Trắc nghiệm Luyện tập tả phong cảnh (Cách quan sát) (có đáp án) - Cánh diều

Với 20 câu hỏi trắc nghiệm Luyện tập tả phong cảnh (Cách quan sát) Tiếng Việt lớp 5 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Cánh diều sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 5.

Trắc nghiệm Luyện tập tả phong cảnh (Cách quan sát) (có đáp án) - Cánh diều

Câu 1: Có những cách quan sát phong cảnh nào?

Quảng cáo

A. Quan sát trực tiếp.

B. Quan sát qua tranh ảnh, video…

C. Thông qua lời kể của một người để tưởng tượng lại cảnh.

D. Quan sát trực tiếp hoặc tranh ảnh, video…

Câu 2: Quan sát theo trình tự thời gian là gì?

A. Là quan sát từ xa đến gần.

B. Là quan sát theo thời gian trong ngày hoặc các mùa trong năm.

C. Là quan sát sự thay đổi trong vòng 3 năm của cảnh vật.

D. Là quan sát cảnh ở nhiều góc độ.

Quảng cáo

Câu 3: Quan sát theo trình tự không gian là gì?

A. Là quan sát bao quát toàn cảnh đến từng chi tiết, từng bộ phận (hoặc ngược lại).

B. Là quan sát theo sự thay đổi của phong cảnh trong mỗi lần quan sát.

C. Là quan sát sự thay đổi theo mùa của phong cảnh.

D. Là quan sát từng chi tiết trong phong cảnh.

Câu 4: Khi quan sát phong cảnh, em nên lựa chọn quan sát điều gì?

A. Quan sát tất cả các sự vật có trong phong cảnh.

B. Lựa chọn những sự vật nhỏ bé, ít nổi bật.

C. Lựa chọn những sự vật, hiện tượng nổi bật, đặc sắc để quan sát.

D. Lựa chọn phong cảnh nổi tiếng, được nhiều người biết đến để quan sát.

Câu 5: Em có thể sử dụng giác quan nào để quan sát cảnh vật?

Quảng cáo

A. Mắt.

B. Miệng.

C. Mắt, tai và mũi.

D. Mũi và mắt.

Đọc bài văn dưới đây và trả lời các câu hỏi:

Trăng lên

Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi.

Mặt trăng tròn, to và đỏ, từ từ lên ở chân trời, sau rặng tre đen của làng xa. Mấy sợi mây còn vắt ngang qua, mỗi lúc mảnh dần, rồi đứt hẳn. Trên quãng đồng rộng, cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại, thoang thoảng những hương thơm ngát.

Sau tiếng chuông của ngôi chùa cổ một lúc lâu, thật là sáng trăng hẳn: trời bây giờ trong vắt, thăm thẳm và cao, mặt trăng nhỏ lại, sáng vằng vặc ở trên không. Ánh trăng trong chảy khắp cành cây, kẽ lá, tràn ngập trên con đường trắng xoá.

Bức tường hoa giữa vườn sáng trắng lên, lá lựu dày và nhỏ, lấp lánh như thuỷ tinh. Một cành cây cong xuống rồi vụt lên, lá rung động lấp lánh ánh trăng như ánh nước.

Theo Thạch Lam

Câu 6: Bài văn tả cảnh gì?

A. Tả khoảnh khắc hoàng hôn ở một làng quê.

B. Tả cảnh trăng lên và vẻ đẹp của cảnh vật dưới ánh trăng.

C. Tả vẻ đẹp của cảnh vật dưới ánh trăng.

D. Tả ánh trăng sáng lung linh, huyền bí.

Câu 7: Theo em, tác giả đã sử dụng những giác quan nào để quan sát cảnh vật?

A. Mắt.

B. Tai.

C. Mắt và mũi.

D. Mắt, tai và mũi.

Quảng cáo

Câu 8: Khi mới lên, trăng được tả như thế nào?

A. Trăng sáng mờ mờ, ánh sáng chưa rõ, chưa đủ để chiếu sáng lên vạn vật.

B. Trăng sáng vằng vặc.

C. Mặt trăng tròn, to và đỏ, từ từ lên ở chân trời.

D. Trăng nhỏ lại, tròn và đỏ ở phía chân trời.

Câu 9: Khi lên cao, trăng được tả như thế nào?

A. Trăng tròn và đỏ, sáng vằng vặc ở chân trời.

B. Mặt trăng nhỏ lại, sáng vằng vặc ở trên không.

C. Trăng nhỏ lại, tròn và đỏ ở phía chân trời.

D. Trăng sáng vằng vặc, nhỏ và khuyết.

Câu 10: Dưới ánh trăng, tác giả không quan sát sự vật nào dưới đây?

A. Lá lựu dày và nhỏ, lấp lánh như thủy tinh.

B. Một cành cây cong suống rồi vụt lên, lá rung động lấp lánh ánh trăng như ánh nước.

C. Bức tường hoa giữa vườn sáng trắng lên.

D. Dòng sông được ánh trăng chiếu lấp lánh như được dát bạc.

Đọc bài văn dưới đây và trả lời câu hỏi:

Chiều ngoại ô

Chiều hè ở ngoại ô thật mát mẻ và cũng thật là yên tĩnh. Khi những tia nắng cuối cùng nhạt dần cũng là khi gió bắt đầu lộng lên. Không khí dịu lại rất nhanh và chỉ một lát, ngoại ô đã chìm vào nắng chiều.

Những buổi chiều hè êm dịu, tôi thường cùng lũ bạn đi dạo dọc con kênh nước trong vắt. Hai bên bờ kênh, dải cỏ xanh êm như tấm thảm trải ra đón bước chân người. Qua căn nhà cuối phố là những ruộng rau muống. Mùa hè, rau muống lên xanh mơn mởn, hoa rau muống tím lấp lánh. Rồi những rặng tre xanh đang thì thầm trong gió. Đằng sau lưng là phố xá, trước mặt là đồng lúa chín mênh mông và cả một khoảng trời bao la, những đám mây trắng vui đùa đuổi nhau trên cao. Con chim sơn ca cất tiếng hót tự do, thiết tha đến nỗi khiến người ta phải ao ước giá mình có một đôi cánh. Trải khắp cánh đồng là ráng chiều vàng dịu và thơm hơi đất, là gió đưa thoang thoảng hương lúa chín và hương sen. Vẻ đẹp bình dị của buổi chiều hè vùng ngoại ô thật đáng yêu.

Nhưng có lẽ thú vị nhất trong chiều hè ngoại ô là được thả diều cùng lũ bạn.Khoảng không gian vắng lặng nơi bãi cỏ gần nhà tự nhiên chen chúc những cánh diều. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Ngồi bên nơi cắm diều, lòng tôi lâng lâng, tôi muốn gửi ước mơ của mình theo những cánh diều lên tận mây xanh.

Theo Nguyễn Thụy Kha

Câu 11: Bài đọc “Chiều ngoại ô” miêu tả cảnh gì?

A. Cảnh buổi chiều ở vùng ngoại ô đầy nắng và gió.

B. Cảnh buổi chiều ở vùng ngoại ô thật mát mẻ và cũng thật là yên tĩnh.

C. Cảnh buổi chiều ở vùng ngoại ô rất ồn ào, náo nhiệt.

D. Cả 3 ý trên đều đúng

Câu 12: Tác giả đã miêu tả vẻ đẹp của ruộng rau muống ra sao?

A. Hai bên bờ kênh, dải cỏ xanh êm như tấm thảm trải ra đón bước chân người.

B. Qua căn nhà cuối phố là những ruộng rau muống.

C. Mùa hè, rau muống lên xanh mơn mởn, hoa rau muống tím lấp lánh.

D. Mùa hè, rau muống lên xanh mơn mởn.

Câu 13: Từ nào dưới đây có trong bài đồng nghĩa với từ “yên tĩnh”?

A. Êm dịu.

B. Bình dị.

C. Vi vu.

D. Vắng lặng.

Câu 14: Vào những buổi chiều hè, tác giả thường cùng bạn bè của mình làm gì?

A. Đọc sách.

B. Đi dạo.

C. Gặt lúa.

D. Thả diều .

Câu 15: Từ cùng nghĩa với từ “bao la” là?

A. Bát ngát.

B. Cao vút.

C. Thăm thẳm.

D. Mát mẻ.

Câu 16: Tác giả quan sát các sự vật bằng những giác quan nào?

A. Thị giác.

B. Khứu giác.

C. Xúc giác.

D. Thị giác, khứu giác, thính giác, xúc giác.

Câu 17: Cảnh buổi chiều hè ở ngoại ô như thế nào?

A. Cảnh buổi chiều ở vùng ngoại ô rất đẹp, hấp dẫn.

B. Cảnh buổi chiều ở vùng ngoại ô rất ồn ào, náo nhiệt.

C. Cảnh buổi chiều hè ở vùng ngoại ô thật mát mẻ và cũng thật yên tĩnh.

D. Cảnh buổi chiều ở vùng ngoại ô rất đẹp.

Câu 18: Điền từ vào chỗ trống thích hợp “Hai bên bờ kênh, dải cỏ xanh êm như ………. trải ra đón bước chân người.”

A. cái chiếu.

B. chiếc khăn lụa.

C. cái chăn bông lụa.

D. tấm thảm.

Câu 19: Tìm ra những từ láy có trong bài “Chiều ngoại ô”

A. Mát mẻ, mơn mởn, lấp lánh, thì thầm, mênh mông.

B. Thiết tha, ao ước, thoang thoảng, vắng lặng, chen chúc.

C. Vi vu, trầm bổng, phố xá, mềm mại, lâng lâng.

D. Vi vu, thì thầm, thoang thoảng, phố xá, trầm bổng.

Câu 20: Những cảnh vật nào được tác giả miêu tả ở ngoại ô?

A. Rặng tre, rặng trúc, sân vườn, mái nhà tranh, cánh đồng lúa.

B. Con kênh, ruộng rau muống, rặng tre, tiếng chim, cánh đồng lúa.

C. Mái nhà tranh, câu cau, cánh đồng lúa, tiếng chim, giếng nước.

D. Cây tre, cây gạo, giếng nước, sân đình, cánh đồng lúa.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải Tiếng Việt lớp 5 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 và Tập 2 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 5 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên