Trắc nghiệm Điệp từ, điệp ngữ (có đáp án) - Cánh diều
Với 20 câu hỏi trắc nghiệm Điệp từ, điệp ngữ Tiếng Việt lớp 5 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Cánh diều sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 5.
Trắc nghiệm Điệp từ, điệp ngữ (có đáp án) - Cánh diều
Câu 1: Điệp từ, điệp ngữ là gì?
A. Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.
B. Là những từ được lặp lại ở đầu các câu thơ.
C. Là những từ được lặp lại ở đầu các câu văn.
D. Là những từ được lặp lại ở tất cả các câu trong một bài thơ.
Câu 2: Nêu tác dụng của điệp từ trong đoạn thơ sau:
“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.”
A. Nhấn mạnh hương thơm của bông hoa sen.
B. Nhấn mạnh đặc điểm cấu tạo của bông sen.
C. Nhấn mạnh vẻ đẹp thuần khiết, hoàn mỹ từ trong ra ngoài của bông hoa sen.
D. Nhấn mạnh vẻ đẹp của hoa sen và lá sen.
Câu 3: Tìm điệp ngữ trong câu thơ sau: “Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm. Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi.”
A. Yêu thương.
B. Nhóm.
C. Ấp iu.
D. Ngọt bùi.
Câu 4: Tìm điệp từ có trong đoạn thơ sau: “Ta làm con chim hót. Ta làm một nhành hoa”
A. Ta làm.
B. Ta.
C. Làm.
D. Con chim.
Câu 5: Điệp ngữ có mấy dạng?
A. 4 dạng.
B. 3 dạng.
C. 2 Dạng.
D. Không xác định được.
Câu 6: Xác định điệp từ trong câu sau: “Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy sáng sớm”
A. Khăn xanh.
B. Phơi.
C. Đầy.
D. Sáng sớm.
Câu 7: Xác định câu văn có điệp từ trong các câu sau?
A. Đàn bò đang gặm cỏ, bầy chim vỗ cánh về tổ.
B. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh.
C. Bước qua cánh cổng trường là một thế giới mới mở ra.
D. Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai.
Câu 8: Có mấy điệp từ trong bài ca dao sau:
"Còn trời, còn nước, còn non
Còn cô bán rượu anh còn say sưa"
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 9: Nêu tác dụng của điệp ngữ trong đoạn thơ sau:
"Ai dậy sớm
Đi ra đồng,
Có vừng đông
Đang chờ đón.
Ai dậy sớm
Chạy lên đồi,
Cả đất trời
Đang chờ đón."
A. Nhấn mạnh việc dậy sớm với tinh thần hào hứng, hứng khởi với ngày mới.
B. Nhấn mạnh hành động dậy sớm của bạn nhỏ trong bài thơ.
C. Nhấn mạnh vẻ đẹp thiên nhiên vào sáng sớm.
D. Nhấn mạnh cảnh đồi núi.
Câu 10: Từ “buồn trông” được lặp lại mấy lần trong đoạn thơ sau?
"Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền trôi thấp thoáng cánh buồn xa xa,
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 11: Tìm điệp từ trong câu “Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy”
A. Trông.
B. Cùng.
C. Thấy.
D. Mà.
Câu 12: Nêu tác dụng của điệp từ trong đoạn văn sau:
"Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành, phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực…"
A. Nhấn mạnh vẻ đẹp của hoa phượng.
B. Nhấn mạnh về số lượng rất nhiều, không kể hết của hoa phượng.
C. Nhấn mạnh màu sắc của hoa phượng.
D. Nhấn mạnh cây phượng có nhiều hoa.
Câu 13: Tìm điệp từ có trong đoạn thơ sau:
“… Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa…”
A. Nhớ sao.
B. Đồng khuya.
C. Gian nan.
D. Chày đêm.
Câu 14: Tác dụng của biện pháp điệp từ
“Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát….
Có bão tháng bẩy
Có mưa tháng ba”
A. Nhấn mạnh các sự vật, hiện tượng xung quanh bạn nhỏ.
B. Nhấn mạnh những người, những vật cùng góp sức làm nên hạt gạo.
C. Nhấn mạnh công lao của người nông dân đã làm ra hạt gạo.
D. Nhấn mạnh giá trị của hạt gạo.
Câu 15: Trong bài nói hoặc bài viết, từ ngữ được lặp lại gọi là gì:
A. Từ láy.
B. Từ ghép.
C. Điệp từ.
D. Từ lặp.
Câu 16: Tìm điệp từ trong đoạn thơ sau: “Nghe xao động nắng trưa/ Nghe bàn chân đỡ mỏi/ Nghe tìm về tuổi thơ.”?
A. Nghe.
B. Nắng.
C. Bàn chân.
D. Đỡ.
Câu 17: Tìm câu văn có điệp từ?
A. Cánh đồng lúa đang vào độ chín.
B. Cây đa già run rẩy những cành lá, nó đang chờ đón những cơn gió thoảng qua.
C. Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập.
D. Vì mẹ vắng nhà nên tôi đã nấu cơm.
Câu 18: Tìm câu văn không có điệp từ?
A. Bố tôi luôn có một niềm tin, niềm tin tôi sẽ đỗ đại học.
B. Cây đa già run rẩy những cành lá, nó đang chờ đón những cơn gió thoảng qua.
C. Tôi rất thích, cực kì rất thích chiếc xe đạp màu hồng đó.
D. Mẹ vẫn nhìn theo cha cho đến khi bóng lưng ấy xa mãi, xa mãi rồi biến mất sau bụi tre già.
Câu 19: Trong câu thơ trên có điệp từ gì?
A. Nhớ.
B. Anh.
C. Quê nhà.
D. Canh.
Câu 20: Điệp từ trong câu nhắc lại mấy lần?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều có đáp án hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều
- Giải lớp 5 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 5 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 5 Chân trời sáng tạo (các môn học)
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải Tiếng Việt lớp 5 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 và Tập 2 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 - Cánh diều
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Toán lớp 5 - Cánh diều
- Giải Vở bài tập Toán lớp 5 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh lớp 5 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Family and Friends
- Giải sgk Đạo đức lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật lớp 5 - Cánh diều