Trắc nghiệm Trạng ngữ chỉ phương tiện (có đáp án) - Kết nối tri thức
Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Trạng ngữ chỉ phương tiện Tiếng Việt lớp 4 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 4.
Trắc nghiệm Trạng ngữ chỉ phương tiện (có đáp án) - Kết nối tri thức
Câu 1: Chọn trạng ngữ chỉ phương tiện trong đoạn sau.
Từ tờ mờ sáng, chú gà trống đã leo lên đống rơm cao nhất. Bằng tiếng gáy ò ó o, chú đã gọi dậy tất cả mọi người. Ông mặt trời vội và ng vươn vai thức dậy sau một giấc ngủ dài. Các em nhỏ í ới gọi nhau đi học. Các bác nông dân thì chuẩn bị ra đồng cày cấy.
Câu 2: Xếp ba trạng ngữ của ba câu trên vào các nhóm dưới đây.
a) Bằng sự khéo léo của mình, chị Hà đã đan được rất nhiều khăn len, mũ len để bán.
b) Năm nay, cả gia đình em quyết định không đi du lịch nữa mà về quê chơi.
c) Trong vườn, những mầm rau cải đã bắt đầu nhu nhú.
Câu 3: Đặt câu hỏi cho trạng ngữ chỉ phương tiện trong câu sau.
Bằng đôi cánh to khỏe, đại bàng đã bay đi khắp nơi.
A. Bằng cái gì, đại bàng đã bay đi khắp nơi?
B. Ở đâu đại bàng đã bay đi khắp nơi?
C. Vì sao đại bàng đã bay đi khắp nơi?
D. Bao giờ đại bàng đã bay đi khắp nơi?
Câu 4: Tìm từ ngữ thích hợp để hoàn thành câu có trạng ngữ chỉ phương tiện.
Với ý chí (vượt qua khó khăn, sức khỏe vô địch, giọng hát nội lực), thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký đã khiến bao người cảm phục.
Câu 5: Tìm từ ngữ thích hợp để hoàn thành câu có trạng ngữ chỉ phương tiện.
Với (lòng yêu nước nồng nàn, ước mơ đứng đầu đất nước, tài sản khổng lồ), Bác Hồ đã ra đi tìm đường tìm cứu vào ngày 5/6/1911.
Câu 6: Chọn trạng ngữ chỉ phương tiện trong đoạn sau.
Lời kể có đoạn: “Năm 18 tuổi, bị giặc Pháp bắt đày đi Sơn La. Được tha về, đồng chí lại bí mật hoạt động ngay. Năm 1944, đoàn thể giao đồng chí Khảm việc làm thuốc đạn cho du kích. Với hai tay không, đồng chí tự nghĩ ra cách làm, tự tìm ra nguyên liệu, tự đào tạo ra cán bộ…”.
(Báo Quân đội Nhân dân)
Câu 7: Đặt câu hỏi cho trạng ngữ chỉ phương tiện trong câu sau.
Bằng lưỡi liềm sắn bén, bác nông dân đã gặt xong cả thửa ruộng.
A. Bằng cái gì, bác nông dân đã gặt xong cả thửa ruộng?
B. Ở nơi nào bác nông dân đã gặt xong cả thửa ruộng?
C. Vì sao bác nông dân đã gặt xong cả thửa ruộng?
D. Bao giờ bác nông dân đã gặt xong cả thửa ruộng?
Câu 8: Nối các phần của bài văn miêu tả cây cối với nội dung chính.
Mở bài |
|
Tả lần lượt từng bộ phận của cây |
Thân bài
|
Nêu ấn tượng đặc biệt hoặc tình cảm của người tả với cây |
|
Kết bài |
Giới thiệu bao quát về cây |
Câu 9: Xếp các đoạn sau vào ba nhóm.
(1) Sau vườn nhà em có một cây xoài rất lớn. Đó là cây ăn quả đầu tiên trong khu vườn được bố em trồng khi vừa chuyển về đây sinh sống.
(2) Cây cao phải đến hơn ba mét, với phần thân to và cứng cáp. Một mình em không thể ôm xuể được thân cây đó. Phần rễ cây chìm dưới mặt đất, nhưng em vẫn đoán được chắc hẳn rễ cây phải to và dài lắm, bởi nó có thể chống đỡ cho cả cái cây cao lớn như thế này cơ mà. Từ thân cây, các cành chính lớn như bắp tay mọc ra, rồi từ nhánh lớn ấy mới đẻ ra rất nhiều các nhánh con khác. Các nhánh cây xoài khá dài, vì vậy đầu cành thường chúc xuống đất, giúp em dễ dàng hái quả vào mùa thu hoạch.
(3) Mỗi năm đến mùa quả, cây xoài nhà em cho nhiều trái lắm. Trái mọc thành chùm, treo lúc lỉu trên cây. Chùm ít thì độ ba đến năm quả, chùm nhiều thì cũng phải gần mười quả. Những chùm xoài này mọc khắp ở các cành con, dày đến tưởng như chỉ thấy quả mà chẳng thấy lá. Những quả xoài to như bàn tay của bố, vỏ mỏng, thịt dày, hạt nhỏ. Lúc còn xanh ăn giòn, chua, đem làm nộm thì ngon tuyệt. Khi chín, thịt vàng ươm, ăn ngọt lịm. Mỗi mùa, mẹ em đều đem quả biếu hàng xóm, người thân quen, rồi cả đem bán nữa thì mới hết được.
(4) Em quý cây xoài nhà mình lắm. Bởi hơn cả một loài cây ăn quả, cây xoài đã lớn lên cùng với em, ghi nhận biết bao kỉ niệm đẹp tuổi thơ mà em đã trải qua. Em mong rằng, dù qua bao mưa nắng, cây vẫn sẽ mãi xanh tốt như thế.
- Mở bài:
- Thân bài:
- Kết bài:
Câu 10: Chọn 4 bộ phận của cây xoài được tả.
A. Thân cây.
B. Rễ cây.
C. Lá cây.
D. Quả xoài.
E. Tán lá.
F. Cành cây.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:
Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 4 Viết: Tìm hiểu cách viết bài văn miêu tả cây cối
Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 4 Viết: Tìm hiểu các viết bài văn miêu tả cây cối (tiếp theo)
Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 4 Nói và nghe: Những miền quê yêu dấu
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 4 hay khác:
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức
- Giải lớp 4 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 4 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 4 Cánh diều (các môn học)
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Soạn, giải Tiếng Việt lớp 4 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 và Tập 2 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Bài tập cuối tuần lớp 4 Toán, Tiếng Việt (có đáp án)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 - KNTT
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Toán lớp 4 - KNTT
- Giải Vở bài tập Toán lớp 4 - KNTT
- Giải Tiếng Anh lớp 4 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Family and Friends
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Wonderful World
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Explore Our World
- Giải sgk Đạo đức lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Khoa học lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Tin học lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ lớp 4 - KNTT