Trắc nghiệm Luyện tập tả phong cảnh (Viết mở bài) (có đáp án) - Cánh diều
Với 20 câu hỏi trắc nghiệm Luyện tập tả phong cảnh (Viết mở bài) Tiếng Việt lớp 5 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Cánh diều sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 5.
Trắc nghiệm Luyện tập tả phong cảnh (Viết mở bài) (có đáp án) - Cánh diều
Câu 1: Phần mở bài của bài văn tả phong cảnh có nội dung là gì?
A. Miêu tả sự thay đổi của phong cảnh.
B. Giới thiệu khái quát về phong cảnh.
C. Miêu tả bao quát vẻ đẹp phong cảnh.
D. Nêu cảm nhận về phong cảnh.
Câu 2: Có những cách mở bài nào?
A. Gián tiếp.
B. Trực tiếp.
C. Mở rộng.
D. Gián tiếp và trực tiếp.
Câu 3: Đâu là cách viết mở bài gián tiếp?
A. Giới thiệu trực tiếp phong cảnh.
B. Dẫn một câu hát, một đoạn thơ hoặc câu chuyện… có nhắc đến phong cảnh đó.
C. Miêu tả nét đặc sắc nhất của cảnh vật.
D. Nêu cảm nghĩ, cảm xúc về cảnh vật.
Câu 4: Đâu là nội dung có trong phần mở bài theo cách gián tiếp của bài văn tả phong cảnh?
A. Tên cảnh và thời điểm miêu tả cảnh.
B. Giới thiệu người, vật…gợi nhớ đến cảnh.
C. Miêu tả từng phần trong cảnh.
D. Miêu tả cảnh theo trình tự xa đến gần.
Câu 5: Mở bài trực tiếp cần những nội dung gì?
A. Tên cảnh.
B. Thời điểm miêu tả cảnh.
C. Nêu khái quát về cảnh.
D. Tên cảnh, thời điểm miêu tả cảnh, nêu khái quát cảm nhận về cảnh…
Câu 6: Đâu là cách mở bài gián tiếp?
A. Giới thiệu tên cảnh.
B. Giới thiệu người, vật… gợi nhớ đến cảnh.
C. Nêu cảm nhận chung về phong cảnh.
D. Nêu nhận xét về phong cảnh.
Câu 7: Đoạn văn dưới đây thuộc dạng mở bài nào?
Đà Lạt là thành phố ngàn hoa, nổi tiếng với hồ trong xanh và thông mơ màng.
A. Mở bài gián tiếp.
B. Mở bài mở rộng.
C. Mở bài trực tiếp.
D. Mở bài không mở rộng.
Câu 8: Đoạn văn dưới đây thuộc dạng mở bài nào?
Từ Bắc vào Nam, từ đất liền tới biển đảo, nơi đâu trên đất nước ta cũng có những cảnh đẹp thu hút khách du lịch, trong số đó phải kể đến Đà Lạt. Đó là thành phố của ngàn hoa, thành phố của ngàn hoa, thành phố của ngàn thông với nhiều hồ nước thơ mộng.
A. Mở bài gián tiếp.
B. Mở bài mở rộng.
C. Mở bài trực tiếp.
D. Mở bài không mở rộng.
Câu 9: Đoạn văn dưới đây thuộc dạng mở bài nào?
Hồ Hoàn Kiếm là nơi quen thuộc với rất nhiều người. Cảnh đẹp lộng lẫy từ ngọn cỏ, hàng cây cho tới nước hồ trong xanh gợn sóng.
A. Mở bài không mở rộng.
B. Mở bài mở rộng.
C. Mở bài trực tiếp.
D. Mở bài gián tiếp.
Câu 10: Đoạn văn dưới đây thuộc dạng mở bài nào?
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ.
Câu hát của người xưa cứ ngân nga trong tâm trí chúng tôi trên con đường chúng tôi đi về quê Bác.
A. Mở bài không mở rộng.
B. Mở bài mở rộng.
C. Mở bài trực tiếp.
D. Mở bài gián tiếp.
Câu 11: Khi viết mở bài gián tiếp, có thể bắt đầu như thế nào để dẫn vào phần giới thiệu phong cảnh?
A. Nhớ về một số nơi có phong cảnh đẹp em từng đến thăm hoặc được xem trên ti vi, trong tranh ảnh…
B. Nêu thời điểm miêu tả cảnh.
C. Nêu tên phong cảnh.
D. Nêu ý nghĩa văn hóa, lịch sử của phong cảnh đó.
Câu 12: Câu văn dưới đây thuộc cách mở bài nào của bài văn tả phong cảnh?
Chúng tôi đến thăm quê Bác vào một ngày nắng đẹp.
A. Mở rộng.
B. Trực tiếp.
C. Không mở rộng.
D. Gián tiếp.
Câu 13: Đoạn văn dưới đây thuộc dạng mở bài nào?
Một buổi có những đám mây bay về. Những đám mây lớn nặng và đặc xịt, lổm ngổm đầy trời. Mây tản ra từng nắm nhỏ rồi san đều trên một nền đen xám xịt. Gió nam thổi giật mãi. Gió bỗng đổi mát lạnh, nhuộm hơi nước. Từ phía nam bỗng nổi lên một hồi khua động dạt dào. Mua đã xuống bên kia sông: gió càng thêm mạnh, mặc sức điện đảo trên cảnh cây.
A. Mở bài không mở rộng.
B. Mở bài mở rộng.
C. Mở bài trực tiếp.
D. Mở bài gián tiếp.
Câu 14: Đoạn văn dưới đây thuộc dạng mở bài nào?
Chiều hè ở ngoại ô thật mát mẻ và cũng thật là yên tĩnh. Khi những tia nắng cuối cũng nhạt dần cũng là khi gió bắt đầu lộng lên. Không khi dịu lại rất nhanh và chỉ một lát, ngoại ô đã chìm vào nắng chiều.
A. Mở bài không mở rộng.
B. Mở bài mở rộng.
C. Mở bài trực tiếp.
D. Mở bài gián tiếp.
Câu 15: Đoạn văn dưới đây thuộc dạng mở bài nào?
Bản tôi chạy dọc hai bên bờ suối, trên hai sườn núi tương đối bằng phẳng. Con suối khá to từ những dãy núi xa lắc xa lơ chảy về.
A. Mở bài không mở rộng.
B. Mở bài mở rộng.
C. Mở bài trực tiếp.
D. Mở bài gián tiếp.
Câu 16: Mở bài nào dưới đây là mở bài trực tiếp khi tả phong cảnh quê hương?
A. Quê hương em là một vùng đồng quê yên bình, với cánh đồng lúa trải dài bát ngát và con sông nhỏ uốn lượn quanh làng.
B. Mỗi khi nhớ về tuổi thơ, em lại nhớ đến những buổi chiều ngồi trên bờ đê, ngắm nhìn cánh đồng quê hương xanh mướt trong ánh hoàng hôn.
C. Có một nơi mà mỗi lần đi xa, em đều nhớ mãi – đó chính là quê hương yêu dấu của em.
D. Em rất thích những vùng quê yên bình, nơi có cánh đồng rộng lớn và dòng sông hiền hòa.
Câu 17: Khi viết mở bài theo cách gián tiếp, ta thường làm gì?
A. Đi thẳng vào miêu tả phong cảnh
B. Kể một câu chuyện liên quan hoặc nêu cảm xúc trước khi giới thiệu phong cảnh
C. Miêu tả chi tiết từng đặc điểm của phong cảnh
D. Không cần giới thiệu, vào ngay phần tả cảnh
Câu 18: Mở bài nào sau đây phù hợp để tả cảnh một buổi sáng trên bãi biển?
A. Tiếng sóng vỗ rì rào hòa cùng làn gió mát dịu dàng khiến em thấy thật dễ chịu. Bình minh trên biển thật đẹp và trong lành!
B. Biển rộng lớn vô tận, nước trong xanh, cát trắng mịn màng trải dài bất tận.
C. Mỗi sáng sớm, em thường dậy thật sớm để ra biển, cảm nhận hương vị mặn mà của gió biển và ngắm mặt trời mọc từ xa.
D. Cả A và C đều đúng.
Câu 19: Khi viết mở bài tả phong cảnh, cần tránh điều gì?
A. Viết dài dòng, lan man, không đi vào nội dung chính.
B. Giới thiệu khái quát về cảnh vật định tả.
C. Dùng những từ ngữ gợi tả phong cảnh.
D. Kết hợp cảm xúc của bản thân về cảnh vật.
Câu 20: Mở bài nào phù hợp khi tả cảnh một vườn hoa?
A. Dịp nghỉ hè vừa rồi bố mẹ đưa em về quê thăm ông nội. Ở đây, em đã bị thu hút bởi khu vườn rộng rãi, thoáng mát của ông. Khu vườn đó có trồng rất nhiều loài hoa đẹp.
B. Trong vườn có rất nhiều loại hoa đẹp, nào là hoa hồng, hoa cúc, hoa mai, hoa lan,…
C. Hôm nay em đi chơi công viên và nhìn thấy rất nhiều loài hoa đang nở rộ.
D. Hoa là loài cây có nhiều màu sắc, thường được trồng để làm đẹp cho khu vườn.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều có đáp án hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều
- Giải lớp 5 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 5 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 5 Chân trời sáng tạo (các môn học)
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải Tiếng Việt lớp 5 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 và Tập 2 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 - Cánh diều
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Toán lớp 5 - Cánh diều
- Giải Vở bài tập Toán lớp 5 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh lớp 5 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Family and Friends
- Giải sgk Đạo đức lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật lớp 5 - Cánh diều