Trắc nghiệm Luyện tập tả phong cảnh (Tìm ý, lập dàn ý) (có đáp án) - Cánh diều

Với 20 câu hỏi trắc nghiệm Luyện tập tả phong cảnh (Tìm ý, lập dàn ý) Tiếng Việt lớp 5 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Cánh diều sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 5.

Trắc nghiệm Luyện tập tả phong cảnh (Tìm ý, lập dàn ý) (có đáp án) - Cánh diều

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Những hòn đảo nhỏ trên vịnh Hạ Long

(trích)

Vịnh Hạ Long là thắng cảnh có một không hai của đất nước ta. Trên một diện tích hẹp, mọc lên hàng nghìn đảo nhấp nhô khuất khúc như rồng chầu, phượng múa.

Đảo có chỗ sừng sững, chạy dài như bức trường thành vững chãi, ngăn khơi với lộng, nối mặt biển với chân trời. Có chỗ đảo dàn ra thưa thớt, hòn này với hòn kia biệt lập, xa trông như quân cờ bày chon von trên mặt biển. Có chỗ đảo quần tụ lại, xúm xít như vạn chài lúc neo thuyền, phơi lưới.

Đảo của Hạ Long không phải là những núi đá buồn tẻ, đơn điệu mà mỗi hòn, mỗi dáng đều thấp thoáng hình ảnh của sự sống. Có hòn trông như đôi gà đang xoè cánh chọi nhau trên mặt nước (hòn Gà Chọi); có hòn bề thế như mái nhà (hòn Mái Nhà); có hòn chông chênh như con cóc ngồi bờ giếng (hòn Con Cóc), có hòn như ông lão trầm tĩnh ngồi câu cá (hòn Ông Lã Vọng),... Có nhiều hang đảo đẹp, như hang Bồ Nâu, hang Đầu Gỗ,... Mỗi hang đảo gắn với một sự tích huyền bí.

Ngắm Hạ Long với trăm nghìn đảo đá sừng sững, ta có cảm giác được chiêm ngưỡng một thế giới sống động đã trải qua hàng triệu năm hoá đá.

(Theo Thi Sảnh)

Câu 1: Bài văn miêu tả phong cảnh nào?

Quảng cáo

A. Vịnh Hạ Long.

B. Hòn Ông Lã Vọng.

C. Hang Đầu Gỗ.

D. Hang Bồ Nâu.

Câu 2: Đâu là câu văn miêu tả bao quát về cảnh sắc ở vịnh Hạ Long?

A. Vịnh Hạ Long là thắng cảnh có một không hai của đất nước ta.

B. Đảo có chỗ sừng sững, chạy dài như bức trường thành vững chãi, ngăn khơi với lộng, nối mặt biển với chân trời.

C. Ngắm Hạ Long với trăm nghìn đảo đá sừng sững, ta có cảm giác được chiêm ngưỡng một thế giới sống động đã trải qua hàng triệu năm hoá đá.

D. Có chỗ đảo quần tụ lại, xúm xít như vạn chài lúc neo thuyền, phơi lưới.

Quảng cáo

Câu 3: Đâu là câu văn miêu tả bao quát về đảo ở vịnh Hạ Long?

A. Có hòn trông như đôi gà đang xoè cánh chọi nhau trên mặt nước (hòn Gà Chọi).

B. Đảo có chỗ sừng sững, chạy dài như bức trường thành vững chãi, ngăn khơi với lộng, nối mặt biển với chân trời.

C. Có nhiều hang đảo đẹp, như hang Bồ Nâu, hang Đầu Gỗ,...

D. Trên một diện tích hẹp, mọc lên hàng nghìn đảo nhấp nhô khuất khúc như rồng chầu, phượng múa.

Câu 4: Đâu không phải cách xếp đặt những hòn đảo ở Hạ Long trong bài văn Những hòn đảo trên vịnh Hạ Long?

A. Đảo có chỗ sừng sững, chạy dài như bức trường thành vững chãi.

B. Có chỗ đảo dàn ra thưa thớt, hòn này với hòn kia biệt lập, xa trông như quân cờ.

C. Có chỗ chỉ có một đảo chơ vơ giữa vịnh.

D. Có chỗ đảo quần tụ lại, xúm xít.

Câu 5: Người viết đã sử dụng những giác quan nào để miêu tả cảnh vật?

Quảng cáo

A. Mũi.

B. Tai.

C. Mắt.

D. Mắt và tai.

Câu 6: Tên của các hòn đảo ở vịnh Hạ Long được đặt như thế nào?

A. Đặt theo các mốc lịch sử.

B. Đặt theo hình dáng của từng hòn đảo.

C. Đặt theo tên của các vị anh hùng dân tộc.

D. Đặt theo tên các địa danh nổi tiếng trên khắp đất nước.

Câu 7: Vì sao đảo của Hạ Long không phải là những núi đá buồn tẻ, đơn điệu?

A. Vì mỗi hòn, mỗi dáng đều thấp thoáng hình ảnh của sự sống.

B. Vì mỗi hòn đảo mang một câu chuyện, một sự tích riêng.

C. Vì mỗi hòn đảo đều có rất nhiều loài sinh vật sinh sống.

D. Vì mỗi hòn đảo đều có rất nhiều loài cây quý hiếm.

Quảng cáo

Câu 8: Đâu không phải hòn đảo được nhắc đến trong bài văn Những hòn đảo trên vịnh Hạ Long?

A. Hòn Gà Chọi.

B. Hòn Con Cóc.

C. Hòn Mái Nhà.

D. Hòn Trống Mái.

Câu 9: Mỗi hang đảo ở vịnh Hạ Long gắn với điều gì?

A. Một bài thơ.

B. Một sự tích huyền bí.

C. Một câu đối dân gian.

D. Một sự kiện lịch sử.

Câu 10: Vẻ đẹp nào được miêu tả trong bài Những hòn đảo trên vịnh Hạ Long?

A. Sự thơ mộng, huyền bí của sóng nước Hạ Long.

B. Sức cuốn hút của thiên nhiên Hạ Long đối với du khách.

C. Vẻ đẹp kì thú của những hòn đảo trên vịnh Hạ Long.

D. Những cảnh đẹp có một không hai của thiên nhiên.

Câu 11: Ở phần thân bài, liệt kê nội dung miêu tả theo trình tự không gian kết hợp với thời gian là gì?

A. Tả sự thay đổi của từng sự vật, hiện tượng… trong những thời điểm khác nhau.

B. Tả sự biến đổi hoặc đặc điểm của phong cảnh trong những thời gian khác nhau (các buổi trong ngày, các mùa trong năm…).

C. Tả lần lượt từng phần hoặc từng vẻ đẹp của phong cảnh theo trình tự từ gần tới xa, từ thấp lên cao, từ trái sang phải…

D. Tả bao quát toàn bộ vẻ đẹp của phong cảnh.

Câu 12: Mục đích của việc lập dàn ý cho bài văn tả phong cảnh là gì?

A. Để viết bài nhanh hơn.

B. Để tránh lạc đề.

C. Để bài văn có cấu trúc rõ ràng, logic.

D. Cả B và C.

Câu 13: Dàn ý của một bài văn tả cảnh thường gồm mấy phần chính?

A. 2 phần.

B. 3 phần.

C. 4 phần.

D. 5 phần.

Câu 14: Phần mở bài của bài văn tả cảnh thường làm nhiệm vụ gì?

A. Tả chi tiết từng đặc điểm của cảnh.

B. Giới thiệu khái quát phong cảnh.

C. Kể một câu chuyện liên quan đến cảnh.

D. Cảm xúc về phong cảnh.

Câu 15: Khi lập dàn ý, cần chú ý điều gì để miêu tả phong cảnh sinh động?

A. Chỉ sử dụng từ ngữ miêu tả đơn giản.

B. Sử dụng nhiều giác quan (nhìn, nghe, ngửi, cảm nhận).

C. Miêu tả một cách trừu tượng, khó hiểu.

D. Miêu tả toàn bộ phong cảnh trong một câu duy nhất.

Câu 16: Yếu tố nào KHÔNG cần thiết trong bài văn tả cảnh?

A. Mô tả chi tiết cảnh vật.

B. So sánh cảnh với các cảnh khác.

C. Sử dụng biện pháp nghệ thuật như nhân hóa, ẩn dụ.

D. Chỉ ra điểm xấu của cảnh quan.

Câu 17: Một bài văn tả cảnh hay cần có điều gì?

A. Sự sáng tạo trong cách tả.

B. Cảm xúc chân thật của người viết.

C. Ngôn từ phong phú, sinh động.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 18: Khi lập dàn ý, cần phân tích cảnh theo thứ tự nào để dễ hình dung?

A. Từ trong ra ngoài.

B. Từ xa đến gần hoặc ngược lại.

C. Tùy ý, không cần thứ tự.

D. Miêu tả mọi thứ cùng lúc.

Câu 19: Câu nào sau đây là mở bài cho bài văn tả cánh đồng lúa chín?

A. Hè đến, cánh đồng lúa chín vàng ươm, làm say lòng bao người.

B. Em yêu thích những món ăn từ lúa gạo.

C. Cánh đồng lúa là nơi em hay đi qua mỗi ngày.

D. Lúa là loại cây trồng quan trọng của nước ta.

Câu 20: Câu văn nào sau đây sử dụng biện pháp nhân hóa trong miêu tả?

A. Mặt hồ phẳng lặng như một tấm gương soi.

B. Cây cối nghiêng mình chào đón bình minh.

C. Nắng vàng trải dài trên con đường nhỏ.

D. Đàn chim ríu rít bay qua bầu trời.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải Tiếng Việt lớp 5 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 và Tập 2 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 5 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên