Trắc nghiệm Việc làm có ích (có đáp án) - Kết nối tri thức

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Việc làm có ích Tiếng Việt lớp 4 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 4.

Trắc nghiệm Việc làm có ích (có đáp án) - Kết nối tri thức

* Nhận biết:

Câu 1. Khi kể lại một câu chuyện, điều đầu tiên người viết cần làm là gì?

Quảng cáo

A. Giới thiệu được câu chuyện định kể.

B. Nêu tên câu chuyện.

C. Trình bày nội dung câu chuyện.

D. Trình bày cảm xúc của bản thân về câu chuyện.

Câu 2. Khi kể lại một câu chuyện, em có thể nói những gì?

A. Nêu nội dung câu chuyện.

B. Kể lại câu chuyện theo trình tự thời gian.

C. Cảm nhận của em về câu chuyện đó.

D. Cả A, B, C.

Quảng cáo

Câu 3. Em sẽ chia sẻ với bạn việc có ích em đã làm như nào?

A. Kể lại công việc em đã tham gia theo đúng trình tự.

B. Nêu lợi ích của công việc đó.

C. Nêu cảm xúc, suy nghĩ của mình sau khi tham gia công việc đó.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Người nói cần làm gì khi kể lại một việc có ích mình đã từng tham gia?

A. Kể rõ ràng, rành mạch các sự việc theo đúng trình tự.

B. Dùng các cử chỉ biểu lộ cảm xúc để hỗ trợ cho phần nói.

C. Chuẩn bị trước phần nói của mình.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5. Người nghe cần phải lưu ý điều gì?

Quảng cáo

A. Chăm chú lắng nghe, thể hiện bằng cử chỉ (gật đầu, cười…).

B. Đặt câu hỏi sau khi người nói kết thúc phần chia sẻ của mình.

C. Cả A và B.

D. Nghe xem người nói có nói ngọng hay không.

Câu 6. Nội dung chính của đoạn văn dưới đây là gì?

Trưa hôm qua, em và An đang cùng nhau đi học về. Bỗng, chúng em gặp một bà cụ dáng vẻ mệt mỏi, đang dò dẫm bước đi giữa trời nắng chang chang. Chúng em liền chạy tới đỡ bà vào gốc cây gần đó ngồi nghỉ. An nhanh nhẹn lấy chiếc nón của bà quạt cho bà mát, còn em lấy chai nước trong cặp mời bà uống. Một lúc sau, bà tỉnh hơn, bà xoa đầu hai đứa em và khen chúng em ngoan.

A. Kể lại việc tốt mà An làm.

B. Kể lại việc người viết và An cùng nhau giúp đỡ bà cụ.

C. Kể lại việc người viết và An cùng nhau đi học về.

D. Kể lại việc bà cụ bị mệt.

Câu 7. Đọc đoạn văn người đây và cho biết cảm xúc của người viết sau khi làm việc tốt là gì?

Hôm qua trong giờ ra chơi, em nhặt được năm nghìn đồng. Chắc tiền của bạn nào đánh rơi rồi. Em liền mang tờ tiền đó nộp cho cô giáo. Cô giáo khen em đã biết nhặt được của rơi trả người đánh mất. Em rất vui vì mình vừa làm một việc tốt.

A. Vui mừng.

B. Hụt hẫng.

C. Buồn bực.

D. Hậm hực.

Quảng cáo

Câu 8. Đọc đoạn văn dưới đây và cho biết Lan đã làm gì khi thấy bạn học sinh mới đến bị bắt nạt?

Hôm nay, lớp em có bạn học sinh mới đến, đó là một bạn gái bị khuyết tật chân, đi phải chống nạng. Giờ ra chơi, mấy bạn nam xúm đến trêu chọc, đứa bảo “Ê, con què!”, đứa nói “Đồ thọt chân!”… khiến bạn gái tủi thân khóc nức nở. Chúng em còn chưa biết phải làm thế nào thì bỗng thấy Lan lớp trưởng tiến đến, nhẹ nhàng lấy khăn giấy lau nước mắt và an ủi bạn, sau đó quay sang nhắc nhở mấy bạn nam. Nhìn Lan ân cần chăm sóc bạn gái, chúng em ai cũng yêu mến, nể phục bạn.

A. An ủi bạn và nhắc nhở mấy bạn nam đã trêu bạn học sinh mới đến.

B. Hùa vào trêu chọc bạn học sinh mới đến cùng các bạn nam.

C. Tiến đến động viên bạn học sinh mới đến.

D. Đưa khăn giấy bảo bạn học sinh mới đến lau nướic mắt.

Câu 9. Đọc đoạn văn sau và cho biết người viết đã làm gì khiến cô giáo khen?

Hôm qua trong giờ ra chơi, em nhặt được năm nghìn đồng. Chắc tiền của bạn nào đánh rơi rồi. Em liền mang tờ tiền đó nộp cho cô giáo. Cô giáo khen em đã biết nhặt được của rơi trả người đánh mất. Em rất vui vì mình vừa làm một việc tốt.

A. Nhặt được năm nghìn đồng.

B. Nộp tiền học cho cô giáo.

C. Nhặt được tiền rơi nộp cho cô giáo để trả người đánh mất.

D. Cho bạn tiền nhặt được.

Câu 10. Đọc đoạn văn sau và cho biết bạn nhỏ đã làm gì mà ba khen?

Hôm nọ, ba em bị bệnh nặng. Em lo lắng, đắp khăn lên trán ba, cho ba uống thuốc, em chăm lo cho ba rất nhiều. Cuối cùng, ba cũng khỏi bệnh. Ba nói: "Cảm ơn con gái. Ba thấy con đã lớn hơn nhiều rồi đó!". Em rất vui khi được ba khen như vậy.

A. Lo lắng khi ba bị ốm.

B. Lấy thuốc cho ba uống.

C. Nấu cơm cho ba ăn.

D. Chăm sóc ba khi ba bị bệnh.

* Thông hiểu:

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi từ 11 đến 13.

Năm lớp hai, có một chuyện mà đến giờ em vẫn nhớ. Trong câu chuyện đó em đã đấu tranh với sai lầm của chính mình.

Hôm đó, cô gọi các bạn lên bảng chữa bài tập toán, khi cô gọi bạn Thảo Hương lên chữa bài, em nhìn thấy bạn lúng túng nói gì đó với bạn bên cạnh, lúc bạn lên đến bàn em, bạn nói thầm vào tai em: “Phương Anh ơi! Cho tớ mượn vở nhé!” Em hơi lưỡng lự rồi đưa cho bạn vở của mình. Các bạn chữa bài xong, cô bảo cả lớp thu vở lúc đó em mới lên nói với cô là Thảo Hương quên vở, cô hỏi: Thế sao lúc này bạn lại có vở và lên chữa bài? Em trả lời là em không biết. Vừa lúc đó, tiếng trống trường từ báo hiệu giờ ra chơi, cô cho các bạn ra chơi, thế là cả lớp ùa ra ngoài như những chú chim non rời tổ, em cũng ra theo. Ra chơi vào, cô trả vở và gọi các bạn đọc điểm, cô gọi đến Thảo Hương thì bạn lí nhí trả lời: Thưa cô, em… em quên vở ạ. Thế là cô cho bạn điểm kém, bạn rất buồn.

Về đến nhà, em kể chuyện của bạn cho mẹ, mẹ bảo em: Con nên đến thú thật với cô thì chắc cô sẽ không nói gì đâu. Tối hôm đó, em trằn trọc không ngủ được. Hôm sau, em đến nói thật với cô là chính em đã cho bạn mượn vở. Chẳng ngờ cô đã không mắng em mà còn khen em trong tiết học sinh hoạt lớp. Hôm đó em rất vui, khi vừa đến gặp mẹ ở nhà em đã tíu tít kể chuyện và em thấy mẹ nói rất đúng.

Câu chuyện đó luôn khắc sâu trong tâm trí em. Em rất tự hào vì mình đã làm một việc tốt.

Câu 11. Thảo Hương nói gì với Phương Anh khi cô gọi lên bảng chữa bài?

A. Nhờ Phương Anh ngồi phía dưới nhắc bài cho mình.

B. Bảo Phương Anh cho mình mượn vở.

C. Nhờ Phương Anh nói đỡ cho mình trước mặt cô.

D. Nhờ Phương Anh lên bảng giải bài thay cho mình.

Câu 12: Điều gì khiến cho Phương Anh phải đấu tranh với sai lầm của chính mình?

A. Cho Thảo Hương mượn vở.

B. Không giúp đỡ Thảo Hương.

C. Không nộp bài tập cho cô giáo.

D. Nói dối cô giáo.

Câu 13: Việc tốt mà Phương Anh cảm thấy mình đã làm là gì?

A. Thú thật với cô giáo về lỗi lầm của mình.

B. Nhắc bài cho Thảo Hương.

C. Cho Thảo Hương mượn vở.

D. Bao che cho Thảo Hương.

* Vận dụng:

Câu 14. Câu chuyện nào dưới đây viết về những cuộc phiêu lưu?

A. Khi mẹ vắng nhà của Trần Đăng Khoa.

B. Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài

C. Anh em sinh đôi của Châu Khuê.

D. Thi nhạc của Nguyễn Phan Hách.

Câu 15. Khi kể lại một việc có ích em đã làm cùng bạn bè hoặc người thân, suy nghĩ và tình cảm em muốn truyền đạt tới người nghe có thể được biểu hiện qua?

A. Cách dùng từ của bản thân.

B. Giọng nói, ngữ điệu.

C. Cử chỉ, điệu bộ.

D. Tất cả các đáp án trên.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 4 hay khác:

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn, giải Tiếng Việt lớp 4 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 và Tập 2 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên