Trắc nghiệm Luyện tập về hai thành phần chính của câu (có đáp án) - Kết nối tri thức

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Luyện tập về hai thành phần chính của câu Tiếng Việt lớp 4 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 4.

Trắc nghiệm Luyện tập về hai thành phần chính của câu (có đáp án) - Kết nối tri thức

Câu 1: Nối để tạo thành câu.

Quảng cáo

Một trăm người con của Âu Cơ và Lạc Long Quân

 

trở thành tổ tiên của người Việt.

Lạc Long Quân

 

thuộc dòng tiên, xinh đẹp tuyệt trần.

Âu Cơ

 

thuộc nòi rồng, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ.

Đọc lại văn bản "Sự tích con Rồng cháu Tiên" để hoàn thành câu:

SỰ TÍCH CON RỒNG CHÁU TIÊN

Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt có một vị thần tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lên sống trên cạn, sức khoẻ vô địch, có nhiều phép lạ. Bấy giờ, ở vùng núi cao có nàng Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần, nghe vùng đất Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lạ bèn tìm đến thăm. Hai người gặp nhau, kết thành vợ chồng.

Ít lâu sau, Âu Cơ có mang. Đến kì sinh, chuyện thật lạ, nàng sinh ra cái bọc trăm trứng. Trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con lớn nhanh như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần.

Sống với nhau được ít lâu, Lạc Long Quân bàn với vợ:

– Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao. Kẻ trên cạn, người dưới nước, tập quán khác nhau, khó mà ở cùng nhau lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương, khi có việc thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn.

Một trăm người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ sau này trở thành tổ tiên của người Việt. Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Con trai vua gọi là Lang, con gái vua gọi là Mị Nương; khi cha mất thì ngôi được truyền cho con trưởng, mười mấy đời truyền nối ngôi vua đều lấy hiệu là Hùng Vương, không hề thay đổi.

Cũng bởi sự tích này mà về sau, người Việt ta thường tự hào xưng là con Rồng cháu Tiên và thân mật gọi nhau là đồng bào.

(Theo Nguyễn Đổng Chi)

Câu 2: Nối để tạo thành câu.

Mùa xuân

 

có tiết trời ấm áp, trăm hoa đua nở.

Mùa hạ

có tiết trời lạnh giá.

Mùa thu

có lá vàng rụng, có gió heo may.

Mùa đông

có thời tiết oi bức.

Quảng cáo

Câu 3: Câu nào có vị ngữ nêu đặc điểm?

A. Các cô bác công nhân đang làm việc trong xưởng may.

B. Minh là lớp phó học tập của lớp 4A.

C. Lớp trưởng lớp em rất chăm ngoan, học giỏi.

D. Mẹ em đang nấu ăn.

Câu 4: Câu nào có vị ngữ nêu hoạt động, trạng thái?

A. Bầy chim chìa vôi đang đi kiếm mồi.

B. Bầy chim chìa vôi rất nhanh nhẹn.

C. Bầy chim chìa vôi được mọi người quý mến.

D. Bầy chim chìa vôi rất đẹp.

Câu 5: Câu nào có vị ngữ giới thiệu, nhận xét?

Quảng cáo

A. Trường em là trường tiểu học.

B. Cây bàng cao lớn, vững chãi.

C. Thầy giáo đang giảng bài cho học sinh.

D. Bác bảo vệ đánh trống rất đúng giờ.

Câu 6: Câu nào có chủ ngữ là danh từ chỉ người?

A. Chú mèo của tôi có bộ lông trắng muốt.

B. Gió phơn khiến thời tiết rất khô và nóng.

C. Học sinh lớp 4B học tập rất chăm chỉ.

D. Ngôi nhà được sơn màu vàng.

Câu 7: Phân biệt mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp bằng cách nối.

Mở bài trực tiếp

 

 

Giới thiệu ngay vào câu chuyện

Mở bài gián tiếp

 

Giới thiệu câu chuyện, kết hợp nêu bối cảnh được đọc, được nghe hoặc nêu cảm nghĩ, kỉ niệm gắn với câu chuyện,...

Quảng cáo

Câu 8: Câu nào có chủ ngữ là danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên?

A. Mưa bóng mây xuất hiện vào mùa hạ.

B. Bố em là một bác sĩ phụ sản.

C. Con thuyền này được gấp bằng giấy ăn.

D. Con vẹt rất giỏi bắt chước tiếng người.

Câu 9: Phân biệt kết bài không mở rộng và kết bài mở rộng bằng cách nối.

Kết bài không mở rộng

 

Nêu cảm xúc, suy nghĩ về câu chuyện

Kết bài mở rộng

 

Nêu cảm xúc, suy nghĩ,.., và những liên tưởng, suy luận được gợi ra từ câu chuyện

Câu 10: Cần chú ý điều gì khi lập dàn ý cho phần thân bài của bài văn kể lại một câu chuyện? (Chọn 2 đáp án)

A. Kể các sự việc chính theo diễn biến của câu chuyện.

B. Chú ý làm nổi bật suy nghĩ, hành động,... của nhân vật.

C. Tập trung nhiều nhất vào diễn biến tâm lí của nhân vật.

D. Chú ý làm nổi bật suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 4 hay khác:

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn, giải Tiếng Việt lớp 4 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 và Tập 2 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên