Trắc nghiệm Ôn tập giữa học kì 1 (có đáp án) - Cánh diều

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Ôn tập giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Cánh diều sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 5.

Trắc nghiệm Ôn tập giữa học kì 1 (có đáp án) - Cánh diều

Đọc bài và trả lời câu hỏi.

HƯƠNG VỊ ĐỒNG QUÊ

Nắng sớm ở nông thôn đến rất nhanh. Mới bảy giờ ba mươi, đồng ruộng đã ngập nắng chói chang. Siêng và Nam ngồi trên mô đất giữa nắng ấm.

- Nếu ở thành phố, mình đang đi học bơi ở câu lạc bộ, đi công viên Tao Đàn hoặc Văn Thánh. - Nam kể.

- Mình không đi bơi, cũng không đi công viên, nhưng mình có nhiều trò chơi lắm. Đi theo mình!

Nam lóc cóc đi theo Siêng. Nam gặp Siêng trong chuyến về quê ngoại nghỉ hè. Cậu bé Siêng nhỏ xíu, đen đúa với mái tóc cháy nắng là “thổ địa” nhỏ của vùng đất Thất Sơn này.

Siêng dẫn Nam đi lấy cần câu. Ra tới đám ruộng lấp xấp nước, nó chỉ cho Nam cách dùng lưỡi câu móc những hạt trăng trắng đã được vê viên làm mồi. 

- Trứng kiến nè, biết không?

Nam ngó những hạt trắng, trong, tròn, nhỏ hơn hạt gạo một chút. Siêng bảo, trứng kiến còn được chế biến để ăn cùng món xôi rất ngon.

Dưới ruộng rất nhiều cá. Siêng giật cần liên tục. Chuyển cần câu qua Nam, nó cũng giật được mấy chú. Chưa đầy một tiếng, hai đứa đã sung sướng đi về với một giỏ cá đầy.

Về nhà, Siêng vọt vào bếp nướng cá. Cá lóc nướng chấm nước me. Nam thích thú ăn thử. Vị cá ngọt kết hợp với vị nước mắm mặn, me chua thành một hương vị tuyệt vời. Nam mải ăn, đến lúc nhìn lên thấy Siêng đang ngó nó, miệng cười tươi rói. Mắc cỡ quá, nó nói lảng:

- Món này ngon quá hén! Nghe nói ở đây có món cá lóc nướng trui ngon lắm, chắc không bằng món này đâu hén.

- Đây là món cá lóc nướng trui mà.

Siêng nhe răng cười hiền khô. Không phải cười chọc quê, Nam cảm thấy như vậy.

(Phỏng theo Phạm Công Luận)

CHÚ THÍCH:

Cá lóc nướng trui: cá lóc nướng nguyên con, cháy vảy.

Chọc quê: trêu chọc, làm cho người khác xấu hổ.

Hén: nhỉ, nhé.

Câu 1: Đồng ruộng vào lúc sáng sớm được miêu tả như thế nào?

Quảng cáo

A. Nắng ấm thơm mùi đất.

B. Nắng chỉ chiếu vào giữa mô đất.

C. Ngập nắng chói chang.

D. Ngập màu vàng của nắng.

Câu 2: Chi tiết nào chứng tỏ Nam nhớ thành phố? 

A. Ngồi nói chuyện với bạn trên mô đất giữa đồng quê ngập nắng.

B. Chia sẻ với bạn những địa danh ở thành phố.

C. Kể với bạn về các hoạt động thường làm ở thành phố.

D. Rủ bạn thực hiện những hoạt động mà Nam thường làm ở thành phố.

Quảng cáo

Câu 3: Trong câu chuyện, Siêng được miêu tả như thế nào? 

A. Hay thích nói lảng, tính tình thì hiền khô.

B. Luôn luôn tươi rói, hay chọc quê bạn.

C. Có vóc người nhỏ xíu, hay mắc cỡ.

D. Là cậu bé nhỏ xíu, đen đúa, tóc cháy nắng.

Câu 4: Nam đã cùng Siêng làm những việc gì ở Thất Sơn? 

A. Khám phá đám ruộng lấp xấp nước, lấy cần câu, nướng cá.

B. Làm mồi câu, đi câu dế, nướng cá.

C. Làm cá, kho cá, thưởng thức cá nướng.

D. Làm mồi câu, câu cá, thưởng thức cá nướng.

Câu 5: Siêng đã dùng gì để làm mồi câu cá?

Quảng cáo

A. Trứng kiến.

B. Xôi.

C. Mắm me.

D. Gạo.

Câu 6: Dòng nào nêu đúng về món cá lóc do Siêng chế biến?

A. Cá lóc được kho cùng với mắm mặn, me chua và có hương vị tuyệt vời.

B. Món cá lóc nướng chấm nước me có hương vị rất tuyệt vời.

C. Món cá lóc ngâm mắm me có hương vị khá lạ và thú vị.

D. Cá lóc được đem chế biến thành mắm mặn, có mùi vị rất ngon.

Câu 7: Câu nào thể hiện trực tiếp cảm xúc của Siêng và Nam khi đi câu cá?

A. Chưa đầy một tiếng, hai đứa đã sung sướng đi về với một giỏ cá đầy.

B. Chuyển cần câu qua Nam, nó cũng giật được mấy chú.

C. Siêng bảo, trứng kiến còn được chế biến để ăn cùng món xôi rất ngon.

D. Nam mải ăn, đến lúc nhìn lên thấy Siêng đang ngó nó, miệng cười tươi rói.

Quảng cáo

Câu 8: Vì sao Nam gọi Siêng là "thổ địa" của vùng đất Thất Sơn? 

A. Vì Siêng được tất cả mọi người yêu quý.

B. Vì Siêng thông thạo địa hình vùng này.

C. Vì Siêng câu cá lóc rất giỏi.

D. Vì Siêng có cách câu cá rất độc đáo.

Câu 9: Chi tiết Siêng cười hiền khô, không có ý định chọc quê bạn khi bạn không biết về món cá nướng trui đã thể hiện điều gì?

A. Siêng là người bạn chân thành, chất phác.

B. Siêng rất yêu thích món cá nướng trui.

C. Siêng sinh ra và lớn lên từ đồng quê.

D. Siêng được Nam yêu quý, ngưỡng mộ.

Câu 10: Chọn từ đồng nghĩa với từ "sung sướng" trong câu sau.

Chưa đầy một tiếng, hai đứa đã sung sướng đi về với một giỏ cá đầy.

A. khổ sở.

B. vui sướng.

C. sung túc.

D. xông xáo.

Câu 11: Tìm những từ ngữ thể hiện cảm xúc của Nam khi được làm những điều thú vị đó.

A. Sung sướng

B. Phấn khích

C. Thích thú

D. Tất cả các ý trên.

Câu 12: Câu sau có phải câu ghép không?

"Nam mải ăn, đến lúc nhìn lên thấy Siêng đang ngó nó, miệng cười tươi rói".

A. Đúng

B. Sai

Câu 13: Tìm từ trái nghĩa với nhỏ xíu trong câu: “Cậu bé Siêng nhỏ xíu, đen đúa với mái tóc cháy nắng là “thổ địa” nhỏ của vùng đất Thất Sơn này.”

A. Chật hẹp

B. To lớn

C. Hoành tráng

D. Đoành đoàng

Câu 14: Siêng bảo, trứng kiến còn được chế biến để ăn cùng món nào rất ngon?

A. Món xôi.

B. Món cá nướng

C. Làm cá kho.

D. Làm món nhậu

Câu 15: Từ “lóc cóc” trong câu “Nam lóc cóc đi theo Siêng.” nghĩa là gì?

A. từ mô phỏng những tiếng vang, thanh và gọn phát ra đều đều như tiếng gõ vào vật cứng

B. chạy nhanh hơn người đằng sau

C. (dáng đi, chạy) một cách vất vả, với vẻ cô đơn, đáng thương

D. di chuyển thân thể bằng những bước nhanh, mạnh và liên tiếp

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải Tiếng Việt lớp 5 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 và Tập 2 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 5 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên