Trắc nghiệm Tự đánh giá giữa học kì 1 (có đáp án) - Cánh diều
Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Tự đánh giá giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Cánh diều sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 5.
Trắc nghiệm Tự đánh giá giữa học kì 1 (có đáp án) - Cánh diều
Đọc bài và trả lời câu hỏi.
TỪ NHỮNG CÂU CHUYỆN ẤU THƠ
Tôi nghĩ trẻ em trên khắp thế giới đều thích nghe chuyện giống tôi. Ba tôi đi làm xa nên những câu chuyện đầu tiên tôi nghe được là từ bà tôi và chú tôi. Bà kể tôi nghe chuyện Tấm Cám, Thạch Sanh, Cây tre trăm đốt, Đôi hài bảy dặm,... Chú tôi lại thích kể chuyện Tôn Ngộ Không và một số truyện trong Nghìn lẻ một đêm.
Bà và chú tôi kể mãi cũng hết chuyện. Từ khi nghe chú tôi mách những câu chuyện đó và vô số những câu chuyện tương tự được viết trong các cuốn sách, tôi cố gắng học chữ để tự mình khám phá thế giới kì diệu kia.
Bảy tuổi, tôi mê mẩn với những cuốn sách ba tôi mua về. Tám, chín tuổi, tôi đã mày mò đọc hết rương truyện Trung Hoa của ông thợ hớt tóc trong làng. Rồi tôi tìm đến Không gia đình, Những người khốn khổ,…
Tôi khóc cười qua những trang sách, ngạc nhiên thấy mình trải qua những cảm xúc mà trên thực tế, tôi chưa đủ lớn để trải nghiệm ngoài đời. Sách đã bồi đắp tâm hồn, làm giàu có và làm trưởng thành tình cảm một đứa bé và đặc biệt mở rộng đến vô biên bờ cõi của trí tưởng tượng.
Rồi tới lượt mấy đứa em nhỏ của tôi lại tranh nhau nằm gần tôi vào mỗi buổi tối, nhao nhao: Anh Hai kể chuyện đi, anh Hai!.
Tôi vẫn luôn biết ơn cả nhà đã tạo cho tôi thói quen đọc sách một cách tự nhiên như vậy. Nhờ thói quen ấy, nhu cầu đọc sách đã nảy mầm và trở thành một khát khao trong tôi, như cỏ cây khát ánh sáng và khí trời.
(Nguyễn Nhật Ánh)
Câu 1: Ý nào là nhận xét của tác giả Nguyễn Nhật Ánh về trẻ em?
A. Trẻ em trên khắp thế giới đều thích nghe chuyện.
B. Đứa trẻ nào cũng đều có khả năng viết truyện.
C. Không phải trẻ em nào cũng thích truyện cổ tích.
D. Tất cả trẻ em đều muốn được làm hoàng tử, công chúa.
Câu 2: Bảy tuổi, bạn nhỏ mê mẩn với những cuốn sách ai mua về?
A. Mẹ.
B. Bà.
C. Ba.
D. Chú.
Câu 3: Câu chuyện cổ tích nào không được nhắc tới trong bài đọc trên?
A. Thạch Sanh.
B. Tấm Cám.
C. Đôi hài bảy dặm.
D. Sọ Dừa.
Câu 4: Tám, chín tuổi, bạn nhỏ đã mày mò đọc hết rương truyện Trung Hoa của ai?
A. Thầy giáo chủ nhiệm.
B. Ông thợ hớt tóc.
C. Bác hàng xóm.
D. Ông ngoại.
Câu 5: Nội dung chính của đoạn văn sau là gì?
Tôi khóc cười qua những trang sách, ngạc nhiên thấy mình trải qua những cảm xúc mà trên thực tế, tôi chưa đủ lớn để trải nghiệm ngoài đời. Sách đã bồi đắp tâm hồn, làm giàu có và làm trưởng thành tình cảm một đứa bé và đặc biệt mở rộng đến vô biên bờ cõi của trí tưởng tượng.
A. Ý nghĩa của sách đối với bạn nhỏ.
B. Hành trình chinh phục sách của bạn nhỏ.
C. Tuổi thơ nhiều niềm vui của bạn nhỏ.
D. Sự ngây ngô, hồn nhiên của bạn nhỏ.
Câu 6: Bài đọc viết về niềm đam mê của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh với:
A. đồ chơi.
B. sách.
C. hội hoạ.
D. cây cảnh.
Câu 7: Vì sao bạn nhỏ quyết tâm tự mình học chữ?
A. Để tự mình khám phá thế giới kì diệu trong sách.
B. Để có thể thử sức sáng tác truyện.
C. Để đọc truyện cho bà và chú nghe.
D. Để được ba mua cho nhiều sách hơn.
Câu 8: Chọn câu sử dụng biện pháp tu từ so sánh.
A. Tôi khóc cười qua những trang sách, ngạc nhiên thấy mình trải qua những cảm xúc mà trên thực tế, tôi chưa đủ lớn để trải nghiệm ngoài đời.
B. Sách đã bồi đắp tâm hồn, làm giàu có và làm trưởng thành tình cảm một đứa bé và đặc biệt mở rộng đến vô biên bờ cõi của trí tưởng tượng.
C. Nhờ thói quen ấy, nhu cầu đọc sách đã nảy mầm và trở thành một khát khao trong tôi, như cỏ cây khát ánh sáng và khí trời.
D. Ba tôi đi làm xa nên những câu chuyện đầu tiên tôi nghe được là từ bà tôi và chú tôi.
Câu 9: “Rương” có nghĩa là?
A. hòm gỗ để đựng đồ dùng.
B. nơi bí mật, ít người biết.
C. kệ dùng để bày sách.
D. tủ làm bằng nhựa.
Câu 10: Nội dung của câu chuyện trên?
A. Bài đọc trên là lời kể của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh về quãng thời gian tuổi thơ của mình. Ông nói về con đường riêng giúp mình đi đến thành công, đó là con đường đọc sách để tích lũy kiến thức, dù ban đầu niềm đam mê đến với ông một cách tự nhiên.
B. Cứ đọc sách là sẽ thành công.
C. Giới thiệu các cuốn sách hay.
D. Không có đáp án đúng.
Câu 11: Những câu chuyện đầu tiên mà nhân vật tôi được nghe đó là gì?
A. Bạn nhỏ được nghe chuyện Tấm Cám, Thạch Sanh, Cây tre trăm đốt, Đôi hài bảy dặm, Tôn Ngộ Không, Nghìn lẻ một đêm,…
B. Bạn nhỏ được nghe chuyện Tấm Cám, Thạch Sanh, Cây tre trăm đốt, Đôi hài bảy dặm, Không gia đình, Những người khốn khổ.
C. Bạn nhỏ được nghe chuyện Tấm Cám, Thạch Sanh, Những người khốn khổ, Không gia đình, Tôn Ngộ Không, Nghìn lẻ một đêm…
D. Bạn nhỏ được nghe chuyện Những người khốn khổ, Không gia đình, Tôn Ngộ Không, Nghìn lẻ một đêm…
Câu 12: Tại sao nhân vật tôi lại nghe các câu chuyện từ bà nội và chú tôi?
A. Bởi vì bố bạn nhỏ đi làm xa.
B. Bởi vì bố bạn nhỏ đi làm xa nên không thể kể chuyện cho tác giả nghe.
C. Bởi vì bà nội và chú kể chuyện rất hay.
D. Bởi vì bạn nhỏ thích nghe các câu chuyện cổ tích.
Câu 13: Sự quan tâm và ham muốn của tác giả đối với việc đọc sách bắt nguồn từ đâu?
A, Từ sự ảnh hưởng của bạn bè.
B. Từ việc tham gia các hoạt động ngoại khóa.
C. Từ việc nghe các câu chuyện cổ tích và truyện kỳ ảo từ nhỏ.
D. Từ việc đi học ở trường.
Câu 14: Câu văn “Bà kể tôi nghe chuyện Tấm Cám, Thạch Sanh, Cây tre trăm đốt, Đôi hài bảy dặm,…” sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. Điệp từ.
B. Nhân hóa.
C. So sánh.
D. Liệt kê.
Câu 15: Từ in đậm trong câu văn “Chú tôi lại thích kể chuyện “Tôn Ngộ Không” và một số chuyện trong “Nghìn lẻ một đêm” thuộc loại từ nào?
A. Động từ.
B. Danh từ.
C. Tính từ.
D. Trợ từ.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều có đáp án hay khác:
Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 5 Chia sẻ và đọc: Câu chuyện chiếc đồng hồ
Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 5 Tự đọc sách báo: Đọc sách báo về nghề nghiệp
Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 5 Viết: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc (Cấu tạo của đoạn văn)
Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 5 Nói và nghe: Trao đổi: Câu chuyện nghề nghiệp
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều
- Giải lớp 5 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 5 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 5 Chân trời sáng tạo (các môn học)
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải Tiếng Việt lớp 5 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 và Tập 2 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 - Cánh diều
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Toán lớp 5 - Cánh diều
- Giải Vở bài tập Toán lớp 5 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh lớp 5 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Family and Friends
- Giải sgk Đạo đức lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật lớp 5 - Cánh diều