

A. Nhân hóa. Dùng từ ngữ gọi người để gọi vật

B. Đảo ngữ. Trật tự của câu thay đổi

C. Không sử dụng biện pháp tu từ nào.

D. So sánh. Từ dùng để so sánh "như"

Câu 9. Chủ đề của bài đọc "Thanh âm của núi" là gì?

A. Nét đặc sắc của văn hoá các vùng miền trường tồn cùng thời gian.

B. Tiếng khèn của người Mông là nét văn hoá quý báu, cần được lưu giữ, bảo tồn.

C. Các nhạc cụ dân tộc thể hiện sự sáng tạo đáng tự hào của người Việt Nam.

D. Du khách rất thích đến Tây Bắc - mảnh đất có những nét văn hoá đặc sắc.

Câu 10. Đọc đoạn văn sau và cho biết tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa bằng cách nào?

"Tiếng khèn gắn bó với người Mông mỗi khi lên nương, xuống chợ. Tiếng khèn hòa với tiếng cười reo vang náo nức khắp làng bản mỗi độ xuân về. Tiếng khèn trở thành báu vật của người Mông xưa truyền lại cho các thế hệ sau."

A. Gọi vật, hiện tượng tự nhiên bằng những từ ngữ chỉ người.

B. Trò chuyện, xưng hô với vật, hiện tượng tự nhiên như với người.

C. Dùng từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm của người để kể, tả về vật, hiện tượng tự nhiên.

D. Tất cả các đáp án trên.

* Thông hiểu:

Câu 11. Qua câu văn "Dòng nước đó chở âm thanh huyền diệu, chảy mãi từ nguồn lịch sử cho đến tận bến bờ hiện tại" cho thấy vai trò gì của tiếng Khèn?

A. Giữ gìn và phát huy truyền thống dân tộc

B. Âm thanh tiếng khèn vang xa, vô tận

C. Âm thanh tiếng khèn kết hợp với tiếng suối chảy tạo nên một điệu nhạc tuyệt vời.

D. Kết nối quá khứ và hiện tại, tiếp nối lịch sử hào hùng của dân tộc Mông

Câu 12. Đâu là nghĩa của từ “vấn vương”?

A. Dai dẳng, kéo dài

B. Băn khoăn suy nghĩ không ngừng nghỉ

C. Khó dứt khoát, luôn trong trạng thái luyến tiếc

D. Thường cứ phải nghĩ đến, nhớ đến, không dứt ra được

Câu 13. Đến Tây Bắc, khách du lịch sẽ gặp ai thổi khèn của người Mông?

A. Người dân

B. Nghệ nhân

C. Ca sĩ

D. Nghệ sĩ

* Vận dụng:

Câu 14. Đâu là nơi những nghệ nhân người Mông thường thổi khèn?

A. Nhà sàn

B. Đỉnh núi mênh mang lộng gió

C. Nhà rông

D. Nhà văn hóa

Câu 15. Qua đoạn cuối bài đọc, tác giả muốn nói điều gì về tiếng khèn và người thổi khèn?

A. Những người Mông thổi khèn là những nghệ nhân thuộc về tuyệt tác của thiên nhiên

B. Tiếng khèn của họ sẽ sống mãi với mảnh đất Tây Bắc

C. Lan tỏa vẻ đẹp của âm thanh không chỉ trong phạm vi những thế hệ sau của người Mông mà còn tới cả những du khách khi tới xứ Mông.

D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 4 hay khác:

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn, giải Tiếng Việt lớp 4 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 và Tập 2 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên